Thị xã Giá Rai có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Giá Rai trước khi chia tách có 14 xã, 3 thị trấn, diện tích tự nhiên là 86.546ha, dân số 242.339 người. Ngày 24/12/2001, theo đề nghị của tỉnh Bạc Liêu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP về việc chia tách huyện Giá Rai thành 2 huyện Giá Rai và Đông Hải. Thời điểm chia tách, huyện Giá Rai mới (nay là TX. Giá Rai) có diện tích tự nhiên 33.760ha, dân số 118.899 người, gồm 7 xã và 2 thị trấn. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH.

Thị xã Giá Rai có bao nhiêu xã thị trấn?
Thị xã Giá Rai có bao nhiêu xã thị trấn?
Thị xã Giá Rai có bao nhiêu xã thị trấn?
* Huyện Giá Rai đón nhận Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TX. Giá Rai.

* Một góc TX. Giá Rai ngày nay.

* Chế biến tôm nguyên liệu trên địa bàn TX. Giá Rai.

Ảnh: M.Đ

Trước thực trạng trên, Giá Rai xác định trước hết là ổn định tổ chức bộ máy hệ thống chính trị các cấp, đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nông nghiệp - công nghiệp - thương mại và dịch vụ” sang “công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp”, nhằm tạo bước đột phá và phát huy đúng mức tiềm năng, thế mạnh của huyện. Vì Giá Rai là trung tâm và nằm giữa 2 đô thị lớn của 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, có tuyến Quốc lộ 1A xuyên qua hơn 30km, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy cơ bản đồng bộ hơn so với các huyện khác trong tỉnh và đặc biệt là có hệ thống chợ trung tâm 2 thị trấn Giá Rai và Hộ Phòng phát triển vào loại bậc nhất chỉ sau TX. Bạc Liêu lúc bấy giờ (hiện nay là TP. Bạc Liêu). Trên cơ sở xác định đúng cơ cấu kinh tế, huyện đã nhanh chóng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đi đôi với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý theo hướng CNH-HĐH, kết hợp phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Sau 15 năm chia tách, nền kinh tế của thị xã tăng trưởng khá nhanh và ổn định, tổng sản phẩm tăng bình quân hằng năm gần 15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 50% xuống 24%, công nghiệp tăng từ 25% lên 46%, thương mại - dịch vụ tăng từ 25% lên 30%). Thu nhập bình quân đầu người tăng gần 10 lần, từ 4,4 triệu đồng năm 2002 lên 40 triệu đồng năm 2015.

Một trong những bước đột phá là huyện đã tập trung đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương. Lãnh đạo huyện thường xuyên tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng, ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư vào Giá Rai. Có 80% doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh đóng trên địa bàn huyện và nhiều dự án kêu gọi đầu tư như: Xí nghiệp may An Hưng, Trung tâm Thương mại, dịch vụ và đô thị Hộ Phòng, Khu nhà ở - Thương mại phường 1…

Ở lĩnh vực văn hóa - xã hội, thành tựu nổi bật nhất là phát triển giáo dục và đào tạo. Toàn thị xã hiện có 3 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 46 trường từ bậc mầm non đến THCS, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 54% tổng số trường học (trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2). Tỷ lệ học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng hàng năm luôn ở mức cao. 9 năm liền ngành Giáo dục Giá Rai dẫn đầu khối thi đua ngành Giáo dục của tỉnh. Bên cạnh đó, Giá Rai luôn chú trọng đến việc xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, xã, phường đạt chuẩn văn hóa và công trình mang điểm nhấn về văn hóa như: khu công viên văn hóa và tượng đài anh hùng liệt sĩ, khu di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng. Công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo ngày càng tốt hơn với sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,91%.

Giá Rai cũng là địa phương mạnh dạn phát triển cơ sở hạ tầng hướng mạnh về đô thị, mạnh dạn đề ra mục tiêu tổng quát xây dựng huyện Giá Rai thành thị xã từ rất sớm (Nghị quyết số 01/NQ-HU, ngày 6/4/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa X về việc phát triển mạng lưới đô thị, nâng 2 thị trấn Giá Rai và Hộ Phòng thành thị xã). Đồng thời, chủ động tranh thủ với tỉnh đưa mục tiêu này vào Nghị quyết của Tỉnh ủy. Trên cơ sở đó, huy động mọi nguồn lực, nhất là thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại 4 cho thị trấn Giá Rai, Hộ Phòng và xã Phong Thạnh Đông A (nay là phường Láng Tròn). 15 năm qua, Giá Rai đã đầu tư xây dựng mới 828 hạng mục, công trình; hơn 1.200km đường giao thông, xóa cầu tạm thay bằng cầu bê-tông, hiện nay có 9/10 xã, phường có xe ô tô về tới trung tâm. Ngoài ra, tranh thủ với tỉnh đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm nhằm tạo điểm nhấn cho huyện như: cầu Trần Văn Sớm, tuyến đường Hộ Phòng - Chủ Chí, tuyến đường Khúc Tréo - Tân Lộc, tuyến đường tránh chợ Hộ Phòng, tuyến vành đai Cầu Trắng - Nọc Nạng, trụ sở Huyện ủy, UBND huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện với quy mô 250 giường bệnh… từng bước tạo diện mạo mới cho huyện, góp phần hoàn thành các tiêu chí đô thị loại 4 vào năm 2013. Đến tháng 5/2015 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết thành lập TX. Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã, hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 06/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đề ra.

Những thành tựu đạt được trong chặng đường đã qua là kết quả phấn đấu gian khổ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TX. Giá Rai anh hùng - được kết tinh qua truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng lâu đời của mảnh đất và con người Giá Rai. Với những thành tựu đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã trẻ này còn vinh dự được Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất.

Huyện Vĩnh Lợi có bao nhiêu xã?

Huyện Vĩnh Lợi có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Châu Hưng (huyện lỵ) và 7 xã: Châu Hưng A, Châu Thới, Hưng Hội, Hưng Thành, Long Thạnh, Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A.

Bạc Liêu có bao nhiêu thị trấn?

Hành chính. Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện, trong đó có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã (bao gồm 512 khóm, ấp).

Huyện Đông Hải có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Đông Hải có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Gành Hào (huyện lỵ) và 10 xã: An Phúc, An Trạch, An Trạch A, Điền Hải, Định Thành, Định Thành A, Long Điền, Long Điền Đông, Long Điền Đông A, Long Điền Tây với 84 ấp.

Có bao nhiêu thị xã?

Thị xã là một đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam, dưới tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo cách phân loại đô thị hiện nay, thị xã là đô thị loại IV hoặc loại III. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 47 thị xã. Đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, Việt Nam có 52 thị xã.