Tại sao trời mưa lại ngủ ngon

Vào những ngày trời mưa cơ thể con người thấy mệt mỏi, uể oải cũng giống như thời tiết ngoài trời. Và tất cả những gì chúng ta muốn làm là nằm ngủ cuộn tròn trong chăn. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại ngủ ngon khi trời mưa hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Hóa ra là có lý do khoa học thực sự để giải thích cho vấn đề này. Mời bạn đọc khám phá ngay thông tin hay ho chi tiết trong bài viết này. 

Tiến sĩ Michelle Drerup, Giám đốc Y học Hành vi về Giấc ngủ tại Phòng khám Cleveland cho rằng việc thiếu ánh sáng mặt trời đi kèm với mưa là lý do hàng quyết định cảm giác buồn ngủ. Khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lúc này quá trình sản xuất melatonin ít hơn và chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn.. Vì vậy, vào một ngày mưa, nhiều mây, nơi chúng ta bị hạn chế ánh sáng từ tia nắng mặt trời, khiến cho cơ thể chúng ta có nhiều khả năng cảm thấy mệt mỏi.

Ion âm trong không khí tăng cao

Hàm lượng ion âm trong không khí tăng lên khi trời mưa. Lúc này, sét và ma sát giữa mưa và không khí có thể tạo ra một lượng lớn các ion âm trong một ngày mưa.

Sự gia tăng của các ion âm làm cải thiện đáng kể hệ thống thần kinh, hệ thống tim mạch, hệ thống máu và hệ thống hô hấp của con người. Mọi người sẽ cảm thấy được thư giãn hơn. Hơn nữa, các ion âm có tác dụng làm tăng cảm giác buồn ngủ. Đó là một yếu tố giúp mọi người dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Hạn chế ánh nắng mặt trời

Về cơ bản, mặt trời là bộ đồng bộ hóa của cơ thể chúng ta. Nó điều chỉnh nhịp điệu cơ thể và đồng hồ sinh học và giữ cho cơ thể của chúng ta hòa hợp với môi trường. Tia nắng mặt trời được biết là có tác dụng điều chỉnh việc tiết melatonin, hormone giấc ngủ. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sự bài tiết melatonin trong cơ thể của chúng ta giảm đi khiến chúng ta tỉnh táo. Vào mùa mưa, chúng ta hầu như không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì mặt trời ẩn sau những đám mây trong hầu hết thời gian trong ngày. Điều này làm cho melatonin trong cơ thể chúng ta tăng lên, khiến chúng ta cảm thấy uể oải.

Trời mưa khiến cơ thể uể oải

Âm thanh từ tiếng mưa

Tiếng mưa là một âm thanh tích tắc nhịp nhàng, giống như một bài hát ru tuyệt vời có thể giúp con người đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi âm thanh mưa đi vào não của con người, lúc nào bộ não được thư giãn không có chủ đích và tạo ra một loại sóng alpha, loại sóng này có đặc điểm giống với trạng thái của não khi con người ngủ.

Xem thêm: 7 Cách Giúp Bạn Đi Ngủ Sớm Hiệu Quả

Âm thanh mưa thường nằm trong khoảng từ 0 đến 20 kHz. Nó không phải là khó chịu. Ngược lại, âm thanh này khiến người ta thoải mái. Tuy nhiên, nếu bất ngờ có tiếng sấm sét giữa tiếng mưa sẽ khiến mọi người căng thẳng. Đồng thời, mức độ cortisol trong cơ thể mọi người sẽ cao.

Con người giống như tất cả các loài động vật có vú khác, thích ngủ trong một môi trường yên bình. Những âm thanh nhịp điệu chậm rãi có tác dụng điều hòa tâm trí của chúng ta. Ngay cả những đứa trẻ sơ sinh cũng chìm vào giấc ngủ ngon lành theo lời ru của một bài hát ru. 

Trong các đợt gió mùa, âm thanh chậm rãi của hạt mưa rơi xuống đất tạo ra một môi trường gây ngủ ngay cả vào ban ngày. Mặt khác, một âm thanh hoặc kích hoạt đột ngột có thể khiến chúng ta mất ngủ. Âm thanh bùng nổ của sấm và sét xảy ra vào ban đêm có thể làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ khiến một số người không thể ngủ lại.

Âm thanh từ tiếng mưa

Giảm hàm lượng oxy trong không khí

Oxy có thể kích thích não và làm cho chúng ta cảm thấy sảng khoái. Khi trời mưa, có nhiều hơi nước trong không khí hơn, dẫn đến áp suất không khí thấp hơn và hàm lượng oxy giảm tương đối. Trong tình huống như vậy, não bắt đầu chùng xuống và mọi người sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Tăng tiết melatonin

Bộ não của con người có thể tiết ra một loại hormone liên quan đến giấc ngủ, melatonin, được tiết ra trong bóng tối hoặc khi ánh sáng tối. Trong những ngày mưa, mây đen cản nắng, môi trường trở nên âm u. Lúc này, melatonin do não tiết ra sẽ tăng lên khiến con người buồn ngủ.

