Theo em truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta

Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo [Bài 2: Miền cổ tích]

Cùng Đọc tài liệu tham khảo cách trả lời câu hỏi trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1 [Chân trời sáng tạo] về ý nghĩa của truyện cổ tích đối với cuộc sống của chúng ta.

Thể loại truyện cổ tích là gì?

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.

- Một số kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là:

+ Nhân vật bất hạnh: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…

+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngôc nghếch

+ Nhân vật là động vật [con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người]

- Đặc trưng của truyện cổ tích:

+ Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo

+ Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Ý nghĩa của truyện cổ tích

+ Truyện cổ tích luôn là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất của trẻ nhỏ:Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại mà người lớn vốn không mấy quan tâm nhưng với chúng lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.

+ Truyện cổ tích luôn hướng đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.

+ Truyện cổ tích còn giúp trẻ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn của cha ông ta.

Ý nghĩa một số câu truyện cổ tích

1. Ý nghĩa truyện ăn khế trả vàng

Truyện ăn khế trả vàng là một câu truyện rất hay, một câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà làm việc tàn nhẫn với nhau.

2. Ý nghĩatruyện Thạch sanh

Truyện kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hài, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống lại quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, cồn lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

3.Ý nghĩatruyện Sọ Dừa

- Hiện thực của những con người có dố phận bất hạnh: họ bị khiếm khuyết, dị dạng nhưng họ lại phải chịu thêm nỗi đau về tinh thần, chịu sự khinh thường, dè bỉu của những người xung quanh.

- Gửi gắm những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình bình dị của tất cả mọi người.

- Ca ngợi tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau cũng như lòng nhân ái giữa người - người trong cuộc sống.

- Kết thúc câu hỏi truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? -Soạn văn 6 sách chân trời sáng tạo

Cập nhật ngày 21/06/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Trả lời câu hỏi trang 58 Văn 6 Chân trời sáng tạo: Ôn tập bài 2 Miền cổ tích...

Hướng dẫn trả lời câu 1, 2, 3, 4 trang 58 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 – sách Chân trời sáng tạo: Ôn Tập –bài 2 Miền cổ tích

Câu 1.Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:

Tên truyệnTóm tắt cốt truyệnChủ đề truyện
Sọ Dừa
Em bé thông minh
Non-bu và Heng-bu

Câu 2. Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?

Câu 3.Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn [bằng hình thức viết và nói] thì cần phải chú ý những điều gì?

Câu 4. Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

Câu 1. Tóm tắt

Tên truyệnTóm tắt truyệnChủ đề truyện
Sọ DừaNgày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc.Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị
Em bé thông minhNgày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm,trên đường đi,viên quan phát hiện ratài năng củamột em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minhđã báo cho nhà vua. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú.
Non-bu và Heng-buNgày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có.

Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị

Câu 2.Em thích nhất truyện cổ tích Em bé thông minh, vì truyện có các thử thách đặt ra với nhân vật rất hấp dẫn và thú vị, qua đó nhân vật bộc lộ được trí thông minh, cách xử lí tình huống rất khéo léo và bất ngờ, mang lại tiếng cười cho người đọc.

Câu 3. Với hình thức viết cần phải chú ý:


– Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

– Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.

– Bước 3: khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

Đối với hình thức nói, cần lưu ý:

– Bước 1: xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

– Bước 2: TÌm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.

– Bước 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết

Câu 4. Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí, những giá trị văn hoá dân tộc được cha ông ta lưu giữ và truyền lại. Vì vậy, qua những truyện cổ tích chúng ta sẽ thêm hiểu về văn hoá đất nước trong quá khứ.


    Bài học:
  • Bài 2: Miền Cổ Tích [Chân trời sáng tạo]
  • Ôn tập bài 2 miền cổ tích [Chân trời sáng tạo]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo


Bài trướcEm hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu
Bài tiếp theoCụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?

Vai trò của truyện cổ tích đối với việc giáo dục trẻ mầm non

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được nhân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Vai trò truyện cổ tích rất quan trọng vì mỗi câu truyện cổ tích đều mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, sẽ giúp cho các em nhỏ phát triển tư duy lành mạnh, trong sáng nhất và các phẩm chất tốt đẹp.

  • Những lợi ích bất ngờ của truyện cổ tích đối với sự phát triển của trẻ
  • Top 4 truyện cổ tích hay và ý nghĩa mẹ nên kể cho bé
  • Những bài đồng dao dân gian Việt Nam hay nhất dành cho thiếu nhi

Những lợi ích bất ngờ của truyện cổ tích đối với sự phát triển của trẻ

Những câu truyện cổ tích các bé thường được nghe không chỉ mang đến các bài học bổ ích giúp trẻ rèn luyện nhân cách, đối nhân xử thế với những người xung quanh mà còn tạo ra nhiều lợi ích khác. Hiểu rõ được điều đó sẽ giúp ba mẹ có những phương pháp phù hợp để truyền tải các thông điệp từ nhũng câu chuyện này cho con.

  • Top 4 truyện cổ tích hay và ý nghĩa mẹ nên kể cho bé
  • Vai trò của truyện cổ tích đối với việc giáo dục trẻ mầm non.

Video liên quan

Chủ Đề