Ý nghĩa của đông máu là gì

ầm máu [Hemostasis] là một quá trình sinh lý bao gồm những phản ứng đáp ứng xảy ra sau một tổn thương mạch máu. Kết quả là tạo nên một nút cầm máu tại nơi mạch máu bị tổn thương, ngăn ngừa sự mất máu ra ngoài mạch, hàn gắn vết thương và trả lại sự lưu thông cho mạch máu. Tham gia vào quá trình cầm máu bao gồm những thành phần cơ bản là: thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố của huyết tương. Quá trình cầm máu bao gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn cầm máu ban đầu, giai đoạn đông máu, giai đoạn tiêu sợi huyết.

1. Các xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm máu ban đầu

1.1. Đếm số lượng tiểu cầu: Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu tuần hoàn là 140-400 G/ L. 1.2. Thời gian máu chảy: Thời gian máu chảy có thể được xác định theo phương pháp Duke hoặc Ivy. Theo phương pháp Duke thời gian máu chảy bình thường từ 2- 4 phút và được coi là máu chảy kéo dài khi thời gian này trên 6 phút Phương pháp Ivy nhậy hơn, theo phương pháp này bình thường thời gian máu chảy là 3-8 phút. Thời gian máu chảy kéo dài trong trường hợp số lượng tiểu cầu giảm, thường thấy khi tiểu cầu giảm dưới 75 G/L hoặc bất thường chức năng tiểu cầu, giảm yếu tố vWF, giảm fibrinogen hoặc bệnh lý thành mạch. 1.3. Nghiệm pháp co cục máu: Là kỹ thuật theo dõi hiện tượng co cục máu trong ống nghiệm được để ở bình điều nhiệt nước 37C. Bình thường cục máu sẽ co hoàn toàn, tách khỏi thành ống nghiệm sau 3 giờ. Co cục máu không bình thường [không co hoặc co không hoàn toàn] gặp trong những trường hợp giảm số lượng hoặc bất thường về chức năng của tiểu cầu, tăng fibrinogen máu, đa hồng cầu. 1.4. Dấu hiệu dây thắt: dùng huyết áp kế duy trì 1 áp lực 90-100 mmHg ở cánh tay trong 5 phút, sau đó đếm số nốt xuất huyết ở phía dưới phần garo. Dấu hiệu dây thắt dương tính khi xuất hiện trên 5 nốt xuất huyết. Nghiệm pháp dương tính trong những trường hợp giảm số lượng tiểu cầu, bất thường về chức năng tiểu cầu, bất thường cấu trúc mạch máu. 1.5. Ngưng tập tiểu cầu: là một kỹ thuật đánh giá chức năng tiểu cầu được thực hiện trên máy đo ngưng tập tiểu cầu Chrono - Log CA - 560 của Mỹ, dùng mẫu đo là huyết tương giàu tiểu cầu [phương pháp đo quang hoặc đo trở kháng] hoặc máu toàn bộ [phương pháp đo trở kháng]. Với sự có mặt của các chất kích thích gây ngưng tập được cho thêm vào mẫu xét nghiệm như ADP, collagen, thrombin, epinephrine, arachidonic acid, ristocetin... tiểu cầu được hoạt hoá và ngưng tập với nhau. Ngưng tập tiểu cầu bị thay đổi trong nhiều bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu bẩm sinh và mắc phải. Ví dụ như ngưng tập tiểu cầu bị giảm với chất kích tập là ristocetin ở những bệnh nhân có hội chứng Bernard Soulier [thiếu GPIb] hoặc von Willebrand; giảm ngưng tập với ADP ở những bệnh nhân dùng aspirin... 1.6. Định lượng yếu tố vWF: Thực hiện trên máy Đông máu tự động ACL Top 500 của Ý Yếu tố vWF có thể được xác định về số lượng hoặc chất lượng để chẩn đoán bệnh von Willebrand, một bệnh rối loạn cầm máu do di truyền, thiếu gen tổng hợp vWF.

2. Những xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu: Các xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu [trừ xét nghiệm Thời gian đông máu] được thực hiện trên các máy đông máu tự động ACL Top 500, ACL 9000, ACL Elte Pro của Ý.

2.1. Thời gian đông máu: Theo dõi thời gian đông của máu toàn phần. Theo phương pháp Lee White [thời gian máu đông trong ống nghiệm ở nhiệt độ 370C] bình thường là 8- 12 phút, thời gian đông máu được coi là kéo dài khi trên 15 phút, từ 12 đến 15 phút là nghi ngờ. 2.2. Thời gian prothrombin [PT]: Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh: PT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh [II, V, VII, X, fibrinogen...] Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau: - Tỷ lệ % phức hệ prothrombin [PT%]: là tỷ lệ hoạt tính của phức hệ trong huyết tương cần thử so với mẫu chuẩn. Bình thường PT% nằm trong khoảng 70-140% - PT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 10 - 14 giây. - PTr [PT rate]: là tỷ số giữa PT của bệnh nhân và PT của chứng bình thường. Giá trị của PTr ở trong khoảng 0,9-1,2. - Chỉ số bình thường hoá quốc tế [INR: international normalized ratio]. INR= [PTr]ISI.. Trong đó ISI [international sensitive index] là chỉ số độ nhạy quốc tế của sinh phẩm thromboplastin sử dụng để làm xét nghiệm [chỉ số này được các nhà sản xuất cung cấp theo từng lô sinh phẩm]. Chỉ cố INR được dùng để theo dõi ở các bệnh nhân dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K. 2.3. Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá [APTT] APTT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh [VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen...] Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau: - APTT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 30-40 giây. - APTTr [APTT rate]: là tỷ số giữa APTT của bệnh nhân và APTT của chứng bình thường. Giá trị của APTTr ở trong khoảng 0,9-1,25. 2.4. Thời gian thrombin [TT]: đánh giá con đường đông máu chung, thăm dò tốc độ tạo thành fibrin. Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau: - TT: tính theo thời gian đông. Bình thường: 14-16 giây. - TTr [TT rate]: là tỷ số giữa TT của bệnh nhân và TT của chứng bình thường. Giá trị của TTr bình thường ở trong khoảng 0,85-1,15. 2.5. Thời gian Reptilase: Bình thường thời gian Reptilase là < 20 giây. Nếu bệnh nhân có thời gian TT kéo dài nhưng thời gian Reptilase bình thường thì có thể trong huyết tương của bệnh nhân có tăng hoạt tính của các chất kháng thrombin như heparin hoặc FDP . 2.6. Định lượng Fibrinogen: Bình thường lượng fibrinogen huyết tương là 2 - 4 g/L. 2.7. Định lượng từng yếu tố đông máu: Các yếu tố II, V, VII, X [tham gia trong hoạt hoá đông máu ngoại sinh], các yếu tố VIII, IX, XI, XII [tham gia trong hoạt hoá đông máu nội sinh] Bình thường hoạt tính của các yếu tố đông máu là 50-150%. Các yếu tố II, V, VII, X giảm ở bệnh nhân có các bệnh lý ở gan; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia A; yếu tố VIII giảm ở bệnh nhân Hemophilia B; yếu tố XI giảm ở bệnh nhân Hemophilia C. 2.8. Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên AT-III, Prorein C [PC], Protein S [PS]. . AT-III: AT-III bình thường: 80-120%. . PC: PC bình thường: 70-140%. . PS: PS bình thường: 60-140%. Các yếu tố kháng đông tự nhiên thường giảm ở các bệnh nhân có bệnh bẩm sinh, di truyền.

3. Các xét nghiệm khảo sát tiêu sợi huyết

3.1. Nghiệm pháp Von kaulla [thời gian tiêu cục Euglobulin]: hoạt tính tiêu sợi huyết được xác định bằng thời gian tan cục đông. Bình thường: cục đông tan sau 3 giờ. Biểu hiện tăng tan sợi huyết khi cục đông tan hoàn toàn trong vòng 1 giờ đầu. Tuỳ mức độ: . Tiêu sợi huyết cấp: 0-15 phút. . Tiêu sợi huyết bán cấp: 15-30 phút. . Tiêu sợi huyết vừa: 30-45 phút. . Tiêu sợi huyết tiềm tàng: 45-60 phút. 3.2. Định lượng các sản phẩm thoái giáng của fibrin, fibrinogen [FDP, D-Dimer] Bình thường: FDP: < 5000 ng/L D-Dimer: > 500 ng/L 3.3. Định lượng các yếu tố tham gia trong giai đoạn tan sợi huyết: plasminogen, a2-antiplasmin, PAI-1. Bình thường: . Plasminogen huyết tương: 80-120%. . a2-antiplasmin: 80-120%.

. PAI-1: < 10 AU/mL [đơn vị Arbitrary].

Có rất nhiều yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới quá trình đông máu của cơ thể :

 Prothrombin: Đây là một loại protein huyết tương tồn tại trong máu cũng do gan sản xuất chủ yếu, yếu tố này giảm sẽ gây ức chế sự đông máu.

Fibrinogen: yếu tố này có mặt trong huyết tương, chủ yếu được gan sản xuất. Nếu yếu tố đông máu này giảm, sự đông máu sẽ bị ngăn cản.

- Thromboplastin mô: Yếu tố này tham gia vào đường đông máu ngoại sinh và có tác dụng chống nhiễm khuẩn.

 - Proaccelerin: Yếu tố này cũng là yếu tố đông máu quan trọng song sẽ bị mất hoạt tính nếu có quá nhiều ion Ca++.

 - Ca++: Ion này có vai trò quan trọng cũng được coi là một yếu tố của quá trình đông máu.

 - Antihemophilic A: Yếu tố này được tổng hợp phụ thuộc nhiều vào gen, là yếu tố chống huyết hữu B và mất hoạt tính nếu có quá nhiều Ca++.

 - Stuart: Yếu tố đông máu này có trong huyết tương, hoạt động trong quá trình đông máu nội sinh.

Ngoài các yếu tố đông máu trên, còn nhiều yếu tố đông máu khác có thể được kiểm tra khi có rối loạn đông máu xảy ra.

2. Thực hiện xét nghiệm yếu tố đông máu như thế nào?

Xét nghiệm yếu tố đông máu rất đa dạng, có thể phân nhóm tương ứng với 3 giai đoạn của quá trình đông máu bao gồm: Co mạch cầm máu kỳ đầu, tiểu cầu tạo nút cầm máu và hoạt hóa quá trình đông máu. 

Khi bệnh nhân có những rối loạn về đông - cầm máu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán chính xác thời kỳ cầm máu bất thường cũng như gợi ý thực hiện xét nghiệm chuyên sâu hiệu quả. Các xét nghiệm chuyên sâu có thể chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây rối loạn đông cầm máu, có liên quan đến các yếu tố đông máu.

Quy trình chỉ định xét nghiệm yếu tố đông máu thực hiện như sau:

- Thực hiện xét nghiệm vòng đầu : các xét nghiệm vòng đầu cơ bản giúp đánh giá con đường đông máu ngoại sinh và nội sinh, tương ứng với xét nghiệm thời gian Prothrombin và xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa. Ngoài ra, các xét nghiệm đánh giá con đường chung [thời gina thrombin] và số lượng tiểu cầu cũng được thực hiện.

- Thực hiện đánh giá vòng đầu đông - cầm máu : dựa trên các kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lý hoặc đưa ra chỉ định xét nghiệm đông máu chuyên sâu hơn.

- Xét nghiệm thăm dò vòng 2 : Ở lần xét nghiệm này, bệnh nhân chủ yếu được xét nghiệm định lượng các yếu tố đông máu trong sơ đồ đông máu, tìm ra rối loạn liên quan đến yếu tố cụ thể. Từ đó có thể chẩn đoán được bệnh lý nguyên nhân liên quan đến rối loạn đông cầm máu.

- Chẩn đoán rối loạn đông máu : Khi đã thực hiện đủ các xét nghiệm cơ bản đến chuyên sâu, tìm ra được yếu tố đông máu gặp vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về loại rối loạn, mức độ rối loạn và ảnh hưởng với sức khỏe. 

