Mua lợn ỉ giống ở đâu

Mặc dù các giống lợn bản địa này rất được thị trường ưa chuộng, có giá bán cao hơn so với lợn trắng, lợn siêu nạc nhưng do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên kém phát triển, cho năng suất thấp, chủ yếu nuôi ở quy mô nông hộ...

Từ thực trạng này, vừa qua Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp tại Mèo Vạc [Hà Giang] với chủ đề: "Phát triển chăn nuôi lợn bản địa các tỉnh miền núi phía Bắc".

Theo đó, các tỉnh miền núi phía Bắc có số lượng các giống lợn bản địa phong phú với 9 nhóm giống đang được thực hiện bảo tồn là: Lợn Táp Ná, lợn Hạ Lang và lợn Hương được nuôi ở tỉnh Cao Bằng; lợn Lũng Pù và lợn Hung được nuôi ở tỉnh Hà Giang; lợn Mường Tè ở tỉnh Lai Châu; lợn Mường Khương ở tỉnh Lào Cai; lợn Lửng ở tỉnh Phú Thọ; lợn Mán ở tỉnh Hòa Bình.

Nhiều mô hình hiệu quả

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 2018 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang và các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái đã triển khai Dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao". 

Mô hình nuôi lợn thịt bản địa do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai triển khai. Ảnh: Thúy Phượng

Dự án có quy mô 54 con lợn đực, 486 con lợn cái. Đến nay, đàn lợn cái hậu bị và lợn đực giống do dự án cung cấp đang sinh sản và phát triển tốt. Các hộ chăn nuôi đã xuất chuồng được 2.736 con lợn thịt, trong đó tại Hà Giang 1.230 con, Tuyên Quang 824 con, Lào Cai 682 con…

Dự án được đánh giá là chương trình khuyến nông phù hợp với định hướng ưu tiên của Bộ NNPTNT về phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và bảo tồn nguồn gen quý hiếm từ vật nuôi bản địa.

Tại Hà Giang, trong quá trình tham gia dự án, người dân được cấp giống tốt, thức ăn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh. Giống lợn được lựa chọn đưa vào mô hình là lợn đen Lũng Pù, đây cũng là giống lợn chiếm tỷ lệ cao nhất và chất lượng tốt nhất so với các giống lợn khác của Hà Giang. Chúng có đặc điểm lông dày và ngắn, da thô, tai nhỏ. 

"Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ phối hợp với Cục Chăn nuôi đánh giá các mô hình chăn nuôi lợn bản địa để đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển chăn nuôi lợn bản địa vùng cao; tiếp tục ưu tiên các chương trình khuyến nông về lợn bản địa; xây dựng tài liệu kỹ thuật về chăn nuôi lợn bản địa bằng tiếng dân tộc để bà con vùng cao dễ sử dụng…".

Bà Hạ Thúy Hạnh

Do được thuần hóa lâu đời, nên chúng dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, dễ nuôi, có sức đề kháng cao. Sau 10 - 12 tháng nuôi, lợn đen Lũng Pù có thể đạt từ 80 - 90kg/con. Với giá bán lợn hơi liên tục ở mức cao từ năm 2019 đến nay, các hộ tham gia mô hình đều thu được lợi nhuận khá.

Phát biểu tại diễn đàn, TS Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, các tỉnh miền núi phía Bắc có số lượng các giống lợn bản địa phong phú với 9 nhóm giống được bảo tồn là: Lợn Táp Ná, lợn Hạ Lang và lợn Hương được nuôi ở tỉnh Cao Bằng; lợn Lũng Pù và lợn Hung được nuôi ở tỉnh Hà Giang; lợn Mường Tè ở tỉnh Lai Châu; lợn Mường Khương ở tỉnh Lào Cai; lợn Lửng ở tỉnh Phú Thọ; lợn Mán ở tỉnh Hòa Bình. 

