Tiêu chí đánh giá bồi dưỡng thường xuyên năm 2024

Theo đó, đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.

Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 5 trở lên.

Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD&ĐT hướng dẫn đánh giá theo Chuẩn và bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Lùi thời gian đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá theo Chuẩn

Về công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo Chuẩn năm học 2019-2020, theo văn bản này, các Sở GD&ĐT sẽ lùi thời gian đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá theo Chuẩn. Hạn báo cáo kết quả tổng hợp đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo Chuẩn gửi về Bộ GD&ĐT chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm học (theo thời gian thực tế).

Các sở GD&ĐT cần hướng dẫn các cơ sở giáo dục bổ sung những minh chứng của quá trình quản lý, tổ chức dạy học qua Internet và dạy học trên truyền hình để làm căn cứ đánh giá kết quả đạt được của các tiêu chí theo Chuẩn.

Ưu tiên nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới

Về công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục năm học 2020-2021, căn cứ các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn do Bộ GD&ĐT ban hành, các sở GD&ĐT chủ động điều chỉnh kế hoạch BDTX năm học 2019-2020 cùng với việc xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2020-2021 đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2019/TT- BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm GDTX và các chương trình BDTX tương ứng với các cấp học do Bộ GD&ĐT đã ban hành đảm bảo phù hợp với đối tượng và yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Nội dung bồi dưỡng gồm: nội dung theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (các vụ, cục, dự án, đề án, chương trình); nội dung của địa phương; các mô-đun tự chọn của giáo viên trong các chương trình BDTX đã ban hành của các cấp học.

Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT lưu ý: Nội dung bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1201/BGDĐT-GDTrH ngày 8/4/2020 của Bộ GDĐT là một phần trong thời lượng 120 tiết được quy định theo Quy chế BDTX ban hành kèm theo Thông tư số 19.

Thời lượng còn lại, các sở GD&ĐT xây dựng các nội dung phù hợp với địa phương; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục lựa chọn những mô-đun thiết thực (trong số các mô-đun tự chọn của các chương trình BDTX) phục vụ cho việc nâng cao năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năm học 2020-2021, những giáo viên dự kiến phân công dạy lớp 1 ưu tiên tập trung bồi dưỡng những nội dung đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo Công văn số 1201 và bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu dạy sách giáo khoa mới do các nhà xuất bản thực hiện. Thời lượng còn lại sẽ lựa chọn các mô-đun để bồi dưỡng ữong các chương trình BDTX.

Các Sở GD&ĐT cần chỉ đạo và triển khai việc BDTX theo đúng các quy định trong Quy chế BDTX, như: tổ chức BDTX; tài liệu BDTX; kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX; cấp chứng chỉ (thay thế cho việc cấp chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX trước đây); cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan để tổ chức BDTX.

Trong đó, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong tất cả các khâu của quá trình triển khai công tác BDTX. Chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng có sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán, bảo đảm hoàn thành chương trình BDTX hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Để trở thành báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? - Ngọc Hằng (TP. HCM)

Tiêu chí đánh giá bồi dưỡng thường xuyên năm 2024

Tiêu chuẩn của báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (Hình từ Internet)

1. Báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên là ai?

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT), báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) là những người sau đáp ứng tiêu chuẩn của báo cáo viên BDTX được quy định tại mục 2 dưới đây:

- Nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên;

- Chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục;

- Giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán;

- Giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên.

2. Tiêu chuẩn của báo cáo viên bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên

Tiêu chuẩn của báo cáo viên BDTX cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT) như sau:

- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và phẩm chất, năng lực nghề nghiệp tốt;

- Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;

- Có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý; có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp; có khả năng hướng dẫn, tư vấn giáo viên, cán bộ quản lý tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên;

(Hiện hành, Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT yêu cầu cụ thể báo cáo viên BDTX có kinh nghiệm trong công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý từ 03 năm trở lên).

- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng và phát triển tài liệu, học liệu để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

(Hiện hành, Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT yêu cầu có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

3. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

Điều 8 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định về kế hoạch BDTX giáo viên như sau

- Kế hoạch BDTX được xây dựng theo năm học, bao gồm:

Kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý, của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo và sở giáo dục và đào tạo.

- Kế hoạch BDTX phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, loại hình tổ chức BDTX và kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên, cán bộ quản lý.

- Xây dựng kế hoạch BDTX năm học:

+ Kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý:

Căn cứ vào nhu cầu về mô đun bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng và hướng dẫn của cơ sở giáo dục nơi đang công tác; giáo viên, cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31 tháng 5 hằng năm;

+ Kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên:

Căn cứ vào hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, theo phân cấp quản lý, và kế hoạch BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên vào tháng 6 hằng năm;

+ Kế hoạch BDTX của phòng giáo dục và đào tạo:

Căn cứ vào hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo và kế hoạch BDTX của cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; phòng giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo sở giáo dục và đào tạo vào tháng 6 hằng năm;

+ Kế hoạch BDTX của sở giáo dục và đào tạo:

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch BDTX của phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý và trung tâm giáo dục thường xuyên; sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch BDTX để triển khai thực hiện từ tháng 7 hằng năm.

Mục tiêu của nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên là gì?

Mục đích: - Bồi dưỡng thường xuyên nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường; nâng cao khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tế giảng dạy.

Bồi dưỡng thường xuyên là gì?

– Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên là thực hiện việc bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với các chủ thể là những người giáo viên, cán bộ quản lý; bồi dưỡng thường xuyên cũng là căn cứ quan trọng nhằm mục đích để thực hiện việc quản lý, chỉ ...

Căn cứ vào đâu để thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên phổ thông?

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ ...