Tại sao trẻ không bú bình

Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”.

Khi nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Khi lớn, đây lại là nguồn thực phẩm bổ sung dồi dào các chất dinh dưỡng. Trẻ không uống sữa sẽ ..”thiệt đủ đường”. Nhiều trẻ lại chỉ thích sữa mẹ, đến khi người mẹ cai sữa, con cũng bỏ luôn ăn sữa, không chịu ti bình khiến nhiều bà mẹ vô cùng “đau đầu”.

Các bà mẹ có con không chịu ti bình nhưng lại sắp đến giai đoạn phải đi làm có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau:

1. Dành trọn vẹn một ngày chỉ cho con ăn bằng bình sữa, không nhồi nhét hay chiều mà cho con bú mẹ, ít nhất là 2-3 tiếng trước giờ ăn. Sau đó, khi con đã đói và thèm ăn, mẹ mới cho bé ăn sữa. Tuy là lúc đầu bé sẽ không chịu, nhưng đói quá thì bé cũng phải bú. Có thể, mẹ sẽ phải hút sữa để tránh căng tức ngực khi sữa về mà con chưa đói ăn.

2. Có thể để bà hoặc người quen trong nhà cho con ăn sữa bình khi đói bởi nếu mẹ bế, bé có thể nhận ra hơi mẹ mà đòi ti, không chịu ngậm bình.

3. Hãy thử các loại bình và núm vú khác nhau. Núm vú mềm, gần giống với ti mẹ luôn được ưa thích.

4. Khi con phải cai sữa mẹ và chuyển sang sữa công thức, nên chọn sữa có hương vị giống sữa mẹ nhất. Sữa mẹ được trẻ tiếp nhận từ ban đầu và sẽ ghi nhớ hương vị này.

5. Sử dụng một cây kim vô trùng chọc một lỗ lớn trên đầu núm ti bình sữa để đảm bảo lượng sữa chảy lớn hơn khi ti mẹ. Khi con khóc, cho bé ngậm bình sữa này sẽ rất hiệu quả bởi vì nó có thể làm cho bé cảm thấy sữa có thể chảy ra rất trơn tru.

Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”. [ảnh minh hoạ]

6. Chai sữa nên làm ấm. Nhiều em bé bú sữa mẹ thích sữa nóng hơn so với nhiệt độ bình thường. Tất nhiên, không phải là làm nóng đến mức khiến con bỏng.

7. Nhiều mẹ khi tập cho con bú bình cứ hay cho sữa bột vào tập luôn như vậy sẽ rất khó tập. Vì trong cùng một lúc con phải đối phó với cả 2 sự thay đổi đột ngột đó là ti mẹ và sữa mẹ. Chỉ nên thay đổi từng cái một thôi. Bé ngửi mùi sữa mẹ trong bình sữa cũng sẽ dễ chấp nhận hơn và kích thích bé chịu mút thử hơn.

8. Sử dụng môi trường xung quanh như các đồ chơi âm thanh hoặc tivi, nhạc cụ để đánh lạc hướng sự chú ý của bé. Trước khi nhận ra núm bình sữa đang ở trong miệng của mình, bé đã bắt đầu để hút một cách vô thức.

9. Một số bé chịu bú bình nếu được ở trong môi trường quen thuộc khi bú mẹ. Tức là trái ngược với gợi ý trên, một số bé chỉ chịu mút bình khi nằm trong vòng tay thân thuộc của mẹ. Có những bé chịu bú bình khi được bế thẳng lên một chút, nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút.

10. 2 tuần “huấn luyện” bé bú bình trước khi mẹ đi làm là đủ để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Tuy nhiên, nên vắt sữa mẹ bỏ vào bình sữa để bé vừa học bú bình, vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.

[Theo Khám phá]

“Bé không chịu bú bình phải làm sao?” là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ chuẩn bị đi làm, bắt đầu đi làm. Có bé dễ dàng thích nghi với việc chuyển từ bú sữa mẹ sang bú bình, nhưng có nhiều bé nhất quyết không chịu ti bình khiến các mẹ lo lắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nhi khoa, để luyện cho bé bú bình hiệu quả, các mẹ cần biết được nguyên nhân vì sao và kiên trì luyện tập cùng bé.

