Thực trạng công khai ngân sách nhà nước


công bố chậm hơn quy định của thông lệ quốc tế [không muộn hơn 18 tháng kể từ khi kết thúc

năm tài chính].

Luật Ngân sách nhà nước đã phân định rõ vai trò, quyền hạn giữa Quốc hội và HĐND các

cấp; quy định rõ, công khai, minh bạch việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân

sách Trung ương và ngân sách địa phương; quy định rõ trách nhiệm và nâng cao quyền chủ

động, trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách của các bộ, địa phương, đơn vị sử dụng ngân

sách. Việc công bố công khai số liệu thu, chi ngân sách nhà nước ngày càng được tăng cường.

Ngoài việc quy định công bố công khai số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước đã

được Quốc hội và HĐND các cấp quyết định, phê chuẩn, còn mở rộng nội dung công khai

ngân sách và kinh phí của các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí; công khai các

quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân

dân; các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước; công khai

các khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các cá nhân, dân cư

Việc công khai quy trình ngân sách, công khai dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán

ngân sách, công khai kết quả kiểm toán ngân sách hàng năm cũng được đẩy mạnh. Dự toán

ngân sách được công khai từ các định hướng chính sách ngân sách của Nhà nước đối với năm

lập dự toán ngân sách; công khai số liệu dự toán sau khi được Quốc hội và HĐND các cấp phê

duyệt. Theo đó, hàng quý, Bộ Tài chính thực hiện công khai số liệu ngân sách nhà nước theo

mẫu báo cáo thống kê tài chính Chính phủ. Số liệu về thực hiện ngân sách hàng năm được

công khai 2 lần, lần thứ nhất vào thời điểm tháng 11 của năm đó và lần thứ 2 vào thời điểm

tháng 5 của năm sau. Các số liệu quyết toán ngân sách và báo cáo kiểm toán cũng được công

khai theo quy định. Bên cạnh đó, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng,

nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận được với những nội dung công khai ngân sách của các cấp

ngân sách được in thành ấn phẩm hoặc đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt

là trên chính những trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, của các tỉnh thành phố, trực

thuộc trung ương,

Đặc biệt, Luật NSNN 2015 đã bám sát quy định tại Điều 55 của Hiến pháp năm 2013, đó

là: NSNN, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà

nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch,

đúng pháp luật. NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân



9



sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi

NSNN phải được dự toán và do luật định. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại điều 70, đó

là: Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ

các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương

và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính

phủ; quyết định dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán

NSNN.

Có thể thấy, sự ra đời của Luật NSNN 2015 nhấn mạnh tính công khai, minh bạch của

NSNN và vai trò của giám sát NSNN. So với Luật NSNN năm 2002, các quy định trong luật

2015 có riêng Điều 15 để quy định về nội dung, hình thức, thời hạn công khai quá trình lập dự

toán, dự thảo ngân sách, dự toán, chấp hành, quyết toán, kết quả kiểm toán NSNN. Luật

NSNN 2015 đã luật hóa các vấn đề liên quan đến công khai, minh bạch ngân sách; công khai,

minh bạch được xem là một trong nguyên tắc quản lý ngân sách [điều 8], và đặc biệt, việc

công khai được nhấn mạnh tại điều 15 Công khai ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách

nhà nước của cộng đồng. Điều 15 thể hiện khá đầy đủ các yêu cầu về nội dung công khai,

phạm vi công khai, hình thức công khai và trách nhiệm phải thực hiện công khai. Điều đó

chứng tỏ được tầm quan trọng của nguyên tắc này trong các toàn bộ các khâu của quy trình

ngân sách, bao gồm cả lập dự toán và chấp hành dự toán, cũng như trong kiểm tra, thanh tra,

giám sát việc chấp hành ngân sách của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Công khai,

minh bạch NSNN là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả của NSNN và tăng cường khả năng

giám sát của cộng đồng và giảm lãng phí, kém hiệu quả do sự tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm của

các đơn vị sử dụng ngân sách gây ra.

Tuy nhiên, Luật mới có những ưu điểm, nhưng việc thực thi luật mới bước đầu vẫn gặp

những trở ngại, bất cập. Công tác công khai ngân sách vẫn còn nhiều những bất cập. Hạn chế

chủ yếu vẫn là các số liệu thống kê, công khai còn hạn chế. Hiện nay, các quy định của pháp

luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định về nội dung công khai, đối tượng công khai, trách nhiệm

công khai, thời hạn và hình thức công khai mà chưa chú trọng đến chất lượng của công khai.

