Tại sao trẻ sơ sinh lại thở mạnh

Trẻ sơ sinh thở nhanh thường là một dấu hiệu cảnh báo nếu xuất hiện nếu kèm các biểu hiện sốt, khó thở, tím tái [gợi ý viêm phổi], cần phân biệt với cơn thở nhanh thoáng qua [transient tachypnea in neonate/newborn – TTN] thường tự giới hạn và là bất thường sinh lý lành tính ở trẻ mới sinh. Trong trường hợp nghi ngờ trẻ có viêm phổi [kết hợp với các triệu chứng khác cần phải điều trị ngay lập tức vì đây là một bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Thế nào là thở nhanh ở trẻ sơ sinh?

Thở nhanh ở trẻ sơ sinh là khi nhịp thở của bé lớn hơn 60 lần/ phút. Khi đếm nhịp thở cho bé, phải đếm đúng trong vòng 1 phút, đếm ít nhất 2 lần và thực hiện thao tác đếm khi bé không quấy khóc, đang bú và nếu bé sốt phải hiệu chỉnh nhịp thở của bé. Vì khi sốt với mỗi 1 độ C nhiệt độ tăng lên sẽ làm nhịp tim tăng từ 5-7 lần.

Cơn thở nhanh thoáng qua [transient tachypnea in newborn] ở trẻ sơ sinh: là một tình trạng lành tính, tự giới hạn, có thể xuất hiện ở bất kỳ ngày tuổi nào sau khi sinh. Nguyên nhân là do quá trình thanh thải dịch phổi của thai nhi sau khi sinh bị chậm lại dẫn đến quá trình trao đổi khí kém hiệu quả, gây suy hô hấp và nhịp thở tăng nhanh.

Đây là một dấu hiệu khó chẩn đoán và quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp. Dấu hiệu này nhấn mạnh vai trò của các thành viên của đội ngũ y tế trong việc hợp tác chăm sóc phối hợp tốt và nâng cao kết quả cho các bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Thở nhanh là một cơ chế bù trừ cho sự giảm oxy máu hoặc nhiễm toan [cả chuyển hóa và hô hấp]. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến nhưng không đặc hiệu trong nhiều loại bệnh hô hấp, tim mạch, chuyển hóa hoặc hệ thống.

Bệnh phổi có thể kích thích gây thở nhanh, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Đặc tính đàn hồi tự nhiên của phổi là xẹp xuống. Thành ngực của trẻ sơ sinh, được cấu tạo chủ yếu bằng sụn, mềm dẻo hơn, khiến phổi trẻ sơ sinh dễ bị xẹp phổi và giảm FRC [dung tích cặn chức năng]. Do đó nếu độ giãn nở của phổi kém đi, thì cơ thể sẽ bù trừ bằng cách tăng nhịp thở

Trẻ sơ sinh thở nhanh có thể là dấu hiệu nguy hiểm

Những dấu hiệu gợi ý thở nhanh ở trẻ sơ sinh

Một trong những tình huồng hay gặp trong tường hợp bé có thở nhanh đó là mẹ quan sát thấy bé phập phồng lồng ngực nhanh hơn bình thường, hoặc bụng phập phồng nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhịp thở của bé tăng trên ngưỡng không quá cao thì khó để mẹ nhận ra rằng bé đang có thở nhanh.

Dấu hiệu gợi ý chính xác nhất chỉ có thể là đếm nhịp thở của bé. Vậy khi nào mẹ cần đếm nhịp thở cho bé? Đó là khi nghi ngờ bé có thở nhanh kèm các dấu hiệu sau:

