Thế nào là yêu nước đúng cách

Lẽ thường trong kỷ nguyên số, trước nguồn tài liệu thông tin phong phú, đa dạng, dễ dàng kiểm chứng, các tổ chức quan sát quốc tế liên quan nhân quyền có thể tổng hợp, phân tích để đưa ra các đánh giá khách quan, đúng đắn về Việt Nam. Song từ thái độ thù địch, nhiều năm nay một số tổ chức vẫn cố tình chối bỏ sự thật, liên tục đưa ra các luận điệu có tính chất xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo để làm tổn hại hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Bằng chứng là với thủ đoạn "bản cũ soạn lại", từ năm này sang năm khác các tổ chức này vẫn cố tình công bố các bản báo cáo với nội dung được sao chép gần như y hệt nhau. Mới đây, ngày 3-3-2021, trong báo cáo gọi là "Tự do trên thế giới năm 2021", tổ chức Nhà tự do [FH] lại ngang ngược xếp Việt Nam vào "nhóm quốc gia không có quyền tự do". Và nhằm minh chứng cho xếp hạng đó, FH đã sử dụng "chiếc áo khoác khảo sát độc lập", ngụy trang cho việc khai thác dẫn chứng vốn là thông tin bịa đặt từ các tổ chức, địa chỉ báo chí vốn có thái độ thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam công bố. Cụ thể, để vu cáo Việt Nam, FH dẫn lại la liệt các báo cáo, số liệu, thông tin của cái gọi là Theo dõi nhân quyền [HRW], Ân xá quốc tế [AI], Phóng viên không biên giới [RSF], Ủy ban Bảo vệ nhà báo [CPJ] cho tới rất nhiều website, blog không rõ nguồn gốc. Ðối với các tổ chức nêu trên, nếu ai quan tâm tới Việt Nam thì đều biết, từ ngày "quan tâm" đến Việt Nam, chưa một lần HRW, AI, CPJ, RSF đưa ra một nhận xét tích cực. Chính vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi với lối tiếp cận phiến diện, ác ý, dựa trên các cứ liệu có tính bịa đặt, vu cáo, FH cùng các tổ chức đồng lõa đã đưa ra kết luận đầy thiên kiến. Ðiều đó cũng cho thấy, họ không quan tâm gì tới nhân quyền và nhân quyền chỉ là công cụ giúp họ xâm phạm thô bạo chủ quyền của quốc gia họ có thái độ thù địch. Các loại báo cáo họ công bố thực chất là tiến công Việt Nam bằng thủ đoạn khác, và được phát tán với mục đích gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo cớ để đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý.

Tuy nhiên, những chiêu trò như của FH đã nhanh chóng bị nhận diện, không thể làm ảnh hưởng lòng yêu nước, niềm tin của nhân dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Chưa kể, sau mỗi văn bản được đăng tải trên mạng xã hội, các tổ chức quốc tế này đã phải đối diện vô số phản ứng từ chính những người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Thí dụ, phản ứng trước thông tin, kết luận sai sự thật trong báo cáo của FH công bố vừa qua, đã có hàng chục nghìn lượt bình luận phản đối từ Việt Nam. Trong đó có rất nhiều tài khoản bình luận rất cụ thể. Chẳng hạn: "Tôi không đến từ một đất nước Việt Nam mất tự do như phát ngôn của các vị, mà từ một quốc gia thuộc bán đảo Ðông Dương, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, có 4.000 năm lịch sử. Dân tộc tôi yêu chuộng hòa bình, không thích gây chiến với các nước khác, vì vậy các vị đừng nên bịa đặt, vu khống chúng tôi như thế...". Hoặc ngày 5-3-2021, khi RFA loan tin Liên minh báo chí tự do [OFPC] đưa Phạm Ðoan Trang [người đang bị Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự về tội: "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" quy định tại Ðiều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" quy định tại Ðiều 117 Bộ luật Hình sự 2015] vào danh sách 10 trường hợp khẩn cấp, một trong các bình luận nhận được nhiều lượt thích [like] có nội dung như sau: "Tất cả các nước trên thế giới đều có luật cả. Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật. Còn những trang, đài này theo những kiều bào ta ở nước ngoài nói: chỉ nói và viết bậy bạ, lừa kiều bào ta để lấy tiền tiêu xài". Ngày 23-3-2021, trước thông tin AI bịa đặt về tình hình của Nguyễn Văn Hóa [phạm nhân đang thụ án vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"], tài khoản L.D đã phản ứng bằng ý kiến ngắn gọn nhưng đầy mỉa mai rằng: "Cho hỏi thông tin ở đâu thế? Chui gầm giường nghe lỏm à?". Nhiều người khác còn khẳng định bản án dành cho Nguyễn Văn Hóa là quá nhẹ so với các tội danh anh ta đã vi phạm...

