Tại sao trời lạnh không có muỗi

Muỗi chính là loài côn trùng gây ám ảnh với nhiều người, nhiều nhà, đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ em. Chúng không chỉ gây ra những tiếng kêu khó chịu, mà còn là nguyên nhân chính cho các mầm bệnh nguy hiểm. Thông thường chúng thường hoạt động trong mùa mưa và mùa hạ. Tuy nhiên đã ai trong chúng ta thắc mắc mùa đông thì những đàn muỗi nguy hiểm đó đi đâu hết, liệu mùa đông có muỗi hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ngay bài viết dưới đây và trang bị một số cách xua đuổi muỗi hiệu quả nhất.

  1. Vào mùa đông lạnh, muỗi sống kiểu gì?

Mùa đông giá lạnh chính là thời gian mà những con muỗi nguy hiểm này thường sống trong dạng nhộng. Tuy nhiên điều này không thể chứng minh rõ ràng được vì trong mùa đông vẫn có muỗi xuất hiện nhưng ở số lượng ít hơn. Muỗi thì có khá nhiều loại và sẽ có cách tồn tại khác nhau ở mỗi vùng. Có loài muỗi chọn sống dưới dàng ấu trùng, trứng tuy nhiên vẫn có những loài muỗi chọn những không gian khác làm tổ. Không gian càng nhỏ càng hẹp và thiếu ánh sáng như góc nhà, gầm giường của bạn, bụi cây, bụi cỏ,... sẽ là điều kiện tốt giúp muỗi trú ngụ và phát triển trong mùa đông.

Thời tiết lạnh giá có thể giúp kìm hãm những loài muỗi nguy hiểm này cắn người. Tuy nhiên chỉ cần thời tiết ấm lên một chút việc đầu tiên mà chúng làm là đi tìm mồi. Chúng ta cần có những biện pháp phòng chống tốt nhất tránh mắc phải những căn bệnh như sốt xuất huyết,....

Tin liên quan: 5 mẹo nhỏ giúp cơ thể tránh bị muỗi đốt.

  1. Phương pháp phòng chống muỗi hiệu quả vào các mùa

Có rất nhiều phương pháp chống muỗi hiệu quả khác nhau. Có thể kể đến một số cách như trồng cây cảnh quanh vườn, quanh nhà, trong phòng. Một số loại cây cảnh có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi như cây bạc hà, cây hương thảo, cây Ngũ Gia Bì,... Ngoài ra thì còn các loại tinh dầu được chiết xuất từ lá bạc hà, hương thảo vừa tiện dụng vừa đuổi muỗi một cách triệt để. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, phun thuốc muỗi…

Xem thêm các tin tức, mẹo hay về sức khỏe và nhà ở.

Tuy nhiên với cách phun thuốc, xịt muỗi không hẳn là các phương pháp tối ưu nhất bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy tại sao chúng ta không thử tìm cách khác với cửa lưới chống muỗi. Cửa lưới chống muỗi là sản phẩm dễ dàng trong việc sử dụng cũng như lắp đặt. Nó sẽ không chỉ đóng vai trò là một cái cửa thông gió mà còn có khả năng ngăn chặn khỏi sự nguy hiểm của các loài muỗi trong bất kỳ thời tiết nào.

Hiện tại, cửa lưới chống muỗi Vietfamily đang áp dụng chương trình giảm giá và khuyến mại lớn, xem ngay bảng báo giá để nhận được khuyến mại cực lớn trong tháng các sản phẩm cửa lưới chống muỗi Vietfamily nhé.
 

Bên cạnh những cách đuổi muỗi tự nhiên như cắm đinh hương vào chanh, đốt nến sả,... thì bạn đã biết đến chức năng đuổi muỗi của điều hòa chưa?

Những sai lầm ai cũng mắc phải khi dùng điều hòa

Khó hiểu những biểu tượng lạ trên điều khiển điều hòa

Điều hòa tự chế: Tốn tiền, bất tiện và bẩn

Sự thật điều hòa mini 2 chiều siêu rẻ chỉ 550 ngàn

Hiện nay, do thời tiết chuyển mưa ẩm, mưa giông kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi phát triển, cùng với tình hình diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, nên vấn đề chống muỗi đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Bên cạnh những cách đuổi muỗi tự nhiên như cắm đinh hương vào chanh, đốt nến sả, trồng các loại cây xua muỗi,... thì bạn đã biết đến chức năng đuổi muỗi trên điều hòa chưa?

Chức năng đuổi muỗi của điều hòa có lẽ chưa được nhiều người biết đến. Trên thực tế, chúng ta thường thấy muỗi ít khi "có mặt" trong những căn phòng bật điều hòa, thậm chí là không có. Vậy nguyên nhân ở đây là gì?


