Thôn trung làng xã văn hóa tuyên hóa quảng bình năm 2024

Theo thông tin từ Ban Thường vụ Huyện ủy Tuyên Hóa [Quảng Bình], quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương này đã đạt nhiều kết quả khả quan. Năm qua, an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân tiếp tục nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người đạt 51,3 triệu đồng/năm, tăng 5,2 triệu đồng so với năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,33%.

Hiện huyện Tuyên Hóa có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Năm 2023, huyện Tuyên Hóa có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 12 xã và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững.

Việc triển khai xây dựng vườn mẫu, khu dân cư nông thôn kiểu mẫu tại các xã cơ bản bảo đảm đúng tiến độ theo kế hoạch. Trong năm, huyện Tuyên Hóa đã xây dựng 5 khu dân cư kiểu mẫu, đưa tổng số khu dân cư kiểu mẫu lên 10 và thêm 4 vườn mẫu [toàn huyện hiện có 13 vườn mẫu].

Năm 2024, Ban Thường vụ Huyện ủy Tuyên Hóa xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, như đẩy mạnh thực hiện các khâu đột phá, đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ; đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.

Huyện cũng xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, ngành nghề nông thôn.

Huyện Tuyên Hóa đặt mục tiêu phấn đấu năm 2024 có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Minh An

Huyện miền núi ở Đắk Nông chăm lo sức khỏe người cao tuổiHàng trăm người cao tuổi tại thị trấn Eatling và các xã như Đắk Rông, Ea Pô, huyện Cư Jút, Đắk Nông, được truyền thông, tư vấn chế độ dinh dưỡng, cung cấp kiến thức rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh.

[LSVN] - Huyện Tuyên Hóa nằm phía Tây tỉnh Quảng Bình trên dãy Trường Sơn, nơi đây núi rừng hùng vĩ, đầu nguồn sông Danh, được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, hang động kì vĩ, nhiều di tích lịch sử trong các cuộc chống giặc ngoại xâm của đất nước. Tuyên Hóa một điểm du lịch hấp dẫn mỗi khi Tết đến Xuân về.

Tuyên Hóa là nơi sinh sống lâu đời của người Việt cổ, vào năm 1922 nhà khảo cổ học E. Patte đã phát hiện và khai quật di chỉ thuộc dạng mộ táng, niên đại trên dưới 5000 năm. Người nguyên thủy ở đây đã cứ trú trong các hang động, mái đá, các lèn phía Đông Trường Sơn.

Về Tuyên Hóa du khách về với cội nguồn, về với một vùng văn hóa còn nhiều điều con người chưa khám phá hết. Du khách bắt gặp không ít di tích còn lại thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, chứng kiến 150 năm đất nước chia cắt, binh lửa điêu tàn, người dân vô cùng khốn khó. Các di tích ken dày, có nhiều di tích đã được xếp hạng, như căn cứ Lãnh binh Mai Lượng ở vùng Cao Mại [xã Cao Quảng]. Ông là một võ tướng cũ dưới triều đình Huế, vua Hàm Nghi phong cho chức Lãnh binh. Được vua Hàm Nghi giao chiêu mộ dân binh hoạt động trên địa bàn Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa. Họ là những người dân có tấm lòng yêu nước nòng nàn, căm thù giặc Pháp mà tham gia kháng chiến.

Tuyên Hóa non nước hữu tình, níu chân du khách. [Ảnh địa phương cung cấp].

Quân của Mai Lượng cùng với cùng với đội quân Đề đốc Lê Trực giữ vùng tả ngạn sông Gianh làm cho quân thù nhiều phen khiếp sợ. Nhiều trận đánh làm cho quân Pháp tổn thất nặng nề điển như trận làng Trung Thôn, Biểu Lệ, Hòa Ninh, Lâm Xuân, Diên Trường, chiến công vang dội đó còn lưu truyền mãi đến ngày nay. Mai Lượng một thủ lĩnh của phòng trào Văn Thân có cái nhìn xa, tư tưởng tiến bộ nên không mắc mưu kẻ thù.