Trên thực tế, giờ đây, phản ứng của nhân dân trước luận điệu sai trái của các thế lực thù địch không chỉ xuất hiện trên các địa chỉ truyền thông chính thống, mà đã lan tỏa trên cả nền tảng mạng xã hội. Nhờ khả năng tương tác, chia sẻ của Facebook, YouTube,… nhiều công dân mạng đã không ngại ngần công khai bày tỏ sự phẫn nộ cũng như thái độ, quan điểm của mình trước các hiện tượng xấu, vạch mặt các tổ chức khủng bố, thù địch, phản động, đồng thời lan tỏa lòng yêu nước, nâng cao tình đoàn kết, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại Việt Nam. Ðó chính là sự thể hiện trách nhiệm công dân, là những tiếng nói mạnh mẽ từ lương tri của người dân trong xã hội. Không ít người nhiều lần công khai bày tỏ ý kiến của mình trên mạng xã hội để bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước cho dù trước đó phải hứng chịu nhiều thủ đoạn tiến công của kẻ xấu, như: nhục mạ bằng từ ngữ tục tĩu, tiến công bằng tin nhắn, cuộc gọi ẩn danh; chế ảnh; xâm hại thông tin đời tư... Nhiều du học sinh, người Việt Nam ở nước ngoài cũng bày tỏ thái độ không hề nao núng về việc bình luận, đăng tải bài viết, video trên Facebook, YouTube đã phải đối mặt với phần tử cực đoan trong cộng đồng gốc Việt và nạn phân biệt chủng tộc. Ðáng chú ý là những tiếng nói tích cực, lành mạnh đó ngày càng nhiều, trở nên lớn mạnh qua nhiều năm, liên kết thành các diễn đàn có ảnh hưởng trên mạng xã hội, nhất là trong giới trẻ...

Dẫu vậy, có lẽ do chủ yếu để thể hiện lòng yêu nước, còn mang tính tự phát và tức thời nên một số người thể hiện ý kiến trên mạng xã hội còn chưa chú ý tới việc nâng cao chất lượng bài viết, video, bình luận. Không ít trường hợp trong một số bối cảnh không giữ được "cái đầu lạnh" nên phát ngôn chưa chuẩn mực, có thể đẩy tới hậu quả ngoài ý muốn. Chẳng hạn, sau khi FH công bố bản báo cáo tai tiếng, một số người đã bình luận trên fanpage của FH bằng lời lẽ nặng nề, thô tục, thậm chí đe dọa thực hiện một cuộc tiến công mạng. Thái độ như vậy có thể tạo cơ hội cho các tổ chức như FH dựa vào để xếp Việt Nam trong "nhóm quốc gia ứng xử kém văn minh trên internet". Ðó là điều rất cần cảnh tỉnh, vì trong quá khứ, một số người Việt Nam thể hiện lòng yêu nước một cách thái quá đã đưa tới một số sự cố trên internet và mạng xã hội.

Hiện tượng khác cần chú ý là: vì muốn nhanh chóng đưa ra trước pháp luật các tổ chức, cá nhân có phát ngôn, hành vi chống phá đất nước, mà một số fanpage, tài khoản cá nhân tỏ ra nóng vội khi đăng tải bài viết, video có những chi tiết, nội dung chưa thật sự chuẩn xác. Bài viết, hình ảnh tuy trước đó nhận được nhiều lượt thích, bình luận ủng hộ từ cộng đồng mạng song giá trị cảnh báo, răn đe cái xấu vì vậy đã phần nào bị suy giảm. Một vài fanpage, nhóm Facebook, trang YouTube còn đặt tên gọi và lấy biểu tượng dễ gây hiểu lầm với cơ quan chức năng như: "Ðơn vị tác chiến điện tử", "Trung tâm chỉ huy tác chiến mạng", "Học viện phòng chống phản động",… tạo ra kẽ hở cho các tổ chức khủng bố, "nhóm xã hội dân sự giả danh, nhà dân chủ rởm" tiến công bằng cách: báo cáo quản trị Facebook, YouTube vu khống các nhóm yêu nước đăng nội dung có "ngôn từ gây thù hận", "thông tin sai sự thật", "spam" [gây phiền toái]; quy chụp cộng đồng yêu nước này là do Nhà nước lập ra để "đàn áp bất đồng chính kiến"... Hậu quả là một số tài khoản, fanpage đã bị Facebook, YouTube yêu cầu phải ẩn bài viết, phải xóa trang, khóa tính năng. Không chỉ vậy, còn có hiện tượng đăng tải bài viết, video mang nội dung gây hiểu lầm trong chính cộng đồng người yêu nước trên mạng xã hội. Ðiển hình là vừa qua, khi nhà báo Nguyễn Văn Minh góp ý về bài viết, phương thức hoạt động của fanpage ARA, một bộ phận người ủng hộ trang này đã có lời lẽ thiếu chuẩn mực. Rất may, sự việc chưa đi quá xa vì quản trị của ARA nhanh chóng tiếp thu ý kiến, chấm dứt sự hiểu lầm giữa các bên để cùng "phát triển lòng yêu nước".

Việc nhân dân tự giác, tích cực sử dụng không gian mạng trực tiếp đấu tranh với luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Ðảng, Nhà nước Việt Nam là một biểu hiện khẳng định niềm tin của nhân dân vào sự đúng đắn trong đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước hiện nay, cũng như thể hiện niềm tự hào về các thành tựu đã đạt được, niềm tin vào tương lai đất nước. Chính vì thế, việc người dân thông qua các tài khoản cá nhân, fanpage được lập ra trên mạng xã hội để lan tỏa tình yêu đất nước, bảo vệ lý tưởng, bảo vệ chế độ, bảo vệ uy tín và hình ảnh đất nước,… cần được cổ vũ, ủng hộ. Tuy vậy, trước một số bất cập như đã nêu ở trên, xã hội, cộng đồng sử dụng mạng xã hội, các cơ quan chức năng cũng cần có những giải pháp để tạo ra sự phát triển đúng hướng. Người sử dụng mạng xã hội cần hết sức tỉnh táo, cẩn trọng khi phát ngôn, bình luận, không để ý kiến chỉ ra đời từ nhận thức cảm tính, tránh rơi vào cạm bẫy của kẻ xấu, cần khảo sát kỹ lưỡng từ thông tin, tư liệu đã được kiểm chứng. Việc phản biện, phê phán rất cần dựa trên cơ sở luận chứng chặt chẽ để có sức thuyết phục, có khả năng nhận diện, vạch trần bản chất của kẻ xấu. Thể hiện đúng mực, đúng chỗ lòng yêu nước sẽ góp phần lan tỏa, nhân thêm sức mạnh dân tộc, cùng đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, và tiếp tục phát triển. Ðồng thời, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đấu tranh chống các luận điệu sai trái, các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm, có cơ chế bảo vệ các công dân yêu nước bị xúc phạm, đe dọa khi họ trực tiếp phản biện vạch mặt kẻ xấu...

QUANG MINH

Hàng triệu người dân yêu nước đang tỏ sự bức xúc khi mà trong những ngày qua, trên một số diễn đàn, mạng xã hội xuất hiện nhiều lời kích động, lôi kéo người dân biểu tình chống lại chính quyền và các lực lượng chức năng sau khi nghe thông tin về dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Nhưng điều đáng nói, người hiểu vấn đề thì ít, mà người bị kẻ xấu lợi dụng để kích động với âm mưu phá hoại sự ổn định của xã hội thì nhiều

Như đứt từng khúc ruột

Ông Hán Văn Nghiệp là một cựu chiến binh ở thôn Hưng Kiều 4, xã An Tường [TP Tuyên Quang]. Ông đã lập tài khoản trên mạng xã hội facebook vài năm nay nhằm kết nối với bạn bè gần xa. Ông kể, có những người bạn chiến đấu biệt vô âm tín hàng chục năm nay, bỗng dưng nhìn thấy nhau trên mạng mà mừng rơi nước mắt. Mấy ngày qua, ông theo dõi thấy rất nhiều hình ảnh người dân ở các tỉnh miền Trung, miền Nam xuống đường biểu tình, đập phá, chống đối chính quyền, chống lại lực lượng chức năng. Trước đó, tài khoản facebook của ông cũng nhận được tin nhắn với nội dung “Hà Nội đang có biến rồi. Biểu tình chống Trung cộng. Hãy là người dân yêu nước…”. Ông hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng định thần và nhận ra rằng đây là âm mưu nham hiểm, lộ rõ bản chất là lời kêu gọi bạo loạn và biểu tình của các thế lực thù địch hòng chống phá đất nước.

