Tiêu chuẩn công việc quản lý nhà hàng

Ngày: 14/08/2021

Bạn đã từng thắc mắc quản lý nhà hàng [Restaurant Manager], công viêc của họ gồm những gì trong nhà hàng. Hôm này chúng ta cùng tìm hiểu vê câu hỏi này nhé. Thue today xin giới thiệu bản bản mô tả công việc của một người quản lý nhà hàng.

Xem thêm: Bí Quyết Quản Lý Nhân Viên Trong Nhà Hàng

Quản lý nhà hàng [Restaurant Manager], công viêc của họ gồm những gì?

I - Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng

1. Quản lý nhân viên

- Tuyển dụng các vị trí cho bộ phận nhà hàng.

- Tham gia vào quá trình tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới.

- Lên kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng.

- Đánh giá kết quả sau quá trình đào tạo và thử việc.

- Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên hàng ngày, hàng tuần.

- Đánh giá kết quả công việc và năng lực của nhân viên nhà hàng định kỳ.

- Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty.

2. Quản lý hàng hoá, tài sản

- Quản lý các công cụ dụng cụ tài sản hàng tháng, giải trình cho Giám đốc nhà hàng, kế toán số lượng hư hỏng, mất mát.

- Lập phiếu hủy, phiếu transfer khi cần.

- Phối hợp với bếp trưởng xử lý các loại món ăn bị hư hỏng.

3. Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách

- Giải quyết các khiếu nại của khách liên quan đến đồ ăn

- Khảo sát sự hài lòng của khách theo quy trình công ty.

- Training cho nhân viên cách giao tiếp và giải quyết các vấn đề.

- Báo cáo Giám đốc điều hành kết quả giải quyết.

4. Quản lý bàn

- Theo dõi lượng khách, kiểm tra việc chuẩn bị thực phẩm.

- Cùng bếp trưởng kiểm tra và xác nhận thực đơn hàng ngày

- Ghi lại đặt bàn & set up bàn

5. Điều hành công việc

- Giải quyết các sự việc phát sinh.

- Điều động nhân viên thực hiện công việc.

- Họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên.

- Lên kế hoạch hoạt động tháng, tuần, ngày cho bộ phận nhà hàng.

- Phối hợp với các bộ phận khác.

6. Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

- Trực tiếp giám sát, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng.

- Báo cáo kết quả công việc hàng ngày cho giám đốc .

- Đề xuất các cách để cải tiến các hoạt động của nhà hàng.

II -  Công việc hàng ngày của quản lý nhà hàng

1. Đầu ngày

- Họp nhanh và thông báo tình hình khách sắp đón

- Kiểm tra check list và tình trạng vệ sinh các khu vực trước giờ đón khách.

- Xem xét các công việc trong ngày của bộ phận

- Xem báo cáo, đề nghị.. của ngày hôm trước.

2. Trong ngày

- Giải quyết các công việc, các vấn đề phát sinh.

- Kiểm tra toàn bộ hoạt động của nhà hàng trước các giờ ăn của khách.

3. Cuối ngày

- Xem xét lại các công việc trong ngày và các công việc chưa hoàn thành.

- Kiểm tra lại các bộ phận 1 lần cuối.

- Lập báo cáo chi tiết các công việc diến ra trong ngày.

III - Báo cáo giám đốc nhà hàng

- Báo cáo cho giám theo đốc định kỳ và báo cáo các trường hợp đột xuất hoặc các nhiệm vụ do giám đốc giao.

- Báo cáo khách ăn hàng ngày: Tình hình ăn uống của khách, chất lượng, định lượng đồ ăn, đồ uống

- Báo cáo tháng: Chất lượng phục vụ của bộ phận, tình trạng trang thiết bị, tồn kho, thực đơn và phản hồi của khach.

Mỗi nhà hàng sẽ có một bản mô tả chức danh quản lý nhà hàng cho phù hợp với quy mô, của nhà hàng. Vì thế thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo cho các bạn dễ hình dung và hiểu được công việc của vị trí quản lý nhà hàng. Thue.today chúc các bạn thành công.

Việc làm Khách sạn - Nhà hàng

Quản lý nhà hàng là người đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ những hoạt động được diễn ra tại nhà hàng, trong đó từ những công việc nhỏ nhất người quản lý cũng cần phải nắm rõ để duy trì và triển khai các hoạt động tiếp theo.

Bạn biết gì về vị trí quản lý nhà hàng?

Trong ngành quản lý Nhà hàng - Khách sạn,với chức vụ quản lý nhà hàng bạn có thể làm việc ở bất kỳ một nhà hàng nào, mặc dù các nhà hàng có quy mô và cách thức hoạt động riêng, tuy nhiên nhìn chung các quản lý nhà hàn sẽ đều thực hiện phần công việc tương tự như nhau. 

Nói đến đây chắc chắn nhiều người chưa thể mường tượng cụ thể về công việc của một quản lý nhà hàng bao gồm những gì đâu, vậy thì hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo nhé chắc chắn bạn sẽ làm rõ được điều này.

Hé lộ: Điều ít ai biết về lương quản lý nhà hàng khách sạn!