Các giống lợn này đều thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nhiều mô hình chăn nuôi lợn bản địa của bà con vùng núi phía Bắc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Với Luật Chăn nuôi 2018 và Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 mới được ban hành, các mô hình phát triển chăn nuôi lợn bản địa và các giống vật nuôi bản địa khác sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Tuy nhiên, để các mô hình nuôi lợn bản địa trở thành hàng hóa mang lại thu nhập ổn định cho người dân, bà Hạnh cho rằng các địa phương cần có giải pháp toàn diện về bảo tồn nguồn gen, về khoa học công nghệ, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển...

Chưa đáp ứng được nhu cầu con giống

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện nay đàn lợn của tỉnh có hơn 525.000 con, trong đó lợn đen bản địa chiếm 15% tổng đàn. Để bảo tồn và phát triển lợn bản địa, tỉnh đã quy hoạch 173 vùng chăn nuôi lợn thịt bản địa đặc sản tại 4 huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Thoa - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang cho biết, toàn tỉnh có gần 113.000 hộ chăn nuôi lợn, trong đó số hộ nuôi lợn bản địa khoảng 98.000 hộ [87,4%]. Để bảo tồn nguồn gen quý của lợn bản địa, hiện tỉnh đã xây dựng được 2 cơ sở thực hiện chức năng bảo tồn, lưu giữ nguồn gen giống lợn đen Lũng Pù. Hàng năm 2 cơ sở trên cung ứng từ 1.500 - 2.000 con lợn giống đảm bảo tiêu chuẩn.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, số cơ sở sản xuất con giống của tỉnh vẫn còn ít, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, số lượng con giống sản xuất/năm đạt thấp, giá thành sản xuất con giống cao. Người dân vẫn phải tự sản xuất con giống hoặc thông qua việc trao đổi mua bán tại các chợ gia súc, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bệnh tật, chất lượng con giống không đảm bảo.

Tại diễn đàn, Ban cố vấn đã giải đáp nhiều câu hỏi của bà con về kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi, cơ chế hỗ trợ, đầu ra sản phẩm… 

Để phát triển tốt chăn nuôi lợn bản địa trong giai đoạn tiếp theo, các chuyên gia kiến nghị Cục Chăn nuôi cần ưu tiên các chương trình giống về lợn bản địa, từ công tác chọn tạo giống và chương trình giống quốc gia; ưu tiên hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống để phục tráng, chọn tạo và bảo tồn giống bản địa.

Sở NNPTNT các tỉnh miền núi phía Bắc cần có các chính sách phát triển chăn nuôi lợn bản địa như chương trình bảo tồn và phát triển giống bản địa, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý…, đồng thời nhân rộng mô hình khuyến nông Trung ương trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi thú y các tỉnh phối hợp với hệ thống khuyến nông để triển khai các chương trình tiêm phòng vaccine, chăn nuôi an toàn sinh học để đảm bảo sức khỏe đàn vật nuôi…

 Đang thực hiện

Facebook Lợn Thụy Phương Xem thêm

Ảnh Xem thêm

VIDEO NỔI BẬT

Lợn Móng Cái là vật nuôi nổi tiếng có sức sống dẻo dai, kháng bệnh cao, ăn tạp, sinh sản tốt, thịt ngon mà lợn ở vùng khác không có được.

Lợn Móng Cái có đặc trưng màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng. Ảnh: Tiến Thành

Gần 10 năm trước đây, giống lợn Móng Cái chủ yếu được người dân các xã Hải Đông, Bắc Sơn, Hải Tiến, Quảng Nghĩa... [TP Móng Cái, Quảng Ninh] nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Nhiều hộ đã đưa giống lợn Móng Cái lai tạo với các giống lợn khác dẫn đến nguy cơ lai tạp không thuần chủng giống lợn ỉ bản địa.

Vì vậy, việc bảo tồn, phát triển giống lợn Móng Cái sẽ mang lại nhiều thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế. Giống lợn bản địa này đang được nhiều HTX, doanh nghiệp lưu giữ, lai tạo, nhân giống góp phần mang lại giá trị kinh tế cao.

