Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục mầm non

Ở phần trước, 24h Thông Tin đã chia sẻ về các tiêu chuẩn để đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Mức 1. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục nêu ra các tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo Mức 2 để bạn đọc tham khảo.


Để đánh giá và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2, người ta dựa vào 5 tiêu chuẩn. Và trong mỗi tiêu chuẩn cũng sẽ có nhiều những tiêu chí khác nhau, cụ thể:

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

- Nhà trường phải có các phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển mình trong tương lai.

- Phải có các hội đồng nhà trường, đảm bảo hoạt động hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường phải có cơ cấu và hoạt động theo quy định; phải có một năm hoàn tốt nhiệm vụ trong 5 năm đánh giá, các năm còn lại phải đạt mức hoàn thành.

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng phải có đề xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và thực hiện được ít nhất một chuyên đề chuyên môn mang lại tác dụng. Các hoạt động này cần được kiểm tra, rà soát và điều chỉnh định kỳ.

- Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo phù hợp với độ tuổi, đúng số lượng quy định.

- Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường. Trong 5 năm liên tiếp không có vi phạm nào về vấn đề quản lý tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

- Các cán bộ, giáo viên, nhân viên được quản lý và có biện pháp để phát huy hết năng lực.

- Có biện pháp chỉ đạo, thực hiện các hoạt động giáo dục như nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả theo đánh giá của cơ quan quản lý.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

- Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học trong các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bạo lực học đường, phòng chống tai nạn, an toàn chất nổ,....

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

- Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, trong 5 năm liên tiếp phải có ít nhất 2 năm đạt chuẩn Hiệu trưởng mức khá trở lên; được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

- Đối với giáo viên, phải có ít nhất 55% đạt trên chuẩn trình độ đào tạo. Ở vùng khó khăn, con số này là 40%. Bên cạnh đó, trong 5 năm đánh giá, con số này phải ổn định và tăng theo lộ trình phù hợp; giáo viên không bị kỷ luật nào; có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức đạt trở lên.

- Đối với nhân viên, phải có đủ số lượng và cơ cấu phù hợp theo quy định. Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.


Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Diện tích, khuôn viên và sân vườn đảm bảo theo quy định; có ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của từng lớp, nhóm trẻ; xung quanh trường có rào chắn; khuôn viên thân thiện với trẻ; khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định.

- Có đủ các khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập như phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định; có hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng; tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

- Có các khối phòng hành chính - quản trị đảm bảo diện tích theo quy định, có khu để xe an toàn và tiện lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Khối phòng tổ chức ăn phải có bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

- Có đầy đủ các thiết bị máy tính, đồ chơi, phục vụ cho công tác giảng dạy, được bổ sung và kiểm tra hàng năm.

- Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước được xây dựng phù hợp với cảnh quan, đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường. Rác thải được thu gom và xử lý theo quy định của Bộ Giáo Dục ĐT và Bộ Y tế.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

- Ban đại diện cha mẹ trẻ phải có sự phối hợp hiệu quả với nhà trường để thực hiện các nhiệm vụ cũng như hoạt động giáo dục của năm học.

- Có sự tham mưu của các cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển; phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

- Thực hiện và phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành một cách chất lượng và đảm bảo phù hợp với văn hóa địa phương, khả năng cũng như nhu cầu của trẻ.

- Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ như: thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh trong thực tế.

- Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe phải đảm bảo giúp trẻ phát triển được cả mặt thể chất lẫn tinh thần; chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ và đảm bảo theo quy định; 100% trẻ suy dinh dưỡng, béo phì được can thiệp chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng so với đầu năm học.

- Kết quả giáo dục phải đảm bảo có tỉ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi. Trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%, trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%; trẻ khuyết tật học hòa nhập [nếu có] được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.

Trên đây là các tiêu chí đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc giaMức độ 2 mà đội ngũ biên tập viên 24h Thông Tin chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết trường mầm non như thế nào sẽ đạt tiêu chuẩn trường quốc gia ở Mức 2 để từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mong muốn của mình.

Video liên quan

Chủ Đề