Tại sao trẻ bị ung thư máu

Theo kết quả khảo sát gần đây tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Thái Nguyên và Huế cho thấy tỉ lệ mắc mới nhiều loại ung thư ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Trong số đó, ung thư máu chiếm vị trí hàng đầu về ung thư trẻ em ở hầu khắp các vùng.

Bệnh viện là nhà

Chúng tôi đến khoa Ung bướu [Bệnh viện Nhi Trung ương] đúng lúc các bệnh nhi bị mắc chứng ung thư máu đến giờ tiêm, truyền dịch. Bé nào nhìn thấy bác sĩ, ống truyền cũng đều sợ hãi, khóc thét. Cả bác sĩ, cha mẹ phải dỗ dành, nịnh đủ kiểu rồi phải dùng cả “bạo lực” giữ chặt thì bác sĩ mới có thể tiêm được.

Bé Phạm Thu Hạnh năm nay mới 9 tuổi, quê ở Thái Nguyên đang cặm cụi ngồi vẽ, nhìn thấy cô y tá đẩy xe tiêm đi vào đã vội vàng rụt ngay tay lại. Anh Phạm Văn Vinh, bố cháu Hạnh than thở: “Cháu lúc nào cũng đòi về đi học cùng các bạn. Tôi động viên phải chịu khó truyền mới nhanh được về, cháu chịu nghe lời, nhưng mỗi khi bắt đầu truyền lại thế, lại phải động viên, dỗ dành. Khổ, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà thì làm sao mà đi học được nữa”.

Ở giường bệnh đối diện, cháu Nguyễn Kim Sơn, 13 tuổi ở Cổ Nhuế vẫn còn mặc nguyên chiếc áo đồng phục ngồi trầm ngâm. Sơn không sợ đau buốt khi truyền dịch, cậu bé chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để được đến trường cùng bè bạn.

Tăng nhanh không rõ căn nguyên

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong mấy năm gần đây, số bệnh nhi ung thư máu có chiều hướng tăng mạnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, ung thư máu chiếm 42% tỷ lệ trẻ em ung thư nhập viện hàng năm và số trẻ bị ung thư máu năm sau cao hơn năm trước với số mắc mới hàng năm là 180 bệnh nhi.

Bác sĩ Bùi Ngọc Lan – Phó trưởng Khoa Ung bướu cho biết, ung thư máu là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư mà Khoa Ung bướu điều trị. Trung bình tại đây, bệnh nhân ung thư máu chiếm khoảng 50%. Những đợt cao điểm, tỷ lệ lên tới 70%. Chỉ 25 giường bệnh nhưng lúc nào cũng có ít nhất 50 bệnh nhi điều trị. Đa phần bệnh nhi tập trung lứa tuổi từ 3-5 tuổi.

Có chữa khỏi?

Hiện thuốc điều trị ung thư được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm. Để điều trị ổn định bệnh cho một bệnh nhi, cần không dưới 20-30 triệu đồng.

Đầu tháng 8 tới, Viện Nhi Trung ương sẽ tiến hành ghép tế bào gốc cho bệnh nhi. Đây là một tin vui với bệnh nhân ung thư máu, bởi ghép tủy được coi là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân bạch cầu cấp.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, tại các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bạch cầu cấp có thể chữa khỏi từ 80 – 85%. Tại Việt Nam, dựa theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi trong 5 năm qua, kết quả điều trị đạt khoảng 60 – 62%.

Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, theo thống kê của Khoa Ung bướu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng [thiếu máu, xuất huyết…], thậm chí, có bệnh nhi tới viện khi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể.

Khi bị bệnh bạch cầu, bệnh nhân có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường nên không có đủ hồng cầu để mang oxygen tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu khiến bệnh nhi nhợt nhạt, yếu sức. Không có đủ tiểu cầu, bệnh nhi dễ bị chảy máu, bầm tím da.

“Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thường phải qua thăm khám lâm sàng và chiếu chụp. Tuy nhiên, khi đột nhiên thấy trẻ có triệu chứng sốt, rét run và những biểu hiện giống như cảm cúm khác, bị nhiễm trùng thường xuyên, kém ăn, sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to, bầm tím và dễ chảy máu, sưng và chảy máu chân răng, vã mồ hôi [đặc biệt là về đêm]… cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của ung thư máu”, BS Bùi Ngọc Lan cảnh báo.

Ung thư máu có hai thể, những bệnh nhân có số lượng bạch cầu dưới 50.000m3/lít máu, không có biểu hiện của di căn nặng thuộc thể nhẹ. Di căn là dấu hiệu của thể bệnh nặng. Nếu đáp ứng điều trị tốt sau hai tuần bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Còn bệnh khỏi hẳn hay không phụ thuộc nhiều vào quá trình điều trị tiếp theo của bệnh nhân. Càng phát hiện sớm, kết quả điều trị càng hiệu quả hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân ung thư máu cần tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để đảm bảo ung thư không tái phát.