Tháng 6 năm 1886 Thiếu tá Pháp Gre gaine cho quân đi tuần tiễu đến sông Nan bị quân Mai Lượng mai phục đánh cho tổn thất nặng nề. Đêm 16, rạng sáng ngày 17/4/1887 địch dùng một lực lượng quân lớn đánh vào Hạ Trang [Lệ Sơn-Văn Hóa, Tuyên Hóa] quân địch lọt vào thế trận mai phục cuả quân Mai Lượng gây cho chúng nhiều thương vong.

Năm 1888 được hợp lực của quân Tôn Thất Đàn nghĩa quân Mai Trực phản kích chiếm lại Cao Mại, Tróoc.

Ngày 20/9/1888, vua Hàm Nghi bị bắt, quân Mai Lượng vẫn kiên cường đánh địch. Ngày 23 tháng 5 năm Canh Dần [12/5/1890] tại vùng rừng núi Cao Mại cơn sốt rét đã cướp đi Mai Lượng vị lãnh tụ nghĩa quân dũng cảm, tài ba, giàu lòng yêu nước.

Tưởng nhớ, biết ơn Lãnh binh Mai Lượng người Anh hùng Cần Vương xả thân vì đại nghĩa, năm 1995 Bộ Văn hóa-Thông tin cho xây lăng mộ ông dưới chân núi Hòn Nậy phía Nam sông Nan và bia tưởng niệm ông.

Hàng năm đến ngày 24 tháng 4 âm lịch, nhân dân và chính quyền địa phương tổ chức làm giỗ, dân hương tưởng nhớ Mai Lượng, một danh tướng xuất sắc trong phong trào Cần Vương. Di tích Mai Lượng một điểm đến du lịch của tỉnh Quảng Bình.

Nhà thờ Đề đốc Lê Trực, một thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương chống Pháp. [ Ảnh địa phương cung cấp].

Có nhiều di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia như: mộ và đền thờ Đề đốc Lê Trực [xã Tiến Hóa] cầu Cà Tang [xã Lâm Hóa]. Các di tích lịch sử cấp tỉnh: Bãi Đức [xã Hương Hóa], nhà cụ Lẻ An và hang Cây Lội [xã Tiến Hóa], miếu thờ Hiệp biện, Đại học sĩ Trần Cảnh Huống [xã Văn Hóa], xưởng vũ khí Trần Táo [xã Đồng Hóa], hang Chùa Bụt [xã Cao Quảng], nơi thành lập Trung đoàn 18 [xã Đồng Hóa]. Di tích Hang Lèn Hà nhân chứng cho sự kiện lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mảnh đất này.

Hang Lèn Hà thuộc bản Hà, xã Thanh Hóa, ở phía Tây đường Trường Sơn, nằm ở lưng chừng núi, diện tích hang rộng khoảng 420m, cách đường chiến lược 15A khoảng 3km. Năm 1967 ta đặt 1 trạm thông tin tại đây gọi là A69, thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134, Binh chủng Thông tin liên lạc. Đây là trạm trung gian có nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh của Trung ương đến các chiến trường, đồng thời là kho dự trử trang bị của Bộ Tư lệnh Thông tin để cung cấp cho các đơn vị đang làm nhiệm vụ chiến đấu tuyến trước. Trạm A69 được gọi là một cơ quan đầu não thông tin của ta. Nên quân địch thường xuyên đánh phá, để cắt đứt liên lạc giữa Trung ương và các chiến trường. Có lúc máy bay địch đánh phá suốt ngày đêm. Hang Lèn Hà được mệnh danh là tọa độ lửa. Nhưng Trạm A69 kiên cường, dũng cảm, luôn đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngày 02/7/1972 địch mở cuộc tập kích quy mô lớn vào trạm, chúng dùng nhiều loại máy bay, trong đó có máy bay B52 thay nhau trút bom xuống Hang Lèn Hà, 13 chiến sĩ thông tin anh dũng hy sinh [trong đó 3 chiến sĩ nam, 10 chiến sĩ nữ]. Các chiến sĩ đều tuổi đời còn trẻ mới mười tám đôi mươi chưa ai xây dựng gia đình.

