Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng: Dược sĩ chỉ cách sử dụng thuốc hiệu quả

BS. Đặng Xuân Thắng Trường Đại học Y Dược, Đại học Duy Tân Đà Nẵng cho hay, thuốc thông mũi là các thuốc thường được dùng để điều trị tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi trong viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc thông mũi gồm:

1.1. Thuốc co mạch

Thuốc co mạch [như ephedrin, xylometazolin, phenylephrine…] có hoạt tính giống với các chất dẫn truyền thần kinh giao cảm, có tác dụng co mạch máu bị giãn ở niêm mạc mũi, làm thông mũi hiệu quả. Những loại thuốc này có thể được uống hoặc dùng tại chỗ. Các thuốc này giúp giảm sung huyết, giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi… 

BS. Thắng nhấn mạnh, thông thường không nên dùng các thuốc co mạch sau 4 giờ chiều vì thuốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, gây khó ngủ hoặc mất ngủ. Thận trọng khi chỉ định cho người bệnh suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis, người bệnh cao tuổi. Dùng ephedrin thường xuyên hay kéo dài tại màng niêm mạc có thể dẫn đến hiện tượng sung huyết mũi hồi ứng.

Viêm mũi dị ứng khiến trẻ ngạt mũi, khó thở.

1.2. Các thuốc thông mũi có chứa corticoid

Thuốc thông mũi kháng viêm thường có chứa corticoid [Becotide, nasacort hay flixonase…] kết hợp với kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng có kèm các triệu chứng hôi, chảy mủ đặc, màu vàng hay xanh...

Ngoài ra, có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi giúp thông thoáng đường thở. Nước muối sinh lý khá lành tính để dùng cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hàng ngày sẽ giúp rửa sạch chất nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn, virus... ở trong mũi, đồng thời hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp cho trẻ. Không những thế, nước muối sinh lý rất an toàn, không gây rát hay khó chịu, không gây ra tác dụng phụ.

2. Mối nguy khi lạm dụng

Các thuốc thông mũi giúp nhanh chóng làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ. Tuy nhiên, theo BS. Đặng Xuân Thắng, khi sử dụng các bậc phụ huynh cần hết sức tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, tránh dùng kéo dài, tăng liều... Vì việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ở dạng nhỏ mũi, xịt mũi [thuốc tại chỗ], thuốc được hấp thu hạn chế, nguy cơ tác dụng không mong muốn của dạng này thường thấp hơn so với dạng uống. Thuốc được tiếp xúc với đích tác dụng nhanh hơn, lượng thuốc sử dụng ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có một phần thuốc bị nuốt qua miệng và được hấp thu toàn thân.

 Dạng nhỏ mũi có lượng thuốc bị nuốt nhiều hơn so với dạng xịt mũi. Đây cũng là lý do mà phần lớn các chế phẩm điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi hiện nay thường được bào chế dưới dạng xịt mũi.

Sử dụng thuốc thông mũi cho trẻ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi/xịt mũi dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng thường là oxymetazolin, naphazolin… Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc co mạch thông mũi trong 3 đến 5 ngày, không dùng quá 7 ngày để tránh hiện tượng nghẹt mũi trở lại, dẫn đến bệnh viêm mạn tính niêm mạc mũi, khó điều trị. Việc dùng kéo dài khiến trẻ có thể bị nhiễm độc toàn thân gây nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ.

Tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi/xịt mũi có chứa chất làm co mạch cho trẻ dưới 2 tuổi. Bởi thuốc có thể gây co mạch toàn thân [co mạch ở cả tim, gan, thận...] đưa đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi, choáng... Ngoài ra, ở trẻ dưới 6 tuổi cũng không nên dùng thuốc nhỏ mũi co mạch do còn thiếu các dữ liệu an toàn.

Các thuốc nhỏ mũi/xịt mũi chứa glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Tránh dùng kéo dài, liều cao.

Các thuốc này có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu hay có vết máu trong chất tiết của mũi, làm khô và teo niêm mạc mũi, loét vách mũi... thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, suy tuyến thượng thận... Do đó, việc sử dụng thuốc có chứa corticoid cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng cho trẻ bị ngạt mũi.

Các bậc phụ huynh cần hết sức tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, tránh dùng kéo dài, tăng liều... Vì việc lạm dụng thuốc thông mũi có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Hướng dẫn cách sử dụng an toàn

Để dùng các thuốc thông mũi trị viêm mũi dị ứng an toàn, BS. Đặng Xuân Thắng khuyên, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.

- Phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

- Không được tùy tiện tăng liều hoặc bỏ thuốc giữa chừng, vì có thể gây hiệu ứng ngược.

- Theo dõi trẻ thường xuyên, tránh để tình trạng ngạt mũi kéo dài.

- Khi có bất kỳ triệu chứng khác thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Căn bệnh đã bị xóa sổ từ năm 1980 bỗng bùng phát mạnh: Báo động đại dịch lớn tiếp theo?

Nguyễn Châu

Các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục… của viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập, làm việc và cuộc sống của người bệnh. Vậy viêm mũi dị ứng được điều trị bằng cách nào? Người bệnh cần lưu ý gì trong ăn uống để mau bình phục?

Các thắc mắc trên sẽ được giải đáp qua phần chia sẻ của Bác sĩ Trần Phương Thanh, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định rõ tình trạng bệnh và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc để tránh bệnh kéo dài phức tạp, thậm chí có thể gặp rủi ro do tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.

Thuốc kháng histamine trong điều trị viêm mũi dị ứng

Có thể được bán kê đơn hoặc không kê đơn. Loại thuốc trị viêm mũi dị ứng này giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu bằng cách ngăn tiết Histamin trong các phản ứng dị ứng. Chúng có dạng viên uống, dạng siro, dạng xịt… Có thể kể một số loại sau:

    • Loratadine [Clarityne, Erolin… ]
    • Cetirizine [Zyrtec, Arpicet…]
    • Fexofenadine [Telfast, Allegra…]
    • Levocetirizine [Xyzal]
    • Bilastine [Bilaxten, Bilazin…]

Thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, thiếu tập trung, ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông hoặc vận hành máy móc.[2]

Thuốc thông mũi có tác dụng làm co mạch trong mũi, từ đó làm giảm cảm giác nghẹt mũi và áp lực trong xoang. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng chúng trong thời gian dài thì các triệu chứng này không những không thuyên giảm mà còn trở nên tồi tệ hơn. Do đó,việc tuân thủ thời gian dùng theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng.

Một số loại thuốc thông mũi phổ biến ở các quầy thuốc hay bán như:

    • Oxymetazoline [COLDi-B]
    • Xylometazoline [Otrivin]
    • Phenylephrine [Sudafed PE]

Trường hợp người bệnh có nhịp tim bất thường, bệnh tăng huyết áp, lo âu, đang mang thai hoặc các vấn đề về bàng quang,…. hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi.

Các loại thuốc xịt mũi hoặc thuốc dạng hít có chứa corticosteroid có thể giúp làm giảm viêm và giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Các loại phổ biến nhất là Meseca, Flixonase, Rhinocort, Nasonex, Avamys,…. Các thuốc này thường có thời gian dùng lâu hơn các thuốc co mạch mũi, tuy nhiên người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như khô mũi, ho, chảy máu mũi,… Nếu có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Thuốc ức chế leukotriene [montelukast [Singulair®]] có tác dụng ngăn chặn hoạt động của leukotrienes – một hóa chất do hệ thống miễn dịch tiết ra gây các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là đau đầu, hiếm hơn gồm phát ban, thay đổi tâm trạng, ảo giác… Nếu người bệnh gặp phải bất kỳ phản ứng bất thường nào khi dùng thuốc, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.

Thuốc xịt mũi cromolyn natri không kê đơn giúp làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi… bằng cách ổn định dưỡng bào trong cơ thể, ngăn chặn sản xuất các chất gây phản ứng dị ứng như histamine. Thuốc phát huy hiệu quả nhất khi được sử dụng trước lúc tiếp xúc với môi trường có chất gây dị ứng.

Liệu pháp miễn dịch điều trị viêm mũi dị ứng

Nếu thuốc điều trị viêm mũi dị ứng không đem lại kết quả khả quan hoặc gây ra quá nhiều tác dụng phụ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện liệu pháp miễn dịch [hay còn gọi là tiêm thuốc chống dị ứng]. Ở phương pháp này, người bệnh sẽ được tiêm định kỳ một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể trong vòng 3 – 5 năm. Mục đích là để cơ thể quen dần với các chất gây dị ứng, từ đó giảm dần các triệu chứng và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị.[1]

Liệu pháp miễn dịch có thể đặc biệt hiệu quả nếu người bệnh bị dị ứng với lông mèo, mạt bụi hoặc phấn hoa. Ở trẻ em, liệu pháp miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hen suyễn.

Ngoài cách tiêm thuốc, liệu pháp miễn dịch cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt thuốc chứa một lượng nhỏ chất dị ứng ở dưới lưỡi và để chúng tan trong miệng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm ngứa trong miệng hoặc kích ứng tai và cổ họng.