Muỗi thường sinh trưởng và phát triển nhanh chóng ở những môi trường ẩm thấp, nhất là ở các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sống vào khoảng 20 đến 25 độ C, chính bởi vậy mà muỗi hay xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Khi dùng điều hòa, chúng ta cũng thường đặt nhiệt độ ở mức 23 - 26 độ C, cùng khoảng nhiệt độ so với mức nhiệt sinh trưởng bình thường của muỗi, nên việc phòng điều hòa mát mẻ hơn bên ngoài không khiến muỗi sợ mà tránh xa. Nguyên nhân ở đây chính là do khi chúng ta bật điều hòa, dù ở bất cứ chế độ nào, điều hòa cũng sẽ hút ẩm trong phòng, làm khô không khí, nên muỗi không ưa và sẽ thấy khó chịu. Chỉ cần chúng ta mở cửa ra hoặc có khe hở, muỗi sẽ tự động tìm lối bay ra ngoài.

Biểu tượng của chế độ Cool và Dry trên điều khiển điều hòa.

Do đó, chế độ Dry [làm khô] trên điều hòa chính là chế độ có chức năng đuổi muỗi rất hiệu quả mà bạn nên tham khảo. Về cơ bản, hiệu quả của chế độ Dry gần như tương đương với chế độ Cool [điều hòa hoạt động bằng cách đẩy nhiệt lượng từ trong phòng ra bên ngoài, và quá trình này yêu cầu công suất điện rất cao], chỉ khác ở cơ chế vận hành. Với Dry, điều hòa hạ nhiệt độ phòng bằng cách khử nước và ẩm có trong không khí, nên công suất tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn so với Cool nhiều lần.

Lưu ý, không nên sử dụng chế độ Dry liên tục trong phòng.

Tuy nhiên khi sử dụng chế độ Dry trên điều hòa để chống muỗi, bạn cũng nên chú ý những vấn đề sau:

- Chế độ Dry chỉ nên sử dụng khi độ ẩm trong phòng quá cao như những ngày mưa [độ ẩm thích hợp là từ 60-70%]. Khi bật chế độ này, hơi ẩm trong phòng bị hạ xuống làm mồ hôi bay hơi nhanh hơn, giúp cơ thể dễ dàng tỏa nhiệt, đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao người dùng cảm thấy mát hơn. Tuy nhiên trong những ngày hanh khô, sử dụng chế độ này sẽ gây ra hiện tượng khô da, nứt nẻ môi và tay chân.

- Không nên sử dụng chế độ Dry liên tục vì nó có thể làm chúng ta bị khô da và khiến cơ thể mất nước, lâu dài sẽ gây hại đến sức khỏe. Hãy sử dụng linh hoạt các chế độ trên máy điều hòa theo đúng chức năng trong bảng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Nên vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ để máy luôn hoạt động ổn định, tiết kiệm điện và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

[Theo Khám Phá]

Đừng chủ quan với muỗi đốt trong mùa đông

P.Vân [tổng hợp]

13:00 11/01/2021

Khi trời lạnh muỗi tìm đến những nơi ấm ấp hơn. Nếu ở ngoài trời, muỗi trốn rét vào các khe, các hốc cây; ở trong nhà muỗi trốn vào những khe kẽ sách báo, quần áo...

Ảnh minh họa.

Theo Khoa học đời sống, GS.TS Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên Khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về côn trùng cho biết, muỗi là động vật biến nhiệt, nên để thích nghi với mùa lạnh [dưới 15 độ C] hay mùa nóng [trên 40 độ C] chúng có hiện tượng rơi vào trạng thái gần như không hoạt động gọi là diapause [tạm dịch là tiềm sinh, đình dục, hưu miên, ngủ nghỉ] nghĩa là đang ở một giai đoạn phát triển cụ thể như giai đoạn trứng, giai đoạn nhộng, đến cuối xuân, đầu hè mới “nở rộ”.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mùa đông chúng sẽ biến mất hoàn toàn. Chúng tồn tại ngay ở khu vực chúng thường sinh sống. Khi trời lạnh muỗi tìm đến những nơi ấm ấp hơn. Nếu ở ngoài trời, muỗi trốn rét vào các khe, các hốc cây; ở trong nhà muỗi trốn vào những khe kẽ sách báo, quần áo... hoặc những nơi ấm, thiếu ánh sáng như gầm giường, mắc treo quần áo và chuyển sang trạng thái diapause.

Đặc biệt, vào mùa đông, bên cạnh những ngày lạnh, xen kẽ sẽ có những ngày nóng, ấm, đây sẽ là thời điểm thích hợp để muỗi tái xuất hiện. Điều này lý giải vì sao trong mùa đông, chúng ta vẫn thấy muỗi, không chỉ ở nhà mặt đất mà ngay cả nhà chung cư cũng xuất hiện muỗi.Vì thế, người dân đừng thấy rét mà chủ quan với muỗi.

