Thuốc bôi vết thương hở cho be

Vết thương hở là tình trạng tổn thương rất phổ biến. Nó không chỉ gặp trong những chấn thương, phẫu thuật mà còn xuất hiện ở trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy bị vết thương hở nên bôi thuốc gì? Đó chính là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn 5 loại thuốc và kem bôi vết thương hở an toàn, hiệu quả.

Mục lục

  • I. Nguyên tắc điều trị vết thương hở
  • II. 5 loại thuốc và kem bôi vết thương hở thường dùng
    • 1. Thuốc mỡ Neosporin
    • 2. Kem bôi Silvirin
    • 3. Kem bôi da Panthenol 5%
    • 4. Thuốc bôi Zinksalbe Dialon
    • 5. Gel bôi vết thương hở Skin cool
  • III. Những điều cần tránh khi chăm sóc vết thương hở
  • IV. Giải pháp chăm sóc vết thương hở lành nhanh bằng dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh Dizigone

I. Nguyên tắc điều trị vết thương hở

Để điều trị vết thương hở một cách hiệu quả, cần nắm rõ các nguyên tắc sau:

  • Sơ cứu tại chỗ: Cầm máu để hạn chế tối đa lượng máu mất đi
  • Chăm sóc vết thương hàng ngày: Chú trọng làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để đảm bảo vết thương không nhiễm trùng, mưng mủ, khô se và lành nhanh. Khi tổn thương đã khô se hoàn toàn, kết hợp thoa kem dưỡng để phục hồi, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.
  • Hạn chế cọ sát hay tỳ đè lên vết thương; bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để đẩy nhanh tốc độ lành thương tự nhiên.

1. Thuốc mỡ Neosporin

Nguồn gốc: xuất xứ tại Mỹ.

Dạng bào chế và đóng gói: thuốc mỡ đóng trong tuýp 28,3 gam.

Thành phần: Bacitracin Zinc, Neomycin, Polymyxin B, Pramoxine HCl.

Giá thành: dao động khoảng 200.000 VNĐ/tuýp.

Tác dụng: giúp sơ cứu ngay những vết thương nhỏ, vết xước, vết bỏng và vết côn trùng đốt trên da.

Chỉ định: dùng trong các trường hợp da bị trầy xước, vết thương hở miệng.

Cách dùng: 

  • Chỉ sử dụng ngoài da.
  • Làm sạch vết thương, cho một lượng nhỏ vào đầu ngón tay, xoa đều lên vết thương.
  • Có thể băng kín bằng băng vô trùng sau khi thoa kem.

Lưu ý: Đây là kháng sinh điều trị ngoài da hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không được dùng bừa bãi, cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ những tác dụng phụ như: dị ứng, phát ban hay vết thương không có dấu hiệu phục hồi, cần đến ngay các cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

2. Kem bôi Silvirin

Nguồn gốc: xuất xứ tại Ấn Độ.

Dạng bào chế và đóng gói: kem bôi dạng tuýp 20g.

Thành phần: Sulfadiazine bạc 1%, tá dược vừa đủ.

Giá thành: giá rẻ, khoảng 20.000 VNĐ/tuýp.

Chỉ định: phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn do vết thương hở, bỏng cấp độ 2 và cấp độ 3.

Cách sử dụng: 

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ trước khi dùng thuốc.
  • Dùng một lượng vừa đủ bôi lên vết thương hở. Khi cần thiết, có thể bôi lại thuốc tại những vị trí bị trôi kem do các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân.

Lưu ý: 

  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ sinh non dưới 2 tháng tuổi.
  • Khi xảy ra phản ứng dị ứng, cần ngưng sử dụng thuốc.
  • Nguy hiểm khi dùng cho người bị thiếu G6PD vì có thể xảy ra hiện tượng huyết tán.

➤ Xem bài viết: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

3. Kem bôi da Panthenol 5%

Nguồn gốc: xuất xứ tại Việt Nam.

Dạng bào chế và đóng gói: kem bôi dạng tuýp 20g.

Thành phần: D-panthenol, tá dược vừa đủ

Giá thành: khoảng 25.000 VNĐ/tuýp.

Chỉ định: dùng cho các trường hợp tổn thương da ở lớp nông.

Cách sử dụng: bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương, ngày 1-2 lần hoặc nhiều hơn nếu cần.

Lưu ý: Sản phẩm có thể kéo dài thời gian chảy máu nên cần phải thận trọng khi dùng cho người có nguy cơ chảy máu khác.

4. Thuốc bôi Zinksalbe Dialon

Nguồn gốc: xuất xứ tại Đức.

Dạng bào chế và đóng gói: thuốc mỡ bôi ngoài da đóng tuýp 25g.

Thành phần: oxit kẽm, cetyl stearyl alcohol, Vaseline, tá dược trắng, rượu sáp len.

Giá thành: khoảng 165.000 VNĐ.

Tác dụng: 

  • Kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên của da.
  • Giữ ẩm, làm mềm vết thương.
  • Làm dịu, săn se các vết thương hở.

Chỉ định: sử dụng trong các trường hợp tổn thương bề mặt da hoặc các vết thương hở trên da.

Cách sử dụng: 

  • Làm sạch vết thương.
  • Thoa một lớp mỏng lên vết thương, tần suất 1 vài lần/ngày.
  • Có thể che phủ bằng gạc vô trùng.

Lưu ý: 

  • Đối với vùng da bị viêm nặng, khi sử dụng có thể có cảm giác nóng nhẹ.
  • Không nên sử dụng đồng thời với các thuốc bôi khác trên cùng một vị trí tổn thương.
  • Không nên sử dụng nếu dị ứng với kẽm oxit hoặc các thành phần khác có trong sản phẩm.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5. Gel bôi vết thương hở Skin cool

Nguồn gốc: xuất xứ tại Việt Nam.