  • Sốt kèm lạnh run, mệt mỏi, là dấu hiệu gợi ý có tình trạng nhiễm trùng, trong trường hợp này có thể là viêm phổi/ viêm tiểu phế quản.
  • Co lõm lồng ngực: là triệu chứng đặc hiệu nhất của bệnh lý viêm phổi ở trẻ. Mẹ sẽ quan sát thấy khi trẻ hít vào phần dưới của lồng ngực lõm vào. Dấu hiệu này nên được thăm khám bởi bác sĩ do dễ nhầm lẫn với co kéo cơ liên sườn, do đó mẹ cần đưa bé đi khám ngay trong trường hợp nghi ngờ.
  • Thở phập phồng cánh mũi: cánh mũi bé phập phồng nhiều hơn theo nhịp thở của bé.
  • Bỏ hú hay bú kém: đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo, nghi ngờ khi bé bú ít hơn bình thường, chưa được 1/2 lượng sữa hằng ngày.
  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Khò khè: do luồng không khí đi qua đoạn đường nhỏ, hẹp gây ra âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở.
  • Thở kết hợp bằng miệng, thở rên
  • Bé so kèm chảy mũi, có đàm.
Những dấu hiệu gợi ý thở nhanh ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây thở nhanh ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây thở nhanh, do đó việc chẩn đoán nguyên nhân gây thở nhanh ở trẻ cần kết hợp với các triệu chứng kèm theo để phân nhóm nguyên nhân.

Trẻ thở nhanh kèm thở mạnh, thở khó, dấu hiệu suy nhược, tím tái, có dấu hiệu suy hô hấp cũng như nhiễm trùng, nhịp thở tăng dần thì gợi ý nhiều đến các bệnh lý viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

Trong trường hợp khi bé thở nhanh mẹ cũng cần kiểm tra xem đường thở của bé có bị tắc không như kiểm tra mũi của bé có phủ đầy gỉ hay dịch tiết, nước mũi không do trẻ sơ sinh chức năng hô hấp còn kém. Đặc biệt là khi bé vẫn còn ăn uống được, không quấy khóc hay có dấu hiệu suy yếu, tím tái thì ít nghĩ đến do nguyên nhân bệnh lý. Trong trường hợp này mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm sạch mũi cho bé.

Kiểm tra nhịp thở của bé để phát hiện tình trạng thở nhanh

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 hoành hành với số ca nhiễm khổng lồ cũng như số người tử vong ngày một nhiều, việc chẩn đoán viêm phổi của bé càng trở nên cấp thiết.

Ban đêm bé có thể thở nhanh, mạnh kèm theo tiếng khò khè, thường là do cấu trúc sinh lý cánh mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ và trẻ chưa phát triển khả năng điều khiển nhịp thở chủ động.

Trẻ sơ sinh thở nhanh có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, thở nhanh ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó nhóm nguyên nhân bệnh lý như viêm phổi, viêm tiểu phế quản là thật sự nguy hiểm cho bé. Vì trẻ sơ sinh sức đề kháng rất yếu, yếu tố bảo vệ không nhiều do đó một bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể lấy đi tính mạng của bé nếu không được chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

Đặc biệt khi bé thở nhanh nhưng các triệu chứng đi kèm không rõ ràng, khó chẩn đoán trên lâm sàng cũng ảnh hưởng đến điều trị cho bé. Do đó khi trẻ xuất hiện các triệu chứng thở nhanh kèm các dấu hiệu kèm theo được liệt kê ở trên, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Tránh giữ bé ở nhà và chỉ mua thuốc về cho bé uống. Vì nếu chậm trễ sẽ đưa bé vào cơn suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Trẻ sơ sinh thở nhanh có nguy hiểm không?

Bên cạnh đó việc đếm nhịp thở cho bé tại nhà cũng cần phải được thao tác cẩn thận, chính xác để xác định đúng nhịp thở của bé.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tác giả bài viết: Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam.

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Anh Tuấn 

Nhịp thở của trẻ sơ sinh khác biệt nhiều so với người lớn. Nếu người lớn thở từ 12 đến 20 lần/phút thì nhịp thở của trẻ sơ sinh lại nằm ở mức cao hơn từ 40 đến 50 lần/phút và không quá 60 lần/phút. Và đặc biệt, nhịp thở trẻ sơ sinh thường không đều, lúc nhanh lúc chậm, nhất là trẻ sinh non.

Thật vậy, trẻ có thể thở thành chu kỳ: Giữa các giai đoạn thở bình thường, trẻ có giai đoạn ngưng thở ngắn và không kèm tím tái [khoảng 5 giây], theo sau đó là giai đoạn thở nhanh hơn [50-60 lần/phút] trong khoảng 10-15 giây.