Nhiều người cho biết, vào mùa đông thường dùng tinh dầu vừa có tác dụng ấm nhà, làm thơm nhà đồng thời tạo ra tác dụng kép là diệt muỗi. Tuy nhiên, theo GS.TS Bùi Công Hiển, giải pháp dùng tinh dầu, hương trầm, quế, hạt tiêu hay bồ kết chỉ mang tính “ấm nhà”, không có tác dụng diệt muỗi.

Chưa có nhiều thí nghiệm đánh giá khả năng xua đuổi của các loại tinh dầu cụ thể, hơn thế, tinh dầu có tính bay hơi rất nhanh nên dễ “tan” trong không khí và ngửi mãi cũng sẽ “trơ”. Hơn thế, nếu tinh dầu có tác dụng thì cũng chỉ là xua đuổi nhờ mùi hương khó chịu của chúng chứ hoàn toàn không có tác dụng diệt muỗi. Việc xua đuổi sẽ khiến muỗi từ chỗ này bay sang chỗ khác, sau đó có thể lại tái quay lại vị trí ban đầu sau khi tinh dầu bay hơi hết.

Để phòng tránh muỗi một cách triệt để, biện pháp đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất với hộ gia đình là khi dùng vợt diệt muỗi. Ngoài ra, người dân có thể sử dụng khung mắt lưới với cỡ mắt lưới 1 - 2 x 1 - 2 mm để ngăn cản muỗi từ ngoài bay vào nhà.

Đặc biệt, là phải xử lý các ổ muỗi trong góc nhà, gầm cầm thang, gầm giường, giá treo quần áo, bụi cây, cống rãnh, các khu vực chứa nước như lọ hoa, chậu đựng nước [nơi bọ gậy, cung quăng vốn là giai đoạn trước trưởng thành của muỗi sinh sống và phát triển]… Việc xử lý các ổ muỗi này đặc biệt cần được chú ý vào mùa đông, khi những nơi này thường là nơi muỗi trốn để tránh rét.

Theo đó, thường xuyên dùng vợt muỗi “khua” vào những nơi tối, ít ánh sáng; vệ sinh thường xuyên những khu vực này. Ngoài ra, hãy tránh lưu cữu nước để đảm bảo bọ gậy, cung quăng không có nơi sinh sống và phát triển.

7 mẹo trị muỗi đốt cho trẻ nhỏ phòng sốt xuất huyết

Đề phòng sốt xuất huyết, bố mẹ hãy trang bị những kiến thức cần thiết để trị vết muỗi đốt nhanh chóng và hiệu quả cho con.

Hành và tỏi:Khi bé bị muỗi đốt, bạn hãy cắt đôi nhánh tỏi rồi xoa lên vùng bị muỗi đốt vài lần trong ngày, nếu phát hiện sớm và xoa lên ngay, da bé sẽ không bị phồng đỏ do dị ứng với độc từ muỗi đốt. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các lát hành tây để xoa lên vết đốt, có tác dụng tương tự như tỏi.

Không chỉ cách trị, việc phòng chống muỗi đốt cho bé cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên sử dụng các cách phòng muỗi như mắc màn, cho bé mặc quần áo dài, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng đuổi muỗi, dùng đèn bắt muỗi, vợt bắt muỗi...; tránh dùng hương muỗi, hóa chất diệt muỗi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Dùng tay hoặc vải mềm xoa nhẹ nhàng vết muỗi đốt:Không để trẻ gãi vùng da bị đốt vì làm vậy có thể gây nổi mẩn đỏ cho da và để lại sẹo. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng dùng tay hoặc vải mềm xoa nhẹ vết đốt để giảm ngứa và bôi kem chống ngứa.

Muối biển:Bố mẹ có thể pha một ít hạt muối biển với nước ấm để bôi lên vết muỗi đốt cho trẻ vì muối có tác dụng khử trùng và chống viêm rất hiệu quả.

Sữa mẹ:Với bé sơ sinh có da đặc biệt nhạy cảm thì khi bé bị muỗi đốt, bạn có thể vắt sữa mẹ bôi lên, da bé sẽ không bị sưng hay để lại vết sẹo thâm.

Khoai tây:Dùng khoai tây cắt lát và xoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng 5 phút lại cắt miếng khác xoa lên, nốt muỗi đốt sẽ không gây ngứa, không sưng và không để lại sẹo cho bé.

Baking Soda:Nếu có sẵn muối nở [baking soda] trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào trong bột này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp làm trẻ hết ngứa ngáy vừa làm sạch vết côn trùng cắn.

Yến mạch:Yến mạch chứa các thành phần đặc biệt, có khả năng chống kích ứng. Giống với baking soda, chỉ cần trộn bột yến mạch với nước, sau đó thoa hỗn hợp này lên vết đốt trong 10 phút và rửa sạch với nước.

Chủ đề: sốt xuất huyết mùa đông chủ quan muỗi đốt

Video liên quan

Chủ Đề