Trước hết, các mẹ hãy cùng Soc đi tìm hiểu vì sao nhiều em bé lại không chịu ti bình nhé!

- Bé thích ti mẹ hơn. Nhiều bé không thích bú bình vì bé nhận thấy núm vú của bình cứng trong khi “ti mẹ” thì mềm mại, dễ chịu hơn.

- Thay đổi người cho ăn. Trước kia, mẹ có thể là người cho bé bú bình nhưng sau khi mẹ phải quay lại với công việc, một người mới sẽ đảm nhiệm việc này. Bé chưa quen với thay đổi này nên có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.

- Do thay đổi thói quen đột ngột. Bé dưới 6 tháng tuổi, vừa được bú mẹ vừa được bú bình. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, mẹ quyết định cho bé bú mẹ hoàn toàn [tạm thời ngưng cho bé bú bình] thì sau một vài tháng, bé có thể từ chối quay lại việc bú bình.

- Vì bé quen “hơi sữa mẹ”. Nếu mẹ cho bé bú bình, bé sẽ rúc vào ngực mẹ “đòi ti” và nhất quyết không chịu bú bình.

- Đôi khi, bé từ chối bú bình là do mùi vị sữa khiến bé không thích.

- Do bé mọc răng. Đến giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng “chống đối” với việc bú bình. Lúc này, bé thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.

>>> Tham khảo: Top 4 loại sữa Nhật tốt cho trẻ sơ sinh

Biện pháp khắc phục hiệu quả khi trẻ không chịu bú bình

- Với những bé không chịu bú bình [mà thích nhai núm vú của bình sữa] do những khó chịu trong thời kỳ mọc răng, mẹ có thể đưa cho bé một cái ngậm nướu trước khi cho bé bú bình. Điều này làm giảm những kích thích do răng miệng gây ra nên bé sẽ ít thích “nhai” núm vú cao su của bình sữa. Mẹ có thể cho bé làm quen với núm vú của bình sữa bằng cách vắt sữa mẹ vào trong bình và cho bé bú. Khi bé đã quen rồi, mẹ mới nên pha sữa ngoài vào bình và cho bé bú.

- Mẹ có thể đổi núm vú [chọn loại mềm] của bình sữa cho bé. Nhiều bé thích ngậm núm vú của bình sữa một lúc trước khi chịu mút sữa. Lúc đầu, có thể bé chỉ chịu bú một lượng sữa nhỏ trong bình. Mẹ cũng không nên quá lo lắng vì điều này. Nếu kiên trì, bé sẽ bú được một lượng sữa bình nhiều hơn trong thời gian tới.

- Mẹ có thể dùng thìa [loại dành cho bé] để đút sữa cho bé nếu bé không chịu bú bình. Nhiều người mẹ chia sẻ kinh nghiệm rằng, dùng thìa bón sữa cho bé cũng tiện lợi và không mất nhiều thời gian hơn việc cho bé bú bằng bình. Tuy nhiên, so với việc bú bình thì việc dùng thìa bón sữa cho bé khá vất vả. Nhiều bé thích dùng tay, chân hất đổ thìa sữa. Một số bé khác thích mím chặt miệng, quấy khóc và không chịu cho mẹ bón sữa bằng thìa.

- Mẹ có thể nhờ người thân trong gia đình cho bé bú bình. Nhiều bé phát hiện ra việc “ti mẹ” dễ chịu hơn nên nhất quyết không chịu “măm măm” khi mẹ cho bú bình.

- Nếu bé đã đến tuổi cầm cốc, mẹ nên để sữa trong cốc và cho bé uống.