Trong trường hợp bé sơ sinh thở mạnh thường xuyên nhất là nếu kèm theo đi kèm những triệu chứng sốt, thở khò khè có thể là dấu hiệu cho thấy bé có thể có vấn đề quan trọng về hệ hô hấp, lúc này mẹ cần lưu ý đặc biệt.

Làm thế nào để biết được trẻ sơ sinh thở mạnh hay yếu?

Mẹ có thể theo dõi nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc ôm con vào lòng, sau đó nhẹ nhàng vén áo bé lên khỏi phần ngực và chủ động đếm nhịp thở thông qua cử động ngực hay bụng của trẻ. Cần quan sát nhịp thở của trẻ khi trẻ nằm yên, không khóc và tốt nhất là không bú. Mỗi lần hít thở của con được tính là 1 nhịp, mẹ từ từ đếm trong vòng 1 phút và có thể đếm lại từ 2 đến 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.

Trong quá trình đếm, mẹ nên đếm đủ tất cả nhịp thở của bé trong vòng 1 phút và tránh trường hợp đếm được một nửa chặng đường rồi dừng lại và nhân lên. Hành động này sẽ cho ra kết quả thiếu chính xác vì nhịp thở của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng lặp lại đều đặn.

Như đã nói ở trên, nhịp thở của một em bé hoàn toàn khỏe mạnh là khoảng từ 40 đến 50 lần/phút trong giai đoạn 1 tháng tuổi và từ 35 đến 40 phút/lần với bé dưới 12 tháng tuổi.

Khi ngủ ban đêm, nhiều lúc em bé sẽ thở mạnh, nhanh hay phát ra tiếng như thở “khò khè”. Ảnh minh họa

Khi ngủ ban đêm, nhiều lúc em bé sẽ thở mạnh, nhanh hay phát ra tiếng như thở “khò khè”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu trúc mũi của những bé mới sinh thường rất nhỏ và mũi dường như là đường hô hấp duy nhất nên bé yêu sẽ chưa thể chủ động điều chỉnh nhịp thở. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp nghẹt mũi và cũng làm ảnh hưởng đến các bộ phân khác của hệ hô hấp.

Tuy nhiên, nếu em bé vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, lên cân đều đặn và không có dấu hiệu quấy khóc hay khó chịu, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh là dấu hiệu không đáng lo ngại. Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi làm sạch mũi cho trẻ, thường sau vài lần trẻ sẽ thở êm hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh.

- Nếu trẻ thở mạnh có những dấu hiệu suy yếu dần về sức khỏe, nhịp thở ngày càng không ổn định và làn da tím tái dần, trẻ có thể nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

- Nguyên nhân khiến trẻ có những biểu hiện thở bất thường là do hệ thống hô hấp của trẻ chưa ổn định, trẻ thường thở bằng mũi nhưng giai đoạn này trẻ lại hay bị nghẹt mũi, tắc mũi do nước mũi tồn đọng bên trong.

- Bên cạnh đó các nguyên nhân hệ miễn dịch kém, chưa thể tự điều khiển được hơi thở của bản thân… cũng khiến trẻ dễ dàng bị cảm cúm và hô hấp khó khăn hơn.

Mẹ có thể theo dõi nhịp thở khi trẻ nằm yên. Ảnh minh họa

Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh thở mạnh

Nếu trẻ sơ sinh đôi khi thở mạnh không thường xuyên, nhưng vẫn tăng căn đều, ăn uống bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh thường xuyên nhất là khi kèm theo những dấu hiệu như dưới đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

- Bỏ bú hay bú kém [khi trẻ chỉ bú được chưa đến ½ lượng sữa mà trẻ vẫn thường bú].

- Ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy được.

- Sốt: phải cho trẻ đi khám ngay vì đây có thể là 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

- Thở khò khè: Nếu trẻ sơ sinh mắc phải triệu chứng này có thể bé đang mắc phải bệnh viêm tiểu phế quản. Do viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường nặng, trẻ dễ bị thiếu oxy do tắc nghẽn đường thở, nên thường cần phải nhập viện theo dõi.

Những kiến thức cơ bản về trẻ sơ sinh thở mạnh trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu được nguyên do dẫn đến con yêu thở bất thường. Từ đó có hướng xử trí và phòng ngừa tránh được các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam. [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề