Thị xã ninh hòa có bao nhiêu xã năm 2024

Thuộc tỉnh Khánh Hòa, Ninh Hòa hiện là thị xã có diện tích lớn nhất Việt Nam, với 1.107,95 km2, theo Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2019. Thị xã Ninh Hòa cách TP Nha Trang khoảng hơn 30 km về phía bắc. Ảnh: KTV.

2. Thị xã Ninh Hòa hiện có bao nhiêu xã, phường?

2 xã, 27 phường 20 xã, 7 phường 7 xã, 20 phường

Thị xã Ninh Hòa hiện có đến 20 xã, 7 phường. Đó là các xã: Ninh An, Ninh Bình, Ninh Đông, Ninh Hưng, Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Phú, Ninh Phụng, Ninh Phước, Ninh Quang, Ninh Sim, Ninh Sơn, Ninh Tân, Ninh Tây, Ninh Thân, Ninh Thọ, Ninh Thượng, Ninh Trung, Ninh Vân, Ninh Xuân; và các phường: Ninh Đa, Ninh Diêm, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Hải, Ninh Hiệp, Ninh Thủy. Ảnh: Cổng TTĐT thị xã Ninh Hòa.

3. Năm 2020 kỷ niệm bao nhiêu năm thành lập thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa?

5 năm 10 năm 15 năm

Năm 2010, Chính phủ ra Nghị quyết thành lập thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở huyện Ninh Hòa trước đó. Năm 2020, thị xã kỷ niệm 10 năm thành lập. Ảnh: Ninh Hòa Photo.

4. Đâu là bãi biển quyến rũ ở Ninh Hòa?

Dốc Lết Dốc Tết Dốc Kết

Thuộc địa phận Ninh Hòa, Dốc Lết là một trong những bãi biển hấp dẫn bậc nhất ở Khánh Hòa. Nơi đây nước biển xanh trong, có bãi cát trắng mịn dài, được những hòn đảo lớn, nhỏ ngoài khơi chắn sóng... Ảnh: Amalgam Olga.

5. Đâu là một khu du lịch sinh thái ở Ninh Hòa?

Bảy Hồ Năm Hồ Ba Hồ

Đến Ninh Hòa, du khách có thể khám phá khu du lịch sinh thái Ba Hồ với khung cảnh thiên nhiên trong lành, thoáng đãng. Dòng suối Ba Hồ ở đây bắt nguồn từ núi cao, chảy men theo các triền đá, xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, tạo thành 3 hồ nước ở độ cao khác nhau. Ảnh: Eadith Cakaunitavuki.

6. Đâu là cánh đồng muối nổi tiếng ở Ninh Hòa?

Cánh đồng muối Hòn Khói Cánh đồng muối Hòn Mây Cánh đồng muối Hòn Dương

Với vẻ đẹp riêng, đặc trưng của một vùng biển mặn, cánh đồng muối Hòn Khói ở Ninh Hòa là nguồn cảm hứng nghệ thuật tuyệt vời đối với nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh, thu hút nhiều tay máy sáng tác. Du khách có thể đến đây khám phá, tìm hiểu đời sống diêm dân. Ảnh: Phan Khánh.

7. Đâu là đặc sản trứ danh gắn với địa danh Ninh Hòa?

Ba khía Ninh Hòa Bún bò Ninh Hòa Nem nướng Ninh Hòa

Đến Khánh Hòa, nhiều du khách không thể bỏ qua đặc sản nem nướng Ninh Hòa trứ danh. Người ta dùng thịt nạc giã nhuyễn, thêm mỡ, gia vị... để quết nem và nướng chín trên than hồng, cuốn bánh tráng với ram chiên giòn, rau thơm, dưa, xoài, chuối chát... Ảnh: Luke Nguyen.

Băng rừng, lội suối chinh phục cung đường Tám Nàng Tiên Cung đường xuyên 8 bãi biển đẹp ở Ninh Thuận - Khánh Hòa được nhiều người biết đến với tên gọi Tám Nàng Tiên. Chặng trekking dài 18 km chinh phục du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ.

Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, xác định phát triển thị xã Ninh Hòa trở thành đô thị công nghiệp.

Khu vực Nam Vân Phong (thuộc TX.Ninh Hòa) trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển. Nơi đây tập trung thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm với các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp công nghệ cao, năng lượng, chế biến dầu khí, đóng tàu, công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp phụ trợ; phát triển các cảng hàng hóa gắn với trung tâm logistics tại Nam Vân Phong để phục vụ cho cả khu vực Tây nguyên và duyên hải Trung bộ.

Để hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của TX.Ninh Hòa giai đoạn hiện nay là xây dựng và làm tốt công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển kinh tế, đô thị trên địa bàn thị xã.

