Tiền xu việt nam phát hành năm nào

Ngày 17/12/2003, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] phát hành tiền xu với các mệnh giá 200 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Những tháng sau đó, cơ quan này tiếp tục phát hành thêm 2 mệnh giá là 500 đồng và 2.000 đồng. Loại tiền xu 200, 500 đồng được làm bằng chất liệu thép mạ niken; loại 1.000, 2.000 đồng bằng thép mạ đồng vàng; riêng loại 5.000 đồng bằng hợp kim đồng, bạc, niken. Tính đến tháng 5/2005, lượng tiền xu đưa vào lưu thông đã chiếm 1/4 tổng giá trị tiền lẻ đang lưu hành.

Theo NHNN, việc phát hành tiền xu nhằm mục đích hoàn thiện cơ cấu mệnh giá các đồng tiền kim loại, phù hợp với yêu cầu lưu thông tiền tệ. Lý do để phát hành là đồng tiền xu có rất nhiều ưu điểm về lợi ích kinh tế - xã hội như: tiết kiệm chi phí ngân sách, tuổi thọ cao, trao tay tiện lợi, thời gian bảo quản dài lâu, môi trường sạch sẽ, không bị thấm hút như tiền giấy. Hơn nữa, tiền xu được phát hành là nhằm hướng tới mục tiêu lắp đặt các hệ thống bán hàng tự động như máy bán nước ngọt, điện thoại, bán vé tự động...

Kỳ vọng là thế, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tiền xu đã bộc lộ những nhược điểm khiến cho người tiêu dùng không mấy mặn mà. Trước tiên, đó là đồng tiền nhanh chóng xuống cấp, xỉn màu, rỉ sét rất mất mĩ quan cũng như mất vệ sinh. Đã thế, việc tiêu dùng bằng tiền xu cũng không hề thuận lợi một chút nào.

Từ phía cơ quan phát hành, câu chuyện tiền xu được nhắc tới lần gần đây nhất là tại cuộc họp báo của NHNN vào cuối tháng 12/2013, tức 10 năm sau khi phát hành tiền xu, và 2 năm kể từ khi tiền xu “ra đi” lặng lẽ. Khi trả lời câu hỏi của báo chí về hiệu quả sử dụng của tiền kim loại [tiền xu], đại diện Cục Phát hành kho quỹ NHNN cho rằng, việc lưu thông tiền xu rất khó khăn, do chất lượng đồng tiền không tốt, không có các máy bán hàng tự động, thiết bị cung cấp dịch vụ thu nhận tiền xu và người tiêu dùng cũng không có thói quen, không thích dùng tiền xu. 10 năm phát hành tiền xu, đã có 1 tỉ miếng tiền kim loại được phát hành với 5 mệnh giá khác nhau. Đến thời điểm cuối năm 2013, NHNN đã thu về kho quỹ 300 triệu miếng, thị trường vẫn còn lưu thông 700 triệu miếng. Lúc đó, đại diện NHNN vẫn khẳng định tiền xu vẫn còn có giá trị lưu hành bình thường, nên trước mắt, NHNN tiếp tục phân loại các đồng tiền xu không đủ lưu thông để tiêu hủy, số tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông vẫn đang được bảo quản trong kho và không dập tiền xu mới.

Chuyện sử dụng tiền xu trong lưu thông dù bị lãng quên nhưng vẫn có không ít người còn giữ loại tiền này băn khoăn về giá trị của nó, cũng như có mong muốn đổi thành tiền giấy để có thể chi tiêu. Cùng với đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc bỏ ra một số tiền không nhỏ để in đúc, phát hành tiền xu để rồi “chết yểu” là một sự lãng phí không hề nhỏ của NHNN.

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đồng xu hiện tại không còn phổ biến vì giá trị quá nhỏ để hữu hiệu. Hiện nay, những đồng tiền dưới mệnh giá 1.000 đồng, kể cả tiền giấy cũng rất khó được sử dụng. Nếu đi mua hàng, đi siêu thị, thay vì phụ lại tiền lẻ, người ta sẽ đưa cho 1 cái kẹo. Điều này chứng tỏ rằng dường như đã không ai còn dùng tiền xu nữa. Nguyên nhân quan trọng là do đồng tiền Việt Nam trong 20 năm nay đã liên tục mất giá. Hiện giờ, để có thể mua được một món đồ nào đó, cũng phải tính giá trị từ 10.000 đồng trở lên, thế nên tiền xu không còn giá trị thực dụng.

Bộ tiền xu Việt Nam Cộng Hòa [VNCH] rất được ưa chuộng trên thị trường, bởi mức giá rẻ, dễ sưu tầm, đặc biệt là với những bạn sinh viên và người mới chơi. Đa phần họ bắt đầu khởi nguồn sưu tầm từ những đồng xu này, từ đó hình thành nên bộ sưu tập ngày càng phong phú. Vậy bạn đã hiểu hết những đồng xu này bao giờ chưa?

Trong danh mục tiền xu trước 1975, bài viết chỉ bàn về những đồng xu Việt nam Cộng Hòa, riêng những loại khác như xu Đông Dương trở về trước sẽ được nhắc ở bài viết khác.

Danh mục tiền xu Việt Nam Cộng Hòa

Tiền xu VNCH bao gồm 16 xu đã được phát hành, trong đó có 3 xu của thời Quốc Gia Việt Nam nhưng vẫn lưu hành dưới thời VNCH. Và 16 tiền xu thời VNCH cơ bản gồm 1 mẫu 10 xu, 1 mẫu 20 xu, 3 mẫu 50 xu, 4 mẫu 1 đồng, 2 mẫu 5 đồng, 4 mẫu 10 đồng, 2 mẫu 20 đồng.

\>> Xem thêm: Danh mục tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa đầy đủ tại đây

Bộ tiền xu Việt Nam Cộng Hòa có gì đặc biệt?

Tất cả tiền xu trước 75 đều đúc theo công nghệ hiện đại, không còn dùng chất liệu đồng nguyên chất, hình dáng cũng không còn lỗ vuông như thời phong kiến. Tất cả các đồng xu đều được đúc dưới các chất liệu nhôm, thép - đồng và nickel. Xu Miền Nam Việt Nam được lưu hành từ năm 1953 đến 1975, trong khoảng thời gian này xu mới được phát hành thì xu cũ vẫn xài bình thường.

Có xu nào nào hiếm trong bộ xu Việt Nam Cộng Hòa không?

Đồng tiền xu cổ VNCH không đến mức “cổ” như bạn nghĩ, và giá trị của chúng cũng không cao, thuộc dòng phổ thông, dễ tìm kiếm. Hoàn toàn không có xu nào hiếm, nhưng chất lượng hoàn hảo 100% thì hiếm. Do đó rất nhiều người thường sưu tập đủ nguyên bộ tiền xu VNCH để trưng bày hoặc kỉ niệm với chất lượng vừa phải hoặc tùy theo nhu cầu.

Thời gian đầu 1955, miền Nam vẫn dùng tiếp 3 xu thời Quốc Gia Việt Nam là 10, 20, 50 su 1953. 3 xu này làm bằng nhôm, rất dễ móp, trầy xước, mặt trước đúc hình 3 cô gái Bắc - Trung - Nam, mặt sau 10, 20 su là hình cây lúa, 50 su là hình hai con rồng triều đình Huế.

Điều đặc biệt nhất trong bộ xu VNCH là có 3 xu đúc hình tổng thống Ngô Đình Diệm, hay còn gọi là xu ông Diệm, gồm các mệnh giá 50 su 1960, 50 xu 1963 là bằng nhôm và 1 đồng 1960 bằng đồng pha nickel. Mặt sau là hình bụi trúc thân quen của làng quê Việt Nam, nó được dùng làm quốc huy thời đệ nhứt của VNCH.

Những xu từ năm 1964 trở về sau đa phần đúc hình cây lúa, nông dân, làm đồng vì ý nghĩa sự phát triển Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp, là nền tảng cơ bản nhất và nông dân là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Đồng xu mặc định là mệnh giá nhỏ nhất, chính vì vậy ghép hình ảnh nông nghiệp là rất hợp lý.

Xu 1 đồng Việt Nam Cộng Hòa hình cây lúa gồm 3 loại với 3 chất liệu khác nhau.

Năm 1964 là hợp kim đồng - nickel.

Năm 1971 là hợp kim nickel pha thép.

Năm 1971 FAO là nhôm. FAO là viết tắt của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới mà Việt Nam đã gia nhập vào năm 1950. Những xu VNCH FAO là để kỉ niệm thế giới chống nạn đói, an ninh lương thực cho xã hội, thường kèm theo khẩu hiệu tăng gia sản xuất nông phẩm, phòng chống đói nghèo và chúng vẫn được lưu hành bình thường.

Bạc cắc 5 đồng Việt Nam Cộng Hòa có hình hoa 8 cánh rất đặc biệt, xu được đúc theo phong thủy, có ý nghĩa giúp quốc gia phát triển phồn vinh. Chỉ có 2 năm 1966 và 1971 được phát hành. Năm 1966 chất liệu đồng-nickel, năm 1971 là nickel pha thép.

Xu 10 đồng Việt Nam Cộng Hòa hình bông lúa gồm 3 năm 1964, 1968 và 1970, còn xu mạ vàng còn lại là 1971 kỉ niệm FAO với khẩu hiệu “Tăng-gia sản-xuất nông-phẩm”. Xu năm 1964 chất liệu đồng-nickel, năm 1968 và 1970 là chất liệu nickel pha thép. Năm 1971 là hợp kim đồng thau pha thép, phủ thêm 1 lớp ram vàng đồng bên ngoài óng ánh, tuy nhiên chỉ qua tay vài lần thì lớp ram này bay mất, dễ bị xỉn thành màu đen.

Xu 20 đồng Việt Nam Cộng Hòa nông dân và bó lúa, có đúc năm phát hành 1968. Năm này gồm 2 loại, khác dòng chữ mặt sau “Ngân-Hàng Quốc-Gia Việt-Nam“ là xu thường và “Chiến-dịch thế-giới chống nạn đói” là xu kỉ niệm FAO vẫn có giá trị lưu hành. Nó gồm 12 cạnh khác biệt với những đồng xu khác trên thế giới đúc theo dạng tròn.

Ngoài ra, vẫn còn xu 50 đồng 1975 đã được đúc nhưng do hoàn cảnh lịch sử nên nó đã không được phát hành, xu này đã được tiêu hủy. Mặt sau của xu kêu gọi "Tăng-gia sản-xuất nông-phẩm" cũng là kỉ niệm FAO.

Địa chỉ bán tiền xu VNCH

Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi, shop tiền D-money chuyên mua bán các loại tiền xu cổ Việt Nam và các loại tiền thế giới khác.

Chủ Đề