Ngay những ngày sau đó, ông Nghiệp theo dõi trên mạng với hàng loạt hình ảnh trụ sở làm việc bị bom xăng phá hủy, những chiếc xe máy, ô tô bị cháy rụi, những con phố tan hoang dưới hành động núp bóng danh nghĩa biểu tình… Ông khó có thể nghĩ rằng, cuộc đời mình đã từng chứng kiến hai cuộc chiến tranh tàn phá quê hương, chả nhẽ lại phải chịu thêm một lần nữa? Ông thương những chiến sỹ cảnh sát trẻ đã phải thức trắng đêm, đối mặt với tình huống nguy hiểm. Họ như những đứa con, đứa cháu của ông, đau xót thay nếu phải nằm xuống chỉ vì những hành động điên cuồng do những kẻ giấu mặt giật dây. Ông sợ chiến tranh, vì chiến tranh sẽ mang đau thương, mất mát đến cho con người.



Là một thanh niên, với sự hiểu biết của bản thân, em Phan Xuân Trường, xóm 11, xã Tràng Đà, học sinh trường THPT Ỷ La [TP Tuyên Quang] cũng tỏ rõ quan điểm chín chắn của mình về sự việc: “Bây giờ có muốn giấu thì tất cả mọi người cũng đã nắm hết thông tin, vì bây giờ thông tin lan truyền trên mạng xã hội quá nhanh và chi tiết. Nhưng trước thông tin ấy, chúng em luôn có cái nhìn đúng đắn, phải tham khảo ý kiến của bố mẹ và người lớn.

Em thấy cho dù lý do gì đi nữa thì hành động của những người tham gia biểu tình đều là phản quốc, chống lại nhân dân và chống lại chính gia đình và cuộc sống đang yên ổn của mình”. Trường còn chia sẻ, lòng yêu nước thì chưa thấy đâu, nhưng máu của những người làm nhiệm vụ cho đất nước đã đổ xuống, nhiều công trình, trụ sở bị những kẻ quá khích làm hư hỏng.

Đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng

Môi trường dễ bị đối tượng xấu nhằm vào để thực hiện mưu đồ kích động, lôi kéo là những nơi tập trung đông dân cư, các trường học, khu công nghiệp có đông công nhân. Đối tượng dễ bị tác động chủ yếu là thanh thiếu niên hư hỏng, sa đà vào tệ nạn xã hội, những người “vô công rồi nghề”, bất mãn…

Anh Trần Quang Huy, Trưởng Phòng Quản lý sinh viên, trường Đại học Tân Trào cho rằng, với gần 4.000 học sinh, sinh viên, việc thường xuyên nắm bắt và làm tốt tư tưởng cho học sinh, sinh viên là vấn đề được nhà trường hết sức quan tâm. Phòng thường tham mưu tổ chức Tuần giáo dục công dân - học sinh, sinh viên, hội nghị công tác an ninh; phối hợp với công an xã, công an huyện nắm bắt tình hình học sinh, sinh viên ở ngoại trú, phổ biến và tuyên truyền về an ninh, trật tự. Bên cạnh đó, thông qua hòm thư tố giác, các trang mạng xã hội, cán bộ của Phòng nắm bắt tư tưởng học sinh, sinh viên để có các giải pháp tuyên truyền, định hướng phù hợp. Trong quá trình lên lớp, các giảng viên cũng lồng ghép tuyên truyền cho học sinh, sinh viên như ở những môn Pháp luật, Tâm lý, Tư tưởng Hồ Chí Minh…

Trong nhiều năm qua, tình hình tư tưởng của học sinh, sinh viên trường Đại học Tân Trào được nhìn nhận là khá ổn định và “thuần”. Sinh viên năm cuối Khoa Khoa học cơ bản Phùng Tiến Thông chia sẻ, điều kiện tiếp cận thông tin của sinh viên hiện nay rất dễ dàng. Hầu hết sinh viên đều dùng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, các em đều đã nhận biết được đâu là thông tin chính thống. Khi tiếp nhận một thông tin trên mạng hoặc từ bạn bè đều có sự nhận định, sàng lọc, đặc biệt là hạn chế chia sẻ, lan truyền những gì mình chưa nắm rõ để không gây hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội.

Anh Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, có thể nói rằng facebook là một trong những mạng xã hội hiện được đa số người dân sử dụng. Với lợi thế tương tác rộng trên môi trường mạng của facebook khiến người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, với tính năng đồng bộ hóa dữ liệu, nếu chúng ta quan tâm đến nội dung gì trên mạng, click chuột vào đó, facebook sẽ gợi ý một loạt nội dung tương đồng để chúng ta tiếp cận.