Hướng dẫn luyện tập cho bé bú bình

Hầu hết các mẹ phải quay trở lại với công việc khi hết thời gian ở cữ. Bắt đầu từ thời điểm này, người mẹ có thể chọn cách vắt và bảo quản sữa mẹ; sau đó, người ở nhà sẽ cho sữa mẹ vào bình để bé bú. Với những bé trên 6 tháng tuổi thì có thể dùng sữa công thức để cho bé uống bổ sung. Dưới đây những hướng dẫn giúp mẹ cho bé bú bình một cách nhanh chóng & hiệu quả:

+ Không luyện cho bé bú bình quá sớm

Mẹ không nên tập cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi, cho dù mẹ có chọn cách vắt sữa mẹ và cho vào bình sữa của con. Nếu được làm quen với bình sữa quá sớm, bé có thể sẽ quen với bú bình mà từ chối ti mẹ, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ kết thúc sớm.

Nên tập cho bé bú bình trước khi mẹ đi làm 2 tuần.

+ Tập bú bình cho bé khoảng 2 tuần trước khi mẹ đi làm

2 tuần “huấn luyện” bé bú bình là đủ để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Tuy nhiên, nên vắt sữa mẹ vào bình sữa để bé vừa học bú bình, vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.

+ Nên nhờ người khác cho bé bú bình

Do đã quen “hơi” mẹ và được bú mẹ nên nhiều bé quyết không bú bình sữa mẹ đang cầm trên tay. Có bé thấy mẹ ở gần hay mẹ ở trong phòng thì cũng phản đối bú bình, khóc đòi ti mẹ. Do đó, nên để ông bà hoặc bố của bé cho bé tập bú bình [khi không có mẹ ở đó].

+ Kiên nhẫn khi tập cho bé bú bình

Mẹ cần kiên nhẫn vì bé có thể “chống đối” quyết liệt vì ghét núm vú bình sữa. Nếu kiên trì và tập cho bé dần dần thì sẽ thành công. Hoặc có người chọn cách “đổ thìa” cho con vì bé không chịu ti bình.

+ Thay đổi vị trí cho bé bú

Một số bé chịu bú bình nếu được ở trong môi trường quen thuộc khi bú mẹ. Tức là trái ngược với gợi ý trên, một số bé chỉ chịu mút bình khi nằm trong vòng tay thân thuộc của mẹ. Có những bé chịu bú bình khi được bế thẳng lên một chút, nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút.

+ Đừng để bé thật đói mới cho bú bình

Bé sẽ chịu ăn hơn khi cảm thấy thoải mái và không bị cơn đói “dày vò”.

+ Chọn núm vú bình tương tự ti mẹ

Nên chọn núm vú bình sữa càng giống đầu ti và quầng vú mẹ thì càng tốt. Sử dụng núm vú cao su có độ rộng, tránh núm vú quá ngắn hay hẹp khiến bé khó mút. Tốc độ chảy sữa của núm vú nên là 1-2 giọt/giây sẽ phù hợp với bé hơn cả. Để kiểm tra dòng chảy của sữa, mẹ nên dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Dòng chảy quá nhanh khiến bé sợ, trong khi đó, dòng chảy chậm khiến bé bực bội vì phải chờ lâu.

Nếu bé không hài lòng với núm vú này, mẹ nên đổi sang loại khác. Làm ấm núm vú trong bát nước ấm trước khi cho bé bú hoặc làm mát núm vú nếu bé đang mọc răng.

+ Đưa núm vú vào miệng bé đúng cách

Thay vì “nhét” núm vú bình sữa vào miệng con, mẹ chỉ nên chạm núm vú vào môi bé và đợi bé mở rộng miệng “đón” núm vú bình như cách bé bú mẹ, với miệng bé mở to chắc chắn là miệng bé ôm núm vú với độ rộng, không phải chỉ “nhay” mỗi đầu núm vú.

+ Tránh cho bé bú nằm

Lực hút sữa từ bình sữa khi bé bú nằm khiến sữa dễ bị xâm nhập vào vòi tai, gây nhiễm trùng tai [đặc biệt nếu dùng sữa công thức].

