Tại sao ung thư lại rụng tóc

Ảnh: BSCC

Hiện nay, không ít người vẫn nghĩ, người mắc ung thư máu nếu ăn uống đủ chất sẽ giúp các tế bào ung thư phát triển. Tuy nhiên, theo BS Vũ Quang Hưng, Phó trưởng Khoa Điều trị hóa chất H7, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đó là suy nghĩ rất sai lầm.

Bởi, nếu người bệnh muốn nâng cao thể trạng để chống đỡ bệnh ung thư, điều đầu tiên là phải có chế độ ăn và uống đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, khi đó tự cơ thể sẽ có khả năng nâng cao sức chống lại bệnh tật và những tác nhân gây bệnh.

Vì vậy, người bệnh nên ăn những đồ ăn có đủ dinh dưỡng, đồ ăn được chế biến chín, dưới dạng dễ tiêu hóa, đồ uống cần đảm bảo tổng lượng nước theo nhu cầu, nên chia nhỏ các bữa ăn, nhất là trong những đợt hóa trị kéo dài và thuốc hóa chất thường gây các tác dụng phụ trên cơ quan tiêu hóa, như buồn nôn và nôn sau ăn, loét niêm mạc miệng…

Bên cạnh đó, việc chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho người bệnh cũng rất quan trọng, việc giữ vệ sinh sạch sẽ răng miệng, tắm rửa sạch để tránh được những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào người bệnh.

"Một trong những tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh ung thư sẽ gây ra việc rụng tóc, rụng tóc làm cho vệ sinh cá nhân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu tóc rụng trong đúng thời kỳ điều trị hóa chất, người bệnh sẽ rất khó vệ sinh và mái tóc lại trở thành ổ vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh, cư trú ở đó. Và từ đấy, nó xâm nhập vào cơ thể và làm cho người bệnh nhiễm khuẩn rất nhanh" - BS Vũ Quang Hưng cho biết.

Vì vậy các bác sĩ thường chủ động cắt tóc sớm cho bệnh nhân trước khi điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư máu, cắt trước khi tóc rụng sẽ giúp người bệnh vệ sinh sạch sẽ và không lo lắng nhiều mỗi khi thấy tóc bị rụng từng mảng.

Trao đổi với VTV News, ThS. BS Vũ Quang Hưng, Phó trưởng Khoa Điều trị hóa chất H7, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, hiện nay điều trị ung thư có 3 nhóm điều trị chính:

1. Sử dụng đa hóa trị liệu: Đây là cách điều trị được áp dụng với nhiều thể bệnh ung thư máu, như bệnh lơ xê mi cấp dòng tủy và dòng lympho. Tuy nhiên, liệu pháp này hiện gặp nhiều khó khăn vì tỷ tệ đẩy lùi tế bào ung thư thấp và quá trình điều trị có nhiều biến chứng do thuốc hóa chất gây nên. Có trường hợp chỉ đẩy lui được tế bào ung thư một phần hoặc có thể không đẩy lùi được vì tế bào ung thư kháng thuốc điều trị.

2. Sử dụng thuốc điều trị nhắm đích: Dựa trên những phát hiện về cơ chế bệnh sinh và đặc biệt là việc phát hiện chính xác các gen gây bệnh ung thư máu, là nền tảng cho các nghiên cứu điều trị và áp dụng các thuốc giúp cơ thể sửa chữa những rối loạn gây nên bệnh ung thư. Đây là những tiến bộ mới giúp người bệnh có cơ hội đẩy lùi tế bào ung thư lâu dài và hướng đến việc chữa khỏi bệnh ung thư.

3. Điều trị bằng liệu pháp ghép tế bào gốc tạo máu: Để điều trị ghép tế bào gốc trong bệnh ung thư máu, người bệnh cần phải đạt được trạng thái lui bệnh trước ghép. Nguồn tế bào gốc tạo máu có thể lấy từ chính người bị bệnh để ghép tự thân, hoặc tế bào gốc có nguồn từ người hiến là anh/chị em cùng huyết thống trong cùng gia đình và phải phù hợp HLA, hoặc nguồn tế bào gốc từ máu dây rốn tại ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng động phù hợp HLA với người bệnh.

"Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý, một liệu pháp vô cùng quan trọng đó là trị liệu về mặt tâm lý cho bệnh nhân ung thư. Người mắc ung thư, tâm lý sẽ vô cùng nặng nề, vì vậy, sự chia sẻ thông tin sớm và đúng mực của bác sĩ điều trị sẽ giúp người bệnh có hiểu biết về căn bệnh mình đang mắc và các thông tin cần thiết trong quá trình điều trị." - BS. Vũ Quang Hưng chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Vì sao hóa trị ung thư lại rụng tóc? Đối phó với hiện tượng này như thế nào? Đây là những thắc mắc phổ biến của đa số bệnh nhân ung thư đã và đang chuẩn bị tiếp nhận điều trị hóa chất.

1.Hóa trị ung thư là gì?

Hóa trị tức là dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.

Hóa trị là một trong những phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư. Hóa trị tức là dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể vào cơ thể qua đường uống hoặc tĩnh mạch – tức là thuốc được pha loãng với nước sérum rồi truyền vào cơ thể qua mạch máu.

Đến nay, hoá trị vẫn là một trong các phương pháp quan trọng điều trị ung thư. Bên cạnh có thể điều trị khỏi một số ung thư, hóa trị có thể ngăn chặn được tiến triển của ung thư, giúp cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

2.Vì sao bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị lại bị rụng tóc?

Bênh cạnh việc tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa trị cũng có một số tác dụng phụ. Một trong số đó là rụng tóc. Vậy vì sao hóa trị ung thư lại rụng tóc? Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh [đặc trưng của tế bào ung thư]. Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào có độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể, đó là tế bào biểu bì và phần phụ của da như nang lông, móng… làm rụng tóc [thường gặp nhất], rụng lông ở các phần khác nhau của cơ thể.

Hóa trị ảnh hưởng đến các tế bào biểu bì và phần phụ của da như nang lông, móng… làm rụng tóc

Tuy nhiên, phản ứng phụ rụng tóc còn tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng sử dụng và tùy từng người mà mức độ nặng nhẹ ở gốc tóc cũng như ở toàn thân cũng có biểu hiện khác nhau. Hiện tượng rụng tóc thường xảy ra sau khi hóa trị liệu được 1 – 2 tuần, sau 1 – 2 tháng là nặng nhất.

Rụng tóc khi hóa trị ung thư có tác động không nhỏ tới tinh thần của người bệnh. Tóc rụng khiến người bệnh tự ti với vẻ ngoài của mình, ngại giao tiếp và đến nơi đông người, đồng thời khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

3.Đối phó với hiện tượng này ra sao?

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải hóa chất nào cũng gây rụng tóc như nhau, mà có loại rụng nhiều, có loại rụng ít hoặc không rụng. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân hóa trị ung thư sẽ mọc lại tóc sau khi khi kết thúc điều trị. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn đối phó với hiện tượng này:

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên dùng mũ, khăn hay tóc giả để bảo vệ da đầu.

  • Dùng dầu gội đầu loại nhẹ, dừng lược mềm và thưa để chải tóc
  • Không uốn hay nhuộm tóc trong khi điều trị ung thư bằng hóa chất
  • Nên cắt tóc ngắn để tóc trông dày hơn
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên dùng mũ, khăn hay tóc giả để bảo vệ da đầu.
  • Chọn loại tóc giả mềm, không gây đau hay ngứa cho da đầu

Hiện nay, tại Khoa Ung bướu – Phòng khám Chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc trang bị các loại thuốc hóa trị được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ. Tốt nhất, bạn nên đưa dì tới gặp trực tiếp các bác sĩ kèm theo đầy đủ hồ sơ bệnh án để được nghe tư vấn cụ thể. Các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng sử dụng nhằm tránh hoặc hạn chế rụng tóc.

Video liên quan

Chủ Đề