Có thể bạn quan tâm: Ung thư máu

5 nguyên nhân gây đến bệnh ung thư máu


Bệnh ung thư máu hay còn gọi là ung thư bạch cầu xảy ra khi một số tế bào máu phát triển đột biến trong AND hoặc các thay đổi khác trong tế bào. Điều này khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn, xâm lấn tới các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương, làm giảm các tế bào máu khỏe mạnh. Khi hồng cầu bị phá hủy thì người bệnh.

Ung thư máu là gì?

Bệnh ung thư máu hay còn gọi là ung thư bạch cầu xảy ra khi một số tế bào máu phát triển đột biến trong AND hoặc các thay đổi khác trong tế bào. Điều này khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn, xâm lấn tới các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương, làm giảm các tế bào máu khỏe mạnh. Khi hồng cầu bị phá hủy thì người bệnh sẽ có dấu hiệu thiếu máu. Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời có thể tử vong trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây ung thư máu

Hiện nay chưa có một kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây nên bệnh ung thư máu. Tuy nhiên qua các cuộc nghiên cứu trực tiếp ở những người bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

Nhiễm phóng xạ

Việc nhiễm một lượng lớn các chất phóng xạ trong một khoảng thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư máu. Những công nhân làm việc trong những nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử rất dễ bị nhiễm các chất phóng xạ nếu họ không được bảo hộ đạt tiêu chuẩn an toàn lao động.

Thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá được coi là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư máu.

Nhiễm hóa chất

Các loại hóa chất, đặc biệt là benzene đều có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh ung thư máu nếu như bạn phải thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Bệnh nhân từng điều trị ung thư

 Nhiều trường hợp bệnh  nhân sau khi điều trị thành công một căn bệnh ung thư nào đó sau một thời gian họ lại mắc bệnh ung thư máu. Nguyên nhân là do những hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư có khả năng gây ra bệnh máu trắng. Tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh sau hóa trị, xạ trị ung thư có tỉ lệ rất ít.

Dị tật bẩm sinh

Nhiều chương trình nghiên cứu cũng chỉ ra trẻ em bị bệnh down bẩm sinh, hoặc trong gia đình có người từng mắc bệnh ung thư máu cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những trẻ em khác.

Việc tìm ra các nguyên nhân gây bệnh ung thư máu sẽ giúp các bác sỹ nhanh chóng tìm ra được phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả hơn.



 

Phòng tránh ung thư máu bằng cách nào?

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất trên thế giới. Ước tính mỗi năm Việt Nam có 150.000 ca mắc mới, khoảng 70.000 người tử vong. Ung thư máu cũng là một trong những bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Dưới đây là một số cách phòng tránh ung thư máu, bạn đọc có thể tham khảo:

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, benzen, vv…Tiếp xúc với hóa chất độc hại là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho việc phát triển bệnh ung thư máu. Do vậy, để phòng bệnh chúng ta nên tránh tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm bao gồm: thuốc trừ sâu, benzen, thuốc diệt cỏ,vv… Nếu bạn phải tiếp xúc với các hóa chất, cố gắng để giảm thiểu thời gian tiếp xúc và luôn đeo găng tay, khẩu trang để tránh tiếp xúc.

Tránh tiếp xúc với bức xạ

Từng tiếp xúc với bức xạ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Tiếp xúc với nồng độ cao của bức xạ cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư máu. Những người thường phải tiếp xúc với bức xạ là người làm trong môi trường nhà máy điện hạt nhân hoặc ánh nắng mặt trời dưới nhiệt độ cao, người bệnh cần điều trị với xạ trị, vv…

Chế độ ăn uống phòng tránh ung thư máu

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tránh được sự phát triển của bệnh ung thư, bao gồm ung thư máu. Chế độ ăn uống được khuyến khích là giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
 


Sử dụng thực phẩm sạch là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư máu và các loại ung thư khác 

Tập thể dục thường xuyên

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ [ACS], tập thể dục đều đặn đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư. ACS khuyến cáo nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất năm ngày mỗi tuần. Tập thể dục có nhiều hình thức, bao gồm cả đi bộ nhanh, chạy bộ, tập thể lực hoặc bơi lội.

Việc phòng ngừa ung thư máu không khó, chỉ cần bạn quan tâm đến sức khỏe của mình và người thân trong gia đình thì bất kể ung thư máu hay loại ung thư khác cũng không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của bạn.
                                                                                                                                                                                                                             [ Theo Hiệp hội sức khỏe Hoa Kỳ]

Video liên quan

Chủ Đề