>> Tham khảo các sản phẩm bình sữa cho bé

Chắc chắn là mẹ sẽ không thể cho bé bú mẹ 100% được, đặc biệt là những mẹ nghỉ theo chế độ thai sản thì việc tập cho bé bú bình là rất quan trọng. Vậy làm thế nào khi bé không chịu bú bình? Nắm rõ được nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú bình sữa giúp mẹ giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bé không chịu bú bình là gì?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình sữa xong blog xin gói gọn chúng lại trong 2 nhóm lớn là:

1. Nguyên nhân là do bình sữa, núm vú và do loại sữa

– Do núm vú bình sữa: Núm vú bình sữa có lỗ nhỏ không đáp ứng kịp nhu cầu sữa của bé. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và dần chán nản. Khi đó, mẹ cần thay cho bé một núm vú khác có lỗ lớn hơn. Tuy nhiên, khi chọn núm vú mẹ nên chú ý tới việc chọn núm vú theo đúng độ tuổi của bé mẹ nhé.

– Do mùi vị sữa: Vì bé đã quá quen với mùi vị của sữa mẹ, hay một loại sữa công thức cũ của bé nên chưa quen với việc sử dụng sữa công thức hay sữa mới. Hay cũng có thể là do mẹ ăn phải một loại thực phẩm nào đó khiến mùi vị của sữa có chút thay đổi. Ngoài ra, việc pha sữa trong bình sữa chưa được vệ sinh, tiệt trùng đúng cách khiến cặn sữa lưu lại trên thành bình sữa cũng khiến mùi vị của sữa thay đổi.

>>> Xem Ngay: Hướng dẫn cách vệ sinh bình sữa trẻ em đúng cách

– Do loại bình sữa: Không phải tất cả các bé đều phù hợp với loại bình sữa A. Bởi vậy khi thấy bé không chịu bú bình thì nguyên nhân cũng có thể là do loại bình sữa đó không phù hợp với bé. Tốt nhất mẹ nên chọn loại bình sữa gần nhất với ti mẹ để bé có thể dễ dàng làm quen.

Bình sữa tốt cho bé

2. Nguyên nhân là ở bé

Nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình có thể là do:

– Do bé đã quen với “hơi sữa của mẹ”. Bởi vậy, khi cho bé bú bình, bé sẽ nhất quyết không chịu bú mà cứ rúc đầu vào ngực mẹ đòi ti hoài.

– Do bé đang bị ốm, bé đang mọc răng và cảm thấy khó chịu. Với các bé đang mọc răngrăng, bé sẽ có thói quen cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa và nhất quyết không chịu bú sữa.

– Do bé bị phân tâm bởi một vật, một việc hay hành động nào đó: như đồ chơi ở xung quanh….

– Do bé đã no bụng. Với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm, bé ăn no chắc chắn sẽ không có nhu cầu bú bình nữa.

– Do bé thích thú với những loại thực phẩm mới là trong thực đơn ăn dặm của bé 5 tháng tuổi. Bé không còn cảm thấy hứng thú với sữa nữa.

3. Nguyên nhân khách quan khác

Ngoài 2 nguyên nhân lớn trên thì vẫn còn một vài nguyên nhân khác khiến bé không chịu bú bình như:

– Do việc chuyển bé từ bú mẹ sang bú bình, bé sẽ phải làm quen với 2 thứ mới. Thứ nhất là núm vú khác, thứ 2 là dòng sữa khác. Với các loại núm vú không giống với ti mẹ, núm vú bình sữa bị cứng [ti mẹ thì mềm mại] thì chắc chắn bé sẽ từ chối bú bình.

– Do thay đổi thói quen một cách đột ngột: Không nói gì trẻ nhỏ, người lớn chúng ta thôi khi thay đổi một thói quen nào đó cũng sẽ là rất khó khăn và nó cần một thời gian và cần diễn ra một cách từ từ. Do đó, việc thay đổi thói quen từ bú mẹ sang bú bình một cách đột ngột sẽ khiến bé không kịp thích nghi. Bé không chịu bú bình là điều hiển nhiên.

– Do thay đổi người cho bé ăn: Nếu như trước đây mẹ là người cho bé ăn, cho bé bú bình. Tuy nhiên thì thời điểm này, vì lý do nào đó mẹ không thể tiếp tục cho bé ăn được nữa, mẹ nhờ bà ngoại, bà nội…giúp đỡ. Bé chưa quen với việc thay đổi này cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình.