Bên cạnh đó, dựa vào các thông tin cá nhân người khai, facebook có thể lọc các đối tượng theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, mật độ, tần suất tương tác... và phân loại được nhóm người sử dụng, hay việc phải trả tiền để làm nổi bật nội dung bài đăng. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu có thể thực hiện mưu đồ của mình như nhắn tin, quảng bá nội dung nào đó. Nếu không muốn xem và gặp rắc rối thì người dùng nên hạn chế truy cập, bình luận hoặc chia sẻ đối với những nội dung này.

Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Yêu nước phải cần có trái tim “nóng”, nhưng phải cần có cái đầu “lạnh” đủ tỉnh táo để không bị kẻ xấu lợi dụng.

Theo TQĐT

Hàng triệu người dân yêu nước đang tỏ sự bức xúc khi mà trong những ngày qua, trên một số diễn đàn, mạng xã hội xuất hiện nhiều lời kích động, lôi kéo người dân biểu tình chống lại chính quyền và các lực lượng chức năng sau khi nghe thông tin về dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Nhưng điều đáng nói, người hiểu vấn đề thì ít, mà người bị kẻ xấu lợi dụng để kích động với âm mưu phá hoại sự ổn định của xã hội thì nhiềuNhư đứt từng khúc ruột Ông Hán Văn Nghiệp là một cựu chiến binh ở thôn Hưng Kiều 4, xã An Tường [TP Tuyên Quang]. Ông đã lập tài khoản trên mạng xã hội facebook vài năm nay nhằm kết nối với bạn bè gần xa. Ông kể, có những người bạn chiến đấu biệt vô âm tín hàng chục năm nay, bỗng dưng nhìn thấy nhau trên mạng mà mừng rơi nước mắt. Mấy ngày qua, ông theo dõi thấy rất nhiều hình ảnh người dân ở các tỉnh miền Trung, miền Nam xuống đường biểu tình, đập phá, chống đối chính quyền, chống lại lực lượng chức năng. Trước đó, tài khoản facebook của ông cũng nhận được tin nhắn với nội dung “Hà Nội đang có biến rồi. Biểu tình chống Trung cộng. Hãy là người dân yêu nước…”. Ông hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng định thần và nhận ra rằng đây là âm mưu nham hiểm, lộ rõ bản chất là lời kêu gọi bạo loạn và biểu tình của các thế lực thù địch hòng chống phá đất nước. Ngay những ngày sau đó, ông Nghiệp theo dõi trên mạng với hàng loạt hình ảnh trụ sở làm việc bị bom xăng phá hủy, những chiếc xe máy, ô tô bị cháy rụi, những con phố tan hoang dưới hành động núp bóng danh nghĩa biểu tình… Ông khó có thể nghĩ rằng, cuộc đời mình đã từng chứng kiến hai cuộc chiến tranh tàn phá quê hương, chả nhẽ lại phải chịu thêm một lần nữa? Ông thương những chiến sỹ cảnh sát trẻ đã phải thức trắng đêm, đối mặt với tình huống nguy hiểm. Họ như những đứa con, đứa cháu của ông, đau xót thay nếu phải nằm xuống chỉ vì những hành động điên cuồng do những kẻ giấu mặt giật dây. Ông sợ chiến tranh, vì chiến tranh sẽ mang đau thương, mất mát đến cho con người. Là một thanh niên, với sự hiểu biết của bản thân, em Phan Xuân Trường, xóm 11, xã Tràng Đà, học sinh trường THPT Ỷ La [TP Tuyên Quang] cũng tỏ rõ quan điểm chín chắn của mình về sự việc: “Bây giờ có muốn giấu thì tất cả mọi người cũng đã nắm hết thông tin, vì bây giờ thông tin lan truyền trên mạng xã hội quá nhanh và chi tiết. Nhưng trước thông tin ấy, chúng em luôn có cái nhìn đúng đắn, phải tham khảo ý kiến của bố mẹ và người lớn. Em thấy cho dù lý do gì đi nữa thì hành động của những người tham gia biểu tình đều là phản quốc, chống lại nhân dân và chống lại chính gia đình và cuộc sống đang yên ổn của mình”. Trường còn chia sẻ, lòng yêu nước thì chưa thấy đâu, nhưng máu của những người làm nhiệm vụ cho đất nước đã đổ xuống, nhiều công trình, trụ sở bị những kẻ quá khích làm hư hỏng. Đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng Môi trường dễ bị đối tượng xấu nhằm vào để thực hiện mưu đồ kích động, lôi kéo là những nơi tập trung đông dân cư, các