Có thể thấy, xét nghiệm yếu tố đông máu tương đối phức tạp, cần thực hiện nhiều bước với nhiều xét nghiệm mới có thể tìm ra chính xác rối loạn để có hướng điều trị, xử lý phù hợp.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm yếu tố đông máu

Xét nghiệm yếu tố đông máu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân, định hướng điều trị hiệu quả nhiều dạng rối loạn đông máu. Cụ thể như sau:

- Xét nghiệm yếu tố đông máu để tìm nguyên nhân gây chảy máu bất thường : Khi mạch máu bị tổn thương dẫn tới rò rỉ máu, hệ thống đông máu được kích hoạt để hình thành huyết khối che kín vị trí tổn thương, ngăn ngừa chảy máu. Tuy nhiên, khi quá trình này bị rối loạn, bệnh nhân có thể bị chảy máu bất thường không kiểm soát gây mất nhiều máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Các trường hợp chảy máu bất thường cần làm xét nghiệm yếu tố đông máu bao gồm:

  • Chảy máu nướu răng.

  • Chảy máu cam.

  • Ra nhiều kinh nguyệt, rong kinh.

  • Thường xuyên xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên do.

  • Tiểu tiện, đại tiện ra máu.

  • Suy giảm thị lực đột ngột.

  • Viêm khớp do xuất huyết trong khớp.

Tìm ra rối loạn đông máu gây chảy máu bất thường trên sẽ giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả triệt để.

- Xét nghiệm yếu tố đông máu để chẩn đoán tình trạng huyết khối bất thường : ngoài gây chảy máu bất thường, rối loạn yếu tố đông máu còn gây hình thành huyết khối bất thường trong lòng mạch hoặc lưu thông cùng máu. Tình trạng này hết sức nguy hiểm bởi khi lưu thông hoặc liên tục tích tụ, huyết khối có thể gây bít tắc mạch máu, máu không thể lưu thông liên tục.  Tình trạng này nếu ảnh hưởng đến tim, não hay phổi đều đặc biệt nguy hiểm, khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không can thiệp kịp thời, làm thông mạch máu tắc nghẽn. Xét nghiệm yếu tố đông máu giúp xác định nguyên nhân và khắc phục để ngăn ngừa cục máu đông hình thành gây nguy hiểm.

- Xét nghiệm yếu tố đông máu đánh giá các chức năng khác : Trước cuộc phẫu thuật lớn có thể gây mất máu nhiều hoặc biến chứng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân xét nghiệm yếu tố đông máu để đánh giá tình trạng đông máu. Nếu bệnh nhân bị rối loạn đông máu, có thể gặp biến chứng trong hoặc sau mổ thì bác sĩ sẽ cân nhắc có khả năng mổ và mức độ nguy hiểm như thế nào. Ngoài ra, xét nghiệm yếu tố đông máu cũng được thực hiện để đánh giá mức độ tiến triển các bệnh lý về gan [xơ gan, suy giảm chức năng gan] hay bệnh lý tại tim, tủy, thận,… 

Như vậy, xét nghiệm yếu tố đông máu sẽ kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình đông - cầm máu, tìm nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn liên quan. Kết quả xét nghiệm có thể không chính xác và không giúp đánh giá bệnh hiệu quả nếu không tuân thủ các bước và trình tự phù hợp. 

Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra ở phổi và đường hô hấp nhằm bảo vệ những khu vực này không bị khô, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệ...

Xem: 1466Cập nhật: 05.03.2022

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi đối...

Xem: 1240Cập nhật: 03.03.2022

Viêm họng hạt là một thể bệnh của Viêm họng mạn tính một bệnh lý đường hô hấp trên rất phổ biến.Bệnh tiến triển nhanh, tỷ lệ tái phát cao khiến người...

Xem: 1368Cập nhật: 01.03.2022

Bộ Y tế hướng dẫn đối tượng sử dụng thuôc molnupiravir cho F0 nhẹ trong vòng 5 ngày tính từ thời điểm có triệu chứng, không khuyến cáo với phụ nữ mang thai,...

Xem: 1289Cập nhật: 27.02.2022

Video liên quan

Chủ Đề