Trường hợp người bệnh trong quá trình thăm khám phát hiện polyp hoặc có các bất thường giải phẫu khác khiến bệnh thêm nặng như lệch vách ngăn, gai vách ngăn… bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các yếu tố này.

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng tại nhà tập trung vào việc giúp người bệnh hạn chế tối đa tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Phương pháp cụ thể sẽ tùy thuộc vào chất dị ứng đó là gì, chẳng hạn:

    • Phấn hoa: Tránh ra ngoài trong mùa có lượng phấn hoa cao hoặc những ngày lộng gió; đóng cửa ra vào, cửa sổ và cửa xe hơi để tránh phấn hoa bay vào nhà hoặc xe; sử dụng bộ lọc không khí HEPA trong phòng ngủ và những nơi thường xuyên lui tới; đeo khẩu trang khi lau nhà hoặc làm vườn…
    • Lông thú cưng: Tạo ra những khu vực riêng trong nhà không có thú cưng, không cho thú cưng vào phòng ngủ hoặc lên giường; tắm cho thú cưng thường xuyên.
    • Mạt bụi: Sử dụng lớp phủ chống dị ứng trên nệm, lò xo hộp và gối; giặt ga trải giường và chăn trong nước có nhiệt độ từ 54 độ C trở lên; sử dụng máy hút ẩm hoặc máy điều hòa không khí để giảm độ ẩm trong nhà; hút bụi thảm hàng tuần bằng máy hút bụi được trang bị bộ lọc HEPA…

Ngoài ra, người bệnh cũng cần giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bỏ hút thuốc lá, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa để tránh bệnh tái phát hoặc trở nặng.

Bên cạnh điều trị viêm mũi dị ứng bằng biện pháp y khoa, người bệnh cũng nên chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tìm hiểu viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh chóng thuyên giảm.

Ăn gì trị viêm mũi dị ứng? Các thực phẩm tốt cho người bệnh viêm mũi dị ứng có thể kể đến:

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho người bệnh viêm mũi dị ứng

Vitamin C, có nhiều trong ổi, ớt chuông, bông cải xanh, cherry, bưởi, cam… giúp tăng cường sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch hiệu quả. Hơn nữa, hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong các thực phẩm này cũng có tác dụng chống lại viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Các thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục… giúp giảm sưng tấy ở đường hô hấp. Do vậy, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm này vào khẩu phần ăn.

Một số loại gia vị có tính ấm, chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên như hành, gừng, tỏi… có khả năng phòng ngừa viêm mũi và viêm xoang hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng nên dùng thêm một số món ăn có công dụng bổ phế âm như gạo nếp, táo tàu, củ từ, đường đỏ, nhãn… để hỗ trợ giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh.

Người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại cây gia vị có tinh dầu, như rau mùi, bạc hà… để tăng hương vị cho món ăn, đồng thời giúp giảm triệu chứng.

Kẽm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm rất tốt cho người bệnh viêm mũi dị ứng. Do đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm từ rau củ, đậu, ngũ cốc… vào khẩu phần ăn.

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm sau:

Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều ớt, tiêu, mù tạt sẽ khiến các triệu chứng như ngứa mũi, hắt xì, chảy nước mũi, nước mắt… thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày, ảnh hưởng xấu đến tai – mũi – họng.

Đồ uống có cồn không chỉ gây mất nước, làm đặc chất nhầy trong mũi mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần kiêng ngay bia, rượu, cà phê… để không làm nặng thêm triệu chứng.

Các loại hạt có thể kích thích cơn ngứa họng và gây ho, do đó người bệnh nên cẩn thận khi ăn chúng. Đậu phộng, nấm, đào, cần tây, hải sản, nhộng tằm… cũng là những thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh cần tránh sử dụng.

Các sản phẩm từ sữa không phù hợp cho người bệnh viêm mũi dị ứng

Sữa và các chế phẩm từ sữa làm tăng tiết chất nhầy, tăng ẩm ướt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.

Một số chất phụ gia thực phẩm như mì chính, FD & C nhuộm màu vàng số 5, Benzaldehyde có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng. Do đó, tốt nhất là không nên tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa chất phụ gia, chất bảo quản mà ưu tiên các thực phẩm tươi, sạch để chế biến món ăn cho người bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng ngoài sử dụng các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn thì người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Cũng như thực hiện chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện bệnh, và giúp phòng được các bệnh lý tai mũi họng khác.

Video liên quan

Chủ Đề