Thị xã ninh hòa có bao nhiêu xã năm 2024

Đô thị thị xã Ninh Hòa ngày một thay đổi, phát triển

Tập trung đầu tư, phát triển đô thị

Theo dự thảo điều chỉnh Quy hoạch chung TX.Ninh Hòa đến năm 2040, TX.Ninh Hòa có tầm nhìn chiến lược gắn liền với vùng phía bắc tỉnh Khánh Hòa - Nam Vân Phong, là một trong những đầu mối giao thương giữa các vùng kinh tế như vùng Tây nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung bộ. TX.Ninh Hòa có 9 xã, phường nằm trong ranh giới quy hoạch KKT Nam Vân Phong, gồm: Ninh Hiệp, Ninh Hải, Ninh Diêm, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Thủy, Ninh An, Ninh Thọ, Ninh Phước. Đây chính là đòn bẩy, tạo sức bật phát triển kinh tế, đô thị cho Ninh Hòa.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hải - Phó chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, cho biết thực hiện theo Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 16.7.2021 về Chương trình phát triển đô thị thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, thị xã phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt hơn 65%, đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%. Đến năm 2030, thị xã phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III, là đô thị công nghiệp kết hợp cảng biển.

Hiện thị xã hiện có 11 đô thị (gồm 7 phường và 4 đô thị loại V). Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2022, đạt 22.570 tỉ đồng, bằng 56,4% Nghị quyết (40.000 tỉ đồng đến năm 2025). Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách thị xã và các xã, phường đạt 489,33 tỉ đồng, đạt 32,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết (1.502 tỉ đồng đến năm 2025).

Theo bà Hải, giai đoạn 2020-2022, nhiều chương trình kinh tế - xã hội được đầu tư và triển khai có hiệu quả, một số công trình đầu tư xây dựng quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu dân sinh như: Kè bờ biển phường Ninh Hải; Hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên tuyến mở rộng QL1A, đoạn qua thị xã Ninh Hòa; sửa chữa, nâng cấp hồ Sở Quan…

Thị xã ninh hòa có bao nhiêu xã năm 2024

Cảng Quốc tế Nam Vân Phong được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong

Bên cạnh đó, bằng nguồn vốn đầu tư từ Trung ương và tỉnh, địa phương đã thực hiện 4 chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm trên địa bàn. Qua đó làm thay đổi diện mạo của thị xã, nhất là khu vực trung tâm các xã, phường. Nhiều công trình thiết yếu đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo thuận lợi cho việc đi lại, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, lưu thông hàng hóa: Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn qua thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; kè đập ngăn mặn sông Đá Hàn; đê kè chống xói lở hai bờ sông Lạch Cầu Treo; đường Minh Mạng thị xã Ninh Hòa (giai đoạn 2); cầu qua sông Cái Ninh Bình - Ninh Phụng; Quảng trường 2.4 thị xã Ninh Hòa.

Mặc dù đạt một số thành tựu nhất định, song quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị của địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2022 đạt 55,77% chưa đáp ứng chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngoài ra, thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đề ra đến năm 2025 thị xã phải có ít nhất 50% đơn vị hành chính cấp xã là phường (tức là phải nâng cấp tối thiểu thêm 7 xã thành phường). Điều này đang gây áp lực rất lớn cho địa phương để hoàn thành tiêu chí trên vì nguồn vốn dành cho phát triển đô thị còn hạn chế.

"Tuy nhiên, với sự đồng lòng, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã, cùng sự tranh thủ nguồn đầu tư, phát huy nội lực, Ninh Hòa xác định sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trên các lĩnh vực, hướng đến trở thành đô thị công nghiệp theo Nghị quyết 09 Bộ Chính trị đề ra", bà Nguyễn Thị Hồng Hải khẳng định.

Ninh Hoà là miền gì?

Thị xã Ninh Hoà là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, thuộc tỉnh Khánh Hoà, nằm về phía Đông vòng cung Bắc Nam của dải Trường Sơn trên toạ độ từ 12020' - 12045' độ Vĩ Bắc và từ 105o52' - 109o20' độ Kinh Đông.

Tên gọi Ninh Hoà thị xã Ninh Hòa ngày nay có từ năm bao nhiêu?

Thị xã Ninh Hòa được thành lập mới theo nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 25/10/2010 của Chính phủ, bao gồm 7 phường: Ninh Hiệp, Ninh Giang, Ninh Diêm, Ninh Đa, Ninh Thủy, Ninh Hà, Ninh Hải và 20 xã trực thuộc.

Biển Ninh Hoà ở đâu?

Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 40km, Hòn Khói Ninh Hòa là địa điểm du lịch Khánh Hòa nổi tiếng với những cánh đồng muối trắng đẹp của người dân xứ biển. Đây chính là một trong những đồng muối lớn nhất ở miền Trung Việt Nam.

Huyện Vạn Ninh có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Vạn Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vạn Giã (huyện lỵ) và 12 xã: Đại Lãnh, Vạn Bình, Vạn Hưng, Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Phước, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vạn Thọ, Xuân Sơn.