Điều này dẫn đến tình trạng các đối tượng, mặc dù không công khai số liệu sai sự thật do đã có

chế tài xử lý với hành vi này, nhưng lại công khai những số liệu chung chung, chưa cụ thể,

nhiều số liệu còn nhập nhằng.



10



Công tác công khai hoạt động ngân sách vẫn chưa tạo được những hiệu quả thực tế thật sự

ấn tượng, chưa tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các đơn vị sử dụng

ngân sách, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ sử

dụng ngân sách nhà nước. Nguyên nhân là do công tác công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở

việc công khai số liệu mà chưa gắn với việc kiểm tra, thanh tra, chất vấn, làm rõ những số liệu

chưa rõ ràng, phát hiện những sai phạm và xử lí theo các quy định của pháp luật.



3. Một số đề xuất kiến nghị :

Pháp luật mới ban hành tức là còn cả một chặng đường dài để thử thách và xem xét hiệu

quả thực hiện. Để Luật NSNN 2015 nói chung và các quy định về nguyên tắc công khai ngân

sách nhà nước nói riêng được đảm bảo thực thi có hiệu quả, Quốc hội, Chính phủ và các cơ

quan có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng và ban hành thêm các văn bản hướng dẫn. Xem

xét các văn bản đã cũ nhưng vẫn còn hiệu lực, liệu các quy định đó còn thích hợp hay không?

Có tương thích với quy định của luật mới hay không?

Để nâng cao hơn nữa tính công khai, minh bạch ngân sách nhà nước, cần :

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy trình ngân sách, nhất là các thủ tục nộp cũng như thanh

toán ngân sách đơn giản hơn, rõ ràng, tránh chồng chéo, gắn quyền hạn với trách nhiệm, nhất

là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu được giao giải quyết công việc.

Thứ hai, xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước hoàn chỉnh và sát với thông lệ quốc tế để

sử dụng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;

nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phân loại ngân sách hiện hành phù hợp với thông lệ quốc tế

nhằm phục vụ tốt hơn trong tổ chức quản lý ngân sách như công tác công khai, minh bạch và

hội nhập quốc tế.

Thứ ba, cơ chế luật pháp cần phải hướng tới việc điều chỉnh việc chi tiêu, mua sắm của

Chính phủ. Việc nâng cao chất lượng chi tiêu của Chính phủ sẽ góp phần tích cực nâng cao

chất lượng hoạt động tài chính, ngân sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của nhân dân. Cơ chế

giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng là một quy định mới, quy định này cần được thực

hiện, phổ biến triệt để đối với tất cả các cấp ngân sách. Cần gắn chặt công tác công khai hoạt



11



động ngân sách với hoạt động chất vấn, kiểm tra, giám sát, để tăng cường hiệu quả thực tế của

công tác công khai ngân sách.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy chế công khai tài chính

ngân sách trong các tầng lớp nhân dân để người dân hiểu biết về tình hình công khai ở địa

phương, từ đó thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng ngân sách nhà

nước



KẾT LUẬN

Do bản chất của NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức, cá

nhân. Nguồn thu của NSNN được hình thành chủ yếu từ việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp của

các tổ chức, cá nhân theo luật định. Chi của NSNN lại chủ yếu phục vụ cho việc cung cấp

hàng hoá công cộng và thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước. NSNN có tác động và chi

phối mạnh mẽ đến các mặt hoạt động xã hội thậm chí đến từng gia đình thông qua việc nhận

lương của công chức nhà nước, phúc lợi công cộng và các khoản an sinh xã hội. Chính vì vậy

khi quyết toán phải đảm bảo tính công khai minh bạch để có sự tham gia kiểm soát đối với

hoạt động ngân sách. Công khai, minh bạch trong hoạt động ngân sách là biện pháp quan

trọng hàng đầu để ngăn ngừa tham nhũng. Để quyết toán NSNN của một quốc gia đảm bảo

tính minh bạch, pháp luật cần có những quy định điều chỉnh nguyên tắc công khai minh bạch

trong hoạt động quản lí NSNN, đòi hỏi cơ quan nhà nước, các đối tượng sử dụng ngân sách

nhà nước thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân

sách nhà nước, tránh tình trạng tham nhũng, phung phí, nhất là ở các đơn vị sử dụng ngân

sách.



12



Chủ Đề