trường học, khu công nghiệp có đông công nhân. Đối tượng dễ bị tác động chủ yếu là thanh thiếu niên hư hỏng, sa đà vào tệ nạn xã hội, những người “vô công rồi nghề”, bất mãn… Anh Trần Quang Huy, Trưởng Phòng Quản lý sinh viên, trường Đại học Tân Trào cho rằng, với gần 4.000 học sinh, sinh viên, việc thường xuyên nắm bắt và làm tốt tư tưởng cho học sinh, sinh viên là vấn đề được nhà trường hết sức quan tâm. Phòng thường tham mưu tổ chức Tuần giáo dục công dân - học sinh, sinh viên, hội nghị công tác an ninh; phối hợp với công an xã, công an huyện nắm bắt tình hình học sinh, sinh viên ở ngoại trú, phổ biến và tuyên truyền về an ninh, trật tự. Bên cạnh đó, thông qua hòm thư tố giác, các trang mạng xã hội, cán bộ của Phòng nắm bắt tư tưởng học sinh, sinh viên để có các giải pháp tuyên truyền, định hướng phù hợp. Trong quá trình lên lớp, các giảng viên cũng lồng ghép tuyên truyền cho học sinh, sinh viên như ở những môn Pháp luật, Tâm lý, Tư tưởng Hồ Chí Minh… Trong nhiều năm qua, tình hình tư tưởng của học sinh, sinh viên trường Đại học Tân Trào được nhìn nhận là khá ổn định và “thuần”. Sinh viên năm cuối Khoa Khoa học cơ bản Phùng Tiến Thông chia sẻ, điều kiện tiếp cận thông tin của sinh viên hiện nay rất dễ dàng. Hầu hết sinh viên đều dùng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, các em đều đã nhận biết được đâu là thông tin chính thống. Khi tiếp nhận một thông tin trên mạng hoặc từ bạn bè đều có sự nhận định, sàng lọc, đặc biệt là hạn chế chia sẻ, lan truyền những gì mình chưa nắm rõ để không gây hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội. Anh Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, có thể nói rằng facebook là một trong những mạng xã hội hiện được đa số người dân sử dụng. Với lợi thế tương tác rộng trên môi trường mạng của facebook khiến người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt, với tính năng đồng bộ hóa dữ liệu, nếu chúng ta quan tâm đến nội dung gì trên mạng, click chuột vào đó, facebook sẽ gợi ý một loạt nội dung tương đồng để chúng ta tiếp cận. Bên cạnh đó, dựa vào các thông tin cá nhân người khai, facebook có thể lọc các đối tượng theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, mật độ, tần suất tương tác... và phân loại được nhóm người sử dụng, hay việc phải trả tiền để làm nổi bật nội dung bài đăng. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu có thể thực hiện mưu đồ của mình như nhắn tin, quảng bá nội dung nào đó. Nếu không muốn xem và gặp rắc rối thì người dùng nên hạn chế truy cập, bình luận hoặc chia sẻ đối với những nội dung này. Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Yêu nước phải cần có trái tim “nóng”, nhưng phải cần có cái đầu “lạnh” đủ tỉnh táo để không bị kẻ xấu lợi dụng. Theo TQĐT

Các bài khác

  • Cảnh giác, tỉnh táo trước âm mưu kích động biểu tình, gây rối của các thế lực thù địch, phản động [14/06/2018]
  • Triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2018 [08/06/2018]
  • Tuyên Quang quyết tâm đẩy lùi tệ nạn ma tuý [04/06/2018]
  • Giàng Thị Chía - Người Bí thư chi bộ dân tộc Mông tiêu biểu [22/05/2018]
  • Thận trọng, cảnh giác trước những phương thức, thủ đoạn tín dụng đen và cho vay nặng lãi [22/05/2018]
  • Cảnh báo nguy cơ lừa đảo [15/05/2018]
  • Nhận diện cái gọi là 'Hội thánh của Đức chúa trời mẹ' [10/05/2018]
  • Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở Lâm Bình: Đối tượng nào, hình thức đó [08/05/2018]
  • Công an huyện Hàm Yên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật [08/05/2018]
  • Giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh, sinh viên [08/05/2018]
Xem thêm »

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Video liên quan

Chủ Đề