Thế nào là hộ cá nhân kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể là gì? Quy định mới nhất về hộ kinh doanh cá thể? Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Quy định mới nhất về hộ kinh doanh cá thể.

Hiện nay, nếu không kể đến những hình thức doanh nghiệp lớn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân.., thì hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh cá thể là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Với quy mô, vừa và nhỏ, hình thức hộ kinh doanh hiện đang rất phổ biến và đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân. Vậy hộ kinh doanh cá thể là gì?

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về đăng ký doanh nghiệp như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình là:

Không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng;

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình;

Hộ cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm;

Được phép sử dụng không quá 10 lao động.

2. Hộ kinh doanh cá thể tiếng Anh là gì?

Hộ kinh doanh cá thể trong tiếng Anh là Individual business households.

Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân làm chủ

Đối với trường hợphộ kinh doanh cá thể do một cá nhânduy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể như là: quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh.

Đương nhiên, chủ hộ kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, kể cả mọi lợi nhuận cũng như rủi ro của hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ [Kinh Doanh Hộ Gia Đình]

Đối với trường hợphộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đìnhlàm chủ sở hữu thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ.

Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong hộ gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên.

3. Quy định mới nhất về hộ kinh doanh cá thể

Về đối tượng được đăng ký

Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể uy tín nhất

Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới [muốn đăng ký hộ kinh doanh mới phải giải thể hộ kinh doanh cũ].

Về địa điểm đăng ký kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập HKD ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được điều này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi. Trường hợp có hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh tuyệt đối không được là chung cư [trừ trường hợp hộ kinh doanh với mục đích cho thuê nhà để ở].

Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.

Về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Xem thêm: Cá nhân kinh doanh rau, củ, quả có phải đóng thuế không?

Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn [chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được]. Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp;
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

Bạn có thể xem thêm về các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể, thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm chứ không có một mức cố định.

Về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Từ 10 lao động trở lên bắt buộc phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

4. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Xem thêm: Thủ tục xin phù hiệu xe tải của hộ kinh doanh cá thể

Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ [nếu có].

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Đặt tên hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

Cụm từ Hộ kinh doanh;

Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ công ty, doanh nghiệp để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Danh mục ngành nghề cần lưu ý khi đăng ký

Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề:

  • Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
  • Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;
  • Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;
  • Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;
  • Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;
  • Thiết kế phương tiện vận tải;
  • Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  • Kinh doanh dịch vụ kế toán;

Danh mục ngành nghề cần kiểm tra thực tế trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:

  • Dịch vụ cầm đồ;
  • Dịch vụ nhà trọ, nhà cho thuê;
  • Dịch vụ Internet;
  • Dịch vụ Karaoke;
  • Kinh doanh khí đốt hoá lỏng.

Kết luận: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi nói khái quát thì đơn giản hơn thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn. Bởi việc có khuôn khổ thì đã có văn bản quy định, còn không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào yếu tố con người.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương

Chức vụ: Giám đốc điều hành

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 8.619 bài viết

Gọi luật sư ngay
Tư vấn luật qua Email
Báo giá trọn gói vụ việc
Đặt lịch hẹn luật sư
Đặt câu hỏi tại đây

Video liên quan

Chủ Đề