Dạng bào chế và đóng gói: gel bôi dạng tuýp 10g.

Thành phần: sucralfate, silver nitrate.

Giá thành: khoảng 40.000 VNĐ/tuýp.

Tác dụng: 

  • Sucralfate có khả năng kích thích tăng sinh tế bào hạt, thúc đẩy quá trình lên da non, giúp vết thương mau lành, hạn chế để lại sẹo.
  • Silver nitrate có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giúp vết thương tránh bị nhiễm trùng.

Chỉ định: điều trị vết thương hở, tránh để lại sẹo.

Cách dùng: 

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương.
  • Bôi một lượng gel phù hợp lên vết thương hở.
  • Tần suất 2-3 lần/ngày.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, nếu bạn có bất kì hiện tượng khác thường nào, cần ngừng thuốc và đến các cơ sở y tế để điều trị.

III. Những điều cần tránh khi chăm sóc vết thương hở

Trong quá trình chăm sóc vết thương hở, để vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo, bạn cần lưu ý tránh một số điều sau đây:

  • Không nên mặc quần áo bó sát, tránh sự cọ xát và tiếp xúc quá nhiều đến vết thương. Điều đó có thể làm vết thương chảy máu thêm, không thông thoáng khí.
  • Không được tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh bôi hoặc rắc lên vết thương. Việc lạm dụng kháng sinh, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm làm tăng nguy cơ mưng mủ hoặc để lại sẹo sau khi vết thương đã lành. Một số loại thực phẩm đó là: rau muống, thịt gà, đồ nếp,….
  • Ngoại trừ lúc chăm sóc vết thương, bình thường không được chạm tay lên vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Việc làm này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn môi trường bên ngoài xâm nhập vào.
  • Nên kiêng ăn rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp khi có vết thương hở. Đây là những loại thực phẩm dễ khiến vết thương mưng mủ, chậm lành và dễ để lại sẹo hơn.

➤ Xem bài viết: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da

IV. Giải pháp chăm sóc vết thương hở lành nhanh bằng dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh Dizigone

Các loại thuốc bôi vết thương hở chứa kháng sinh cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Các sản phẩm kem bôi không chứa kháng sinh lại chủ yếu đem lại công dụng làm săn se da và dưỡng ẩm, ít có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch.

Để vết thương hở lành nhanh, sát trùng và đảm bảo tổn thương không nhiễm trùng, mưng mủ là yếu tố quan trọng nhất. Thay vì thuốc và kem bôi vết thương hở, dung dịch sát khuẩn được dùng phổ biến hơn vì các lý do:

  • Phổ kháng khuẩn rộng [hiệu lực tùy loại dung dịch sát khuẩn]
  • Hiệu quả nhanh
  • Không gây đề kháng
  • Không gây kích ứng da
  • Quá trình lau rửa giúp loại bỏ cả mầm bệnh và mủ dịch trên vết thương [nếu có]

Một số dung dịch sát khuẩn thông dụng để rửa vết thương hở là: cồn, oxy già, povidone iod, chlorhexidine, Dizigone. Mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và tồn tại một số nhược điểm nhất định:

  • Cồn: Sát khuẩn tốt, giá thành rẻ, dễ mua nhưng gây xót, kích ứng da, làm tổn thương mô hạt và cản trở lành thương tự nhiên.
  • Oxy già: Đặc tính tương tự như cồn nên ít được dùng rửa trực tiếp lên vết thương hở.
  • Povidone iod: Sát khuẩn trung bình, có thể gây xót, kích ứng nhẹ; gây nhuộm màu da và khó quan sát tiến triển tổn thương.
  • Chlorhexidine: Sát khuẩn tương đối mạnh, không gây xót, không làm tổn thương mô hạt; có thể gây kích ứng tùy đối tượng sử dụng.
  • Dizigone: Sát khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh, không gây xót, kích ứng, không làm tổn thương mô hạt, giúp lành thương nhanh chóng, tự nhiên nhất. Có mùi cloride nhẹ của các chất và ion oxy hóa.

Hiện nay, Dizigone là giải pháp chăm sóc vết thương hở không dùng thuốc được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Hiệu quả kháng khuẩn của Dizigone được kiểm chứng tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ: Dizigone tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Khi sát khuẩn vết thương bằng Dizigone, ổ tổn thương sạch khuẩn, khô se và lành lại nhanh chóng. Đồng thời, thành phần dung dịch chỉ bao gồm những chất và ion oxy hóa tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối, không gây xót, kích ứng. Vì vậy, Dizigone là lựa chọn chăm sóc vết thương hở hiệu quả và phù hợp cho mọi đối tượng, kể cả em bé sơ sinh.

Hiệu quả xử lý vết thương của Dizigone 

Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone để chăm sóc, vệ sinh vết thương vết loét:

  • Thấm dung dịch Dizigone ra gạc/bông, lau kỹ cả trong và ngoài ổ tổn thương 2-3 tiếng/lần.
  • Theo dõi tiến triển tổn thương hàng ngày: Ở những vị trí tổn thương đã khô se, không còn ướt dịch hay chảy mủ [sờ không dính tay nữa], kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc sau bước kháng khuẩn.

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết thương qua Shopee: 

➤ Xem thêm: 5 loại thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay 

Trên đây là 5 loại thuốc và kem bôi hay sử dụng nhất cho vết thương hở. Đây là tình trạng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, các điều kiện sống khác nhau. Vì vậy các bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất để xử lý vết thương hở một cách an toàn và hiệu quả nhanh chóng. Mọi thông tin cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 19009482 để được tư vấn và giúp đỡ.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

Chủ Đề