Tưởng nhớ, biết ơn sự hy sinh cao cả cán bộ, chiến sĩ Trạm A69 tháng 9/2005 quân và dân Quảng Bình đã xây dựng bia tưởng niệm, miếu thờ ngay dưới chân Hang Lèn Hà.

Ngày 28/4/2009 Trạm Thông A69 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

Nay Hang Lèn Hà là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành một địa chỉ đỏ giới thiệu truyền thống yêu nước cho các thế hệ.

Hang Lèn Hà địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ. [Ảnh: địa phương cung cấp].

Làng Lệ Sơn, ở xã Văn Hóa, hình thành từ năm 1471, đến nay đã trên 500 năm, là một trong 8 ngôi làng đẹp nhất tỉnh Quảng Bình, có nhiều huyền thoại. Làng tựa vào dãy núi đá vôi trùng điệp, phía trước là đòng sông Gianh quanh năm xanh thẳm. Tạo hóa đã cho Lệ Sơn như một bức tranh thủy mặc. Nếu du khách đến đây mải bước trên con đường rợp bóng tre xanh chạy theo bờ sông, ngắm mây trời, sông nước, nghe chim gọi bạn rất thú vị.

Đến xã Đức Hóa chiêm ngưỡng núi Phúc Sơn. Núi Phúc Sơn có tên là Lèn Tiên Giới [lèn có cảnh tiên], còn có tên Ngọc nữ lâm phong [người đẹp đứng trước gió]. Núi nổi lên giữa cánh đồng như một hiện tượng tạo sơn riêng lẻ của dung nhan từ lòng đất. Núi dài không đến 1 cây số. Về đây du khách được nghe kể về chuyện tiên nữ giáng trần.

Ngày xưa phía Bắc núi Phúc Sơn là một vùng rậm, nhiều thú giữ không ai giám vào. Ở phía Nam là làng Phúc Lâm Hạ có một chàng sức khỏe phi thường, khôi ngô tuấn tú. Một hôm chàng vác búa vào rừng đốn gỗ về làm nhà, bắt gặp một vực sâu dưới chân núi. Bỗng có tiếng vui đùa của con gái làm cho chàng dừng bước. Chàng lén đến bờ vực ẩn mình trong bụi cây, ngạc nhiên thấy một số thiếu nữ cô nào cũng xinh như tiên đang nô đùa với dòng nước trong xanh. Các nàng cởi quần áo để trên bờ, cạnh đó là những bộ cánh to, màu sắc sặc sỡ. Một thoáng ngạc nhiên, chàng hiểu ra rằng đây là các nàng tiên giáng trần đang tắm. Chàng bí mật đến đánh cắp một bộ cánh dấu vào bụi rậm. Khi chiều các nàng tiên bay về trời, thì một nàng mất bộ cánh không bay được ngồi khóc trên bờ vực. Chàng trai giả vờ không biết hỏi: “Nàng là ai, tại sao lại khoác?”. Nàng nhẹ nhàng thưa: “Ta là tiên nga, trên tiên giới cùng chị em xuống tắm, không biết ai lấy trộm đôi cánh, không bay về trời được nữa”. Chàng bảo: “Tôi người ở làng này, nàng về với tôi, tôi sẽ tìm cánh cho nàng”.

Trời đã tối không còn cách nào khác nàng tiên đành theo chàng về làng Phúc Lâm Hạ. Thế rồi 2 người trở nên vợ chồng, chàng trai cần cù chịu khó làm ăn, nàng tiên dần quen việc hạ giới, đồng áng, hai người xây tổ ấm hạnh phúc. Hai năm sau họ có với nhau một cậu con trai đẹp như thiên thần. Khi con vừa 1 tuổi chàng trai nhận lệnh tòng quân đánh giặc. Trước khi đi chàng dặn vợ: “Em ở nhà cố gắng nuôi con, đợi anh về”. Chàng đi vợ ở nhà tần tảo nuôi con. Gặp năm đói kém nàng đem thóc chia cho dân nghèo, không ngờ dưới bồ thóc nàng thấy đôi cánh của mình. Tiểu hạn 3 tháng về trời sắp hết [3 tháng của trời bằng 3 năm dưới trần], không thể đợi chàng về, nàng đành để con ở lại, chắp cánh bay về trời.