Đồng thời, một loại protein liên quan đến giấc ngủ cũng được sản xuất bởi mắt của chúng ta. Điều thú vị là ánh sáng càng sáng thì lượng protein được tổng hợp càng ít. Ngược lại, ánh sáng càng tối thì lượng protein được tổng hợp càng nhiều. Chắc rằng chẳng mấy chốc mà cơn buồn ngủ ập đến.

Tham khảo: Tại Sao Cần Ngủ Trưa Và Nên Ngủ Trưa Khoảng Bao Lâu?

Hoạt động ngoài trời hạn chế

Khi trời mưa, sinh hoạt của người dân bị hạn chế. Nhiều bài tập ngoài trời không thể thực hiện được. Đối với những người không có gì để làm, ngủ có lẽ là một lựa chọn tốt. Mọi người đều thích trạng thái thoải mái, và ngủ là một loại hưởng thụ.

Mưa làm hạn chế hoạt động ngoài trời

Mặc dù mọi người có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ khi trời mưa, nhưng không có nghĩa là mọi người có thể tận hưởng một giấc ngủ chất lượng cao vì khi trời mưa, lượng oxy trong không khí ít hơn. Sau khi thức dậy từ một giấc ngủ dài, mọi người sẽ vẫn cảm thấy yếu và buồn ngủ. Và khi trời mưa, mọi người cũng cần mất nhiều thời gian hơn để ra khỏi giường.

Demdlavish.vn Mong rằng với lý do khoa học trên giúp bạn hiểu được tại sao con người lại ngủ ngon hơn khi trời mưa. Từ đó có thêm những kiến thức hữu ích để hiểu được nhiều mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên. 

Việc thức dậy vào ngày trời mưa như trút nước vào sáng sớm thường rất khó khăn và bạn chỉ muốn nằm xuống ngủ tiếp mà thôi. Đó không phải là do bạn lười biếng đâu mà đều có nguyên nhân cả đấy.

Theo phân tích của các nhà khoa học, có 4 nguyên nhân gây nên việc trời mưa khiến ta buồn ngủ hơn và lười hơn những ngày trời nắng.

1/ Trời mưa thường bắt đầu vào giai đoạn chúng ta đang ngủ và kéo dài cho đến khi chúng ta thức dậy. Theo nghiên cứu tại Đại học Rochester, New York thì những cơn mưa như thế khiến ta không có một giấc ngủ đủ sâu và đủ lâu nên khi thức dậy bạn cảm thấy mệt mỏi mà muốn quay lại ngủ tiếp. 

2/ Do hormone Melatonin. Melatonin là loại hormone thường tiết ra khi trời tối, có tác dụng điều chỉnh quy trình ngủ – thức của con người. Chính vì vậy khi trời sáng, cơ thể sẽ ngừng việc tiết ra chất này do phụ thuộc vào lượng ánh sáng nhận được, cơ thể nhận càng nhiều ánh sáng thì lượng melatonin càng ít.

Khi trời mưa, bầu trời xung quanh u ám và bóng tối bao trùm không gian khiến cơ thể tiết ra nhiều melatonin [ melatonin thường tiết ra nhiều vào ban đêm, khi không có nhiều ánh sáng] đưa ta dần dần chìm vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và êm ái.

3/ Cũng tương tự như melatonin, khi thiếu ánh sáng, cơ thể chúng ta cũng tiết ra ít hormone Seratonin so với bình thường [Seratonin là một loại noron dẫn truyền thần kinh]. Sự thiếu hụt noron này khiến cơ thể lười biếng và thiếu động lực hơn bình thường, chỉ muốn nằm một chỗ.

4/  m thanh của cơn mưa. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất. Các âm thanh bao gồm tiếng mưa rơi tí tách xuống mái nhà, sân nhà, tiếng nước chảy róc rách dưới suối, tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót, tiếng mưa rơi rào rạt trên lá cây,… Chúng được gọi với thuật ngữ chung là “tiếng ồn trắng” [white noise].

White Noise là một dạng tiếng ồn được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh mà con người có thể nghe được [trong phạm vi 0~20KHZ ] với tần số khác biệt lại với nhau. Nó có tác dụng rất lớn trong việc trị liệu tâm lý, dỗ trẻ em ngừng khóc hay chữa căn bệnh mất ngủ. 

Mặt khác, âm thanh từ những cơn mưa tạo thành những tiết tấu đơn điệu, lặp đi lặp lại. Trong khi đó, nếu vỏ não của chúng ta gặp những kích thích dạng đó trong 1 thời gian dài sẽ gây ra sự ức chế sâu, làm giảm hưng phấn của các bộ phận, cơ quan trên cơ thể, khiến cho chúng ta nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.

Nguồn: tramdoc

Video liên quan

Chủ Đề