Vậy từ những nguyên nhân được liệt kê ở trên thì làm thế nào để giải quyết được tình trạng bé không chịu bú bình?

4 tuyệt chiêu hay cho mẹ khi bé không chịu bú bình

Để giải quyết tình trạng bé không chịu bú bình, mẹ có thể tham khảo 4 tuyệt chiêu hay cho mẹ khi bé không chịu bú bình dưới đây.

1. Chọn loại bình sữa phù hợp với bé

Không phải tất cả các bé đều phù hợp với 1 loại bình sữa nào đó. Bởi vậy, khi lựa chọn loại bình sữa cho bé, hãy lựa chọn loại bình sữa tốt, phù hợp [tiêu chí hàng đầu] tiếp sau mới là chọn một loại bình sữa tốt.

Sẽ có những bé thích loại bình sữa gần nhất với ti mẹ với thiết kế núm vú mềm mại như ti mẹ nhưng cũng có những bé lại thích sử dụng núm vú cứng hơn. Do đó, khi sử dụng bình sữa cho bé, có thể mẹ sẽ phải thay đổi nhiều loại bình sữa khác nhau đó. Tốt nhất, hãy thử loại bình sữa gần nhất với ti mẹ trước.

Không nên đột ngột nhét núm vú bình sữa vào miệng bé, điều này có thể khiến bé sợ hãi bởi chúng còn quá mới lạ. Hãy để bé tập làm quen với bình sữa trước bằng cách để bé ngửi núm vú để bé cảm nhận được vị sữa giống với sữa mẹ. Để bình sữa sát miệng bé rồi nhi bình sữa nhẹ nhàng trên môi bé để bé tự há miệng và ngậm núm vú bình sữa và mút.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu sâu hơn về các tư thế cho bé bú bình đúng cách để bé vừa được thoải mái mà lại đảm bảo an toàn cho bé khi bú bình.

2. Chọn loại sữa công thức giống với sữa mẹ

Nếu mẹ không thể vắt sữa, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sau đó làm ấm sữa và cho bé bú bình thì mẹ sẽ cần chọn cho bé một loại sữa công thức có mùi vị và hàm lượng dinh dưỡng gần nhất với sữa mẹ, tiêu biểu là những sản phẩm sữa công thức Nhật Bản.

Sữa công thức gần nhất với sữa mẹ

3. Cho bé ăn khi bé đói

Đây là một cách khá hay khi tập cho bé bú bình khá hiệu quả. Mẹ không phải sơ bé đói mà cho bé bú bất cứ lúc nào. Thông thường trẻ nhỏ sẽ đòi bú khi chúng cảm thấy đói. Bởi vậy, hãy đọc đúng tín hiệu khi bé đói và chỉ nên cho bé bú bình khi bé đói. Khi đó bé sẽ dễ dàng chấp nhận cái mới để thoả mãn nhu cầu bản thân trước.

Để làm được điều này, mẹ cần có một lịch trình sinh hoạt cho bé, cho bé bú theo cữ. Hãy linh hoạt trong việc xây dựng lịch trình sinh hoạt của bé sao cho phù hợp với độ tuổi của bé nhé.

4. Hãy nhờ người khác cho bé bú bình

Mẹ hãy chuẩn bị sẵn sữa và nhờ ông bà, người thân cho bé bú thay mẹ. Lúc đầu có thể bé sẽ không chịu bú bình, xong nếu đói, bé sẽ dễ dàng chấp nhận việc bú bình. Sau một vài lần, bé sẽ dần quen với việc bú bình khi không có mẹ bên cạnh.

Đó mới chỉ là 4 tuyệt chiêu hay áp dụng cho bé không chịu bú bình trong số 18 tuyệt chiêu tập cho bé bú bình hiệu quả mà blogchamcon đã từng chia sẻ tới các mẹ. Hãy cùng tham khảo nhé.

Chúc mẹ thành công!

>> THAM KHẢO

Chủ Đề