Thuốc bôi trị bệnh mắt cá chân

Đôi khi chỉ vì một chút bất cẩn trong các hoạt động bình thường hằng ngày cũng có thể làm cho bạn bị bong gân mắt cá chân vô cùng đau đớn. Để giảm cơn đau và điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn sẽ cần dùng đến một số loại thuốc điều trị bong gân mắt cá chân cũng nhưng các phương pháp trị liệu được liệt kê dưới đây.

Bong gân mắt cá chân là gì?

Thuốc bôi trị bệnh mắt cá chân

Bong gân xảy ra khi ngoại lực tác động gây kéo căng hoặc làm rách những dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương ở mắt cá chân với nhau

Bong gân mắt cá chân còn được gọi là lật sơ mi hay trẹo mắt cá chân,.. Nguyên nhân gây bong gân là do các ngoại lực tác động gây kéo căng hoặc làm rách những dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương ở mắt cá chân với nhau.

Khi bị bong gân mắt cá chân, vùng quanh mắt cá chân sẽ ngay lập tức đau nhức với mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây chằng. Ở trường hợp nhẹ, người bệnh vẫn có khả năng di chuyển và đi lại được. Còn đối với trường hợp bong gân nặng, mắt cá chân có thể bị biến dạng, từ đó ngăn cản những cử động chân đơn giản.

Điều trị bong gân mắt cá chân có mấy giai đoạn?

Đa số các trường hợp bong gân mắt cá chân từ mức độ nhẹ đến nặng đều được điều trị theo một quá trình gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Điều trị và chăm sóc với mục đích giảm sưng và bảo vệ mắt cá chân bị chấn thương. Phương pháp điều trị chính trong giai đoạn này là nghỉ ngơi, hạn chế vận động để tạo điều kiện cho dây chằng hồi phục.
  • Giai đoạn 2: Áp dụng các phương pháp điều trị với mục tiêu tăng tính linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động của vùng mắt cá chân.
  • Giai đoạn 3: Dần dần đưa người bệnh trở về với nhịp sống hàng ngày trước đây. Tình trạng bong gân mắt cá chân dần thuyên giảm và khỏi hẳn.

Người bệnh có thể điều trị bong gân mắt cá chân tại nhà trong trường hợp nhẹ và cần đến các cơ sở y tế trong trường hợp nghiêm trọng. Khi bị bong gân mắt cá chân, người bệnh không được chủ quan vì nếu điều trị không đúng, không kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài. 

Thuốc bôi trị bệnh mắt cá chân
Người bệnh không được chủ quan vì nếu điều trị không đúng, không kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài

Chăm sóc tình trạng bong gân mắt cá chân tại nhà

Đối với tình trạng bong gân mắt cá chân nhẹ, chấn thương có thể được cải thiện bằng các phương pháp đơn giản, chẳng hạn như RICE:

  • Nghỉ ngơi: Bạn nghỉ ngơi, nằm tại giường. Người bị bong gân mắt cá chân không nên di chuyển hoặc làm bất cứ hoạt động gì ảnh hưởng đến vùng mắt cá chân bị tổn thương. Điều này sẽ giúp ngăn tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Chườm lạnh: Bạn có thể áp một túi đá lên vùng bị thương từ 15-20 phút mỗi 2 – 3 giờ để giảm sưng và đau. Tuy nhiên, hãy nhớ dùng một chiếc khăn sạch đặt lên vùng da bị thương trước khi để túi đá lên để tránh bị bỏng lạnh.
  • Băng ép: Bạn có thể sử dụng băng thun quấn quanh mắt cá chân bị tổn thương để giúp giảm sưng. Lưu ý, không quấn quá chặt vì sẽ làm cho máu không thể lưu thông bình thường vào vùng bị ảnh hưởng.
  • Nâng cao : Khi nằm, bạn hãy kê cổ chân cao hơn tim trong vòng 48 giờ đầu sau chấn thương. Việc này sẽ giúp vùng bị bong gân giảm sưng.

Ngoài ra, để giảm đau, ngừa viêm bạn cũng có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc trị bong gân mắt cá chân. 

Thuốc trị bong gân mắt cá chân hiệu quả

Thuốc bôi trị bệnh mắt cá chân
Việc sử dụng thuốc trị bong gân mắt cá chân sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục. Tuy nhiên, các loại thuốc trên cũng có một số tác dụng phụ đáng kể nếu dùng không đúng cách. Vậy nên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị cũng như các loại thuốc trị bong gân mắt cá chân phù hợp với tình trạng chấn thương. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm được thông tin của các loại thuốc trị bong gân mắt cá chân hiệu quả.

Bệnh mắt cá chân là một trong những bệnh thường gặp ở người trung tuổi hoặc lớn tuổi. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Phân biệt bệnh mắt cá chân với 2 bệnh khác

Bệnh mắt cá chân là một tổn thương dày sừng khu trú ở lòng bàn chân. Vị trí thường xuất hiện ở những nơi mà xương bàn chân tiếp xúc với giày dép như: mặt lòng của ngón chân thứ 5, cạnh bàn chân, gót chân, gò cái lòng bàn chân. Biểu hiện là trung tâm tròn chứa chất sừng, da xung quanh có viền dày sừng, màu vàng trong, ấn vào thì đau. Mắt cá có khi phẳng, có khi lồi lên khỏi mặt da, bề mặt láng hay có vảy. Mắt cá thường rất đau vì ở những vị trí dễ kích thích cọ sát. Mắt cá không lây lan nhưng có khả năng bị nhiễm trùng. Thông thường chỉ có 1-2 cái.

Cần chẩn đoán phân biệt với mụn cóc lòng bàn chân (Plantar wart).

– Mụn cóc lòng bàn chân thường ở sâu hơn, ít đau, khô hơn, xuất hiện thường có nhiều cái, nhìn kỹ có những gai nhỏ và thường có những chấm đen.

– Vị trí không nhất thiết phải ở vùng tỳ ép.

– Mụn cóc lòng bàn chân có thể lây lan sang những vùng khác trên cơ thể và có thể lây lan cho người khác.

Và cũng cần phân biệt với chai chân (Callus), vốn là tổn thương dày sừng thường xuất hiện do sự ma sát, tỳ đè kéo dài; tổn thương là đám da dày màu ngả vàng, hơi cộm lên, hình trong hay bầu dục, sờ cứng, không đau hoặc đau không đáng kể, không có nhân ở giữa

Thuốc bôi trị bệnh mắt cá chân

Phương pháp điều trị bệnh mắt cá chân

Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh mắt cá chân:

– Đốt điện mắt cá chân thường là đốt bằng laser. Sau khi đốt sẽ tạo ra chỗ loét và mất thời gian khoảng 2 tháng vết thương mới có thể lành. Sau khi điều trị, mắt cá có thể tái phát, ấn vào vẫn đau nhói.

– Phẫu thuật, gây tê tại chỗ, lấy cả nhân lẫn lớp sừng trong (cho đến mô lành), khâu bằng chỉ không tiêu mảnh (8-10 ngày sau mới cắt chỉ).

– Nếu mắt cá do xương thừa ở đầu xương bàn chân đè lên da tạo thành thì phải phẫu thuật cắt xương thừa này đi

– Chấm Azote lỏng (hay nitơ lỏng) là khí nitơ được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Sau khi chấm thuốc có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm. Mỗi lần chấm cách nhau 1-2 tuần.

– Có thể sử dụng salicylic acid 40% để làm tiêu sừng…

Thuốc bôi trị bệnh mắt cá chân

Cách phòng tránh bệnh mắt cá chân

– Cần phải tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nên mang các loại dép để thông thoáng hơn.

– Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm vớ, hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày có bán trên thị trường.

– Khi phát hiện mới bị bệnh mắt cá thì cần chữa trị sớm để có kết quả tốt hơn.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/