Hôm nàng về trời cũng là hôm người chồng ở chiến trận trở về. Không thấy vợ đâu, chàng ôm con mà khóc thảm thiết. Thấy chàng khóc bi thảm bụt hiện lên hỏi sự tình, rồi giúp cha con chàng lên tiên giới gia đình đoàn tụ. Ở nơi tiên giới đầy đủ sung túc, nhưng chàng luôn nhớ quê hương. Nàng thuyết phục không được chàng một mực về với nơi chôn rau, cắt rốn. Nàng đành xin Ngọc Hoàng cho cả nhà về sống cõi trần. Ngọc Hoàng thương đôi vợ chồng trẻ chung thủy, hạnh phúc truyền cho tướng nhà trời là Hoàng Cân lực sĩ đưa gia đình nàng xuống trần.

Từ cửa trời Hoàng Cân lực sĩ cho gia đình ngồi trên một chiếc thúng lớn rồi dùng dây thòng xuống. Trong thúng có một chiếc trống nhỏ để báo hiệu khi đến nơi. Từ tiên giới xuống cõi trần một quảng đường dài, trời trưa con đói, nàng lấy cơm cho con ăn, vô tình để mấy hạt cơm rơi trên mặt trống. Một đàn quạ bay qua thấy vậy đỗ lên mặt trống nhặt từng hạt cơm. Thấy có tiếng trống Hoàng Cân lực sĩ tưởng gia đình nàng đã về đến nơi nên thả dây thòng. Chiếc thúng rơi tự do và bùng lên ngọn lửa. Từ cửa thiên đình nhìn xuống Hoàng Cân lực sĩ biết mình nhầm, để gia đình nàng khỏi thiêu cháy vội biến họ thành đá cũng lúc họ đáp xuống làng Phúc Sơn. Hòn đá đó chính là ngọn Phúc Sơn.

Tuyên Hóa có nhiều hang động rất đẹp. Ở xã Cao Quảng có hệ thống Hang Tiên, tổng chiều dài 3km gồm 2 nhánh Hang Tiên 1 và Hang Tiên 2. Hang Tiên cấu tạo khá đặc biệt, có nhiều đoạn hang trần hình vòm cao từ 30-100m, có chỗ trần hang thấp dần theo kiểu mái xiên, trần hang có nhiều đá vân màu, hình thù độc đáo.

Cuối tháng 3/2023 các nhà khoa học đến từ Anh, Úc, New Zealand thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh [BCRA] trong chuyển khảo sát 3 tuần phát hiện tại các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, khu vực Phong Nha–Kẻ Bàng 22 hang động mới còn nguyên sơ, chưa in dấu chân người, dài gần 12km. Trong số đó có 5 hang động ở xã Lâm Hóa huyện Tuyên Hóa chiều daì 3,3km gồm Hang Trù 1, Hang Trù 2, Hang Trù 3, Hung Ka Vờng 1, Hung Ka Vờng 2. Đặc biệt, trong đó có 1 hang động chiều dài suối ngầm tương đối lớn chưa thể khảo sát hết. Mở ra cho Tuyên Hóa phát triển du lịch hang động trong thời gian tới.

Ở xã Ngư Hóa có suối nước khoáng nhiệt độ 80-90 độ, người dân còn gọi suối nước nóng Rào Trổ. Suối nằm trong khu rừng nguyên sinh. Phân tích hàm lượng vi khoáng cho thấy nước khoáng ở đây chữa bệnh rất tốt. Tuyên Hóa đang đón chờ các nhà đầu tư có tiềm năng đưa suối nước khoáng này phục vụ du khách.

Chủ Đề