Thế nào là từ chối thương thảo hợp đồng

Xử lý khi nhà thầu từ chối ký hợp đồng sau khi trúng thầu

Xử lý khi nhà thầu từ chối ký hợp đồng sau khi trúng thầu? Khi nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng, không ký hợp đồng thì cần phải xử lý như thế nào?

Theo quy định của Luật Đấu thầu, sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị trúng thầu đã không ký hợp đồng và các nhà thầu còn lại cũng không chấp thuận ký hợp đồng. Việc làm của nhà thầu như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bên mời thầu. Đôi khi chỉ vì một gói thầu nhỏ bị hủy dẫn đến cả một dự án lớn có thể dẫn tới bị chậm tiến độ. Việc làm này gây ảnh hưởng về ngân sách, thời gian, công sức của bên mời thầu việc gây dựng uy tín cũng như nâng cao khả năng trúng thầu, cung cấp gói thầu với chất lượng tốt là đích đến của mọi nhà thầu hiện nay. Giữ chữ tín trong đấu thầu lại càng quan trọng vì sức lan tỏa đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu, tư vấn là rất lớn.

Do đó, khi nhà thầu đã trúng thầu mà không tích cực tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng, làm cơ sở để cung cấp dịch vụ, sản phẩm là cực kỳ tối kỵ, bởi điều này dẫn đến mất niềm tin của chính các chủ đầu tư. Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định cụ thể để làm rõ vấn đề về xử lý khi nhà thầu từ chối ký hợp đồng sau khi trúng thầu như sau:

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Đấu thầu 2014
  • Nghị định 63/2014/NĐ-CP

II. Giải quyết vấn đề

1. Hợp đồng sau khi trúng thầu là gì?

Theo khoản 32 Điều 4 Luật Đấu thầu 2014 quy định :

Hợp đồngthầu là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.

2.Xử lý khi nhà thầu từ chối ký hợp đồng sau khi trúng thầu

Trường hợp cụ thể về vấn đề xử lý khi nhà thầu từ chối ký hợp đồng sau trúng thầu sẽ được Luật Dương Gia lấy ví dụ cụ thể để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bên mời thầu là công ty Avừa thực hiện đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa đã lựa chọn được nhà thầu trúng tuyển và gửi thông báo trúng thầu đến nhà thầu là B nhưng nhà thầu từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng. Việc xử lý nhà thầu B từ chối ký hợp đồng sau khi trúng thầu sẽ được Luật Dương Gia làm rõ như sau:

Thứ nhất để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư thì phải thực hiện bảo đảm dự thầu như đặt cọc, ký quỹ nhằm hạn chế những rủi ro và nâng cao trách nhiệm.

Xem thêm: Biên bản mở thầu ghi sai thông tin có bị hủy thầu không?

Theo điều 4 củaLuật Đấu thầu 2013 về bảo đảm dự thầu cóquy định:

Bảo đảm dự thầulà việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Thứ hai, về trách nhiệm của bên mời thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầucho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.

Mặt khác, bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây[ quy định tại khoản 8 điều 11 Luật Đấu thầu 2013]

Thứ nhất, nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

Thứ hai, nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này;

Thứ ba, nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;

Xem thêm: Không tiến hành đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Thứ tư, nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng

Thứ năm, nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, đối với nhà thầu B được thông báo đã trúng thầu nhưng việc nhà thầu B lại từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong vòng thời hạn 20 ngày,kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu thì Bên mời thầu là công ty A không phải hoàn trả lại bảo đảm dự thầu cho nhà thầu B. Trừ trường hợp nhà thầu B chứng minh được có đầy đủ căn cứ có trường hợp bất khả kháng xảy ra ở đây.

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Em nhờ tư vấn giúp em vấn đề này với: Vừa qua công ty em có thực hiện thương thảo hợp đồng với khách hàng [cơ quan Nhà nước], nhưng có một số điều khoản công ty em không đáp ứng được nên bên em muốn từ chối ký hợp đồng, vậy em làm tờ trình xin từ chối ký hợp đồng thì cần căn cứ vào những điều khoản Luật nào không? Kính mong quý Công ty Luật tư vấn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định vềThương thảo hợp đồng như sau:

Xem thêm: Các trường hợp hủy thầu theo quy định mới nhất năm 2021

1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

2. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

a] Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;

b] Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu [nếu có] của nhà thầu;

c] Hồ sơ mời thầu.

3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

a] Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

b] Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá [nếu có]. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;

Xem thêm: Thay đổi mục tiêu gói thầu có được phép hủy thầu không?

c] Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.

4. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a] Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b] Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu [nếu có], bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;

c] Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát [đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công], vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

d] Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu [nếu có] nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ] Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

5. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện [nếu có].

6. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Khoản 1 Điều 17 Luật đấu thầu 2013 quy định các trường hợp hủy thầu: 1. Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Theo như bạn trình bày,công ty bạn tham gia đấu thầu, đang trong quá trình thương thảo hợp đồng nay công ty bạn không muốn ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì công ty bạn có thể làm tờ trình gửi chủ đầu tư trong đó nêu rõ lý do không tiếp tục ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Thay đổi mục tiêu gói thầu có được phép hủy thầu không?
  • Quy trình thủ tục hủy thầu theo quy định Luật đấu thầu 2013
  • Không có nhà thầu nào tham dự có được hủy thầu không?
  • Thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt, sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng
  • Tư vấn về việc ủy quyền lại

Chủ Đề