Được biết, loài vật nuôi này có nguồn gốc hoang dã, phân bố chủ yếu vùng Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, được người dân thuần hóa thành vật nuôi gia đình. Điểm nổi bật của giống lợn này là có sức đề kháng bệnh rất tốt, rất ít khi bị các bệnh truyền nhiễm từ giống lợn khác, chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt.

Đặc biệt lợn Móng Cái rất mắn, có thể đẻ đến 25 con/lứa và rất khéo nuôi con nên tỉ lệ sống của lợn khá cao. Vì thế lợn cái Móng Cái đang được dùng làm nái nền để lai với lợn đực ngoại cho sản phẩm con lai F1 nuôi thịt. Cũng như các loại lợn giống khác, lợn Móng Cái có 3 loại: loại xương to, xương nhỡ và xương nhỏ. Những con xương càng nhỏ thì thịt càng thơm ngon. 

Chất lượng thịt lợn Móng Cái có nhiều điểm đặc biệt, không lẫn vào đâu được so với nhiều giống lợn thường khác như da mỏng, thịt mềm, ngọt giòn, không ngấy và rất giàu dinh dưỡng. Từ những đặc tính trên, lợn Móng Cái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện trên địa bàn TP Móng Cái có các cơ sở cung cấp lợn giống và lợn thương phẩm là Công ty TNHH MTV Phát triển nông, lâm, ngư Quảng Ninh [xã Hải Đông], HTX Nông nghiệp hữu cơ An Lộc [xã Quảng Nghĩa] và HTX Vạn Thành Phát [xã Hải Yên, TP Móng Cái].

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống lợn được đưa vào phát triển chăn nuôi với năng suất cao, chất lượng thịt ngon, nhưng giống lợn Móng Cái thuần vẫn được Nhà nước quan tâm duy trì nuôi giữ nguồn gen bởi những đặc điểm riêng có của giống lợn này, từ chất lượng thịt ngon, khả năng sinh sản tốt, đặc biệt là khả năng chống chịu dịch bệnh hơn hẳn nhiều giống lợn khác. Bình quân mỗi lợn nái sinh sản 2 lứa/năm và bình quân đạt 12 con/lứa; con sữa 40 ngày đạt 68kg/lứa và đạt 22 con cai sữa/nái/năm.

Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố biên giới vẫn làm kinh tế từ việc chăn nuôi lợn Móng Cái. Chính quyền TP. Móng Cái đã hỗ trợ mỗi hộ từ 1 - 2 con lợn giống. Tuy nhiên, gần đây, số lượng bà con dân tộc thiểu số tại các xã như Bắc Sơn, Hải Sơn… đã chuyển dần sang nuôi trâu thương phẩm. Lý do là vì lợn Móng Cái thời gian chăm sóc lâu [8 tháng mới xuất bán], các hộ chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phương pháp nuôi truyền thống nên năng suất thấp.

Chị Bá Thị Ninh [thôn 4, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái] người dân tộc Tày, bắt đầu nuôi lợn Móng Cái từ năm 2014. Ngày ấy, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên giá thành lợn giống giảm, chị quyết định mua một đôi lợn Móng Cái về nuôi với giá 1,2 triệu đồng/1 cặp.

Trung bình 1 năm 2 lứa, mỗi lứa được 15 con. Thời điểm giá lợn cao nhất, chị bán được gần 3 triệu/1 con, nhưng cũng có lúc giá chỉ còn hơn 1 triệu đồng/con [khoảng 15kg]. Mỗi năm, đàn lợn Móng Cái cho chị thu nhập gần 50 triệu đồng. Chị Ninh là một trong số ít những hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn còn chăn nuôi lợn Móng Cái.

Do có nguồn gốc hoang dã nên lợn Móng Cái không kén chọn thức ăn, chủ yếu ăn rau vườn nhà. Lợn Móng Cái có đặc trưng màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng. Lợn có đầu to, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng và hơi võng xuống. Bụng lợn tương đối gọn gàng nhưng về sau bụng càng sệ, lông thưa và nhỏ, da mỏng mịn, chân cao, mỏng xòe.

Video liên quan

Chủ Đề