Không giống với một nhân viên phục vụ hay thu ngân tại nhà hàng, trong khi họ chỉ làm phần công việc chuyên môn được giao thì quản lý nhà hàng lại là người phụ trách và đảm nhiệm tất cả mọi thứ vì vậy nên khối lượng công việc là rất lớn, hãy xem cụ thể đó là những công việc gì:

Xây dựng hệ thống quản lý cho nhà hàng

Một người quản lý nhà hàng sẽ là người đưa ra nội quy, quy định để áp dụng đối với nhân viên của mình. Điều này nhằm mục đích giữ cho nhà hàng có một nề nếp làm việc chuyên nghiệp và tạo ra hiệu quả cao hơn trong công việc.

Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết nhất

Phối hợp cùng với bộ phận nhà bếp xây dựng nên tiêu chuẩn đánh giá chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ và đảm bảo vệ sinh trong nhà hàng. Có nhiều nhà hàng lớn đã áp dụng phương pháp thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại nhà hàng bằng cách đưa phiếu đánh giá và khách hàng sẽ ghi ý kiến hoặc chọn theo dạng tích ô,... Đây là cách thu thập ý kiến đánh giá từ phía khách hàng hiệu quả để người quản lý biết được những điều chưa thực hiện tốt tại nhà hàng của mình sau đó đưa ra những chính sách điều chỉnh.

Để có được một “hành lang pháp lý” an toàn và được duy trì ổn định thì quản lý nhà hàng cần phải giám sát thật chặt chẽ các hoạt động của nhân viên cấp dưới.

Quản lý các hoạt động kinh doanh tại nhà hàng

Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo từng thời kỳ và mục tiêu mà nhà hàng hướng đến.

Quản lý nhà hàng sẽ là người đại diện cho nhà hàng làm việc với cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức ở địa phương để giúp nhà hàng được phát triển một cách ổn định mà không có tác động xấu từ nhân tố bên ngoài.

Quản lý nhà hàng sẽ triển khai các kế hoạch hoặc công việc cụ thể nhằm mục đích tạo thương hiệu cho nhà hàng của mình. Phối hợp với bộ phận kinh doanh, marketing để thực hiện các hình thức truyền thông, quảng cáo sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Khi có khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ, quản lý nhà hàn sẽ là người đại diện cho nhà hàng ký hợp đồng với khách hàng và cũng nhân viên cấp dưới giám sát tiến độ thực hiện công việc theo hợp động cho đến khi hoàn thành.

Các chương trình khuyến mãi tri ân cho khách hàng cần phải được thực hiện một cách đúng đắn nhất với mục đích của nó, trên thực tế mỗi khi diễn ra những chương trình như vậy thì nhà hàng sẽ rất đông khách và thường bị lộn xộn, vì vậy quản lý phải là người giám sát kỹ nhất để đảm bảo an ninh, an toàn cho thực khách,...

Việc làm quản lý nhà hàng

Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết nhất

Mỗi nhân viên sẽ có những nhiệm vụ chuyên môn riêng và đương nhiên sẽ có những lúc xảy ra sự cố phát sinh, có những sự cố mà nhân viên phụ trách không thể nào giải quyết được thì lúc này quản lý sẽ là người đứng ra giải quyết cho nhân viên của mình.

Dựa vào phần mềm quản lý, nhà hàng có thể lựa chọn ra list danh sách khách hàng quen thuộc hay còn được gọi là khách hàng VIP khi đạt điều kiện mà nhà hàng đưa ra để thăm hỏi và tặng quà trực tiếp.

Ngoài ra quản lý nhà hàng cũng sẽ có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới cho nhà hàng để đảm bảo điều kiện về chỉ tiêu và doanh số theo định kỳ. 

Quản lý nguồn tài chính của nhà hàng

Các kế hoạch về tài chính sẽ được lên từ đầu kỳ kinh doanh và sẽ được thay đổi theo từng thời kỳ hoạt động của nhà hàng, vì vậy người quản lý nhà hàng cần phải nắm rõ nhất tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của nhà hàng để có những kế hoạch cụ thể để cải thiện doanh thu cho nhà hàng.

Dựa theo quyền hạn thì quản lý nhà hàng sẽ trực tiếp phụ trách về việc chi tiêu mà mua bán những nhu yếu phẩm phục vụ cho nhà hàng sao cho cân đối được nguồn ngân sách hiện có.

Các báo cáo thu và chi phải được gửi cho quản lý nhà hàng mỗi ngày để họ theo dõi và giám sát cụ thể từng hoạt động và nếu cần thì điều chỉnh đối với bộ phần cần thiết.

Tuỳ vào nhà hàng ban quản lý sẽ yêu cầu báo cáo theo tuần hoặc theo quý thì quản lý nhà hàng sẽ tổng hợp kết quả kinh doanh trong khoảng thời gian đó và trình bày cụ thể những chi phí và doanh thu có sự suy thoái hay tăng lên để ban quản lý cáp cao sẽ đưa ra những chiến lược thay đổi.

Quản lý nguồn tài sản và hàng hoá

Người quản lý nhà hàng cần phải thường xuyên theo dõi các hoạt động thu mua nguyên vật liệu hoặc hàng hoá phục vụ cho khách hàng để đảm bảo số lượng hàng tồn kho ở mức cho phép, không làm ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của nhà hàng.

Bên cạnh đó cần phải kiểm tra các loại máy móc sử dụng cho công việc để thực hiện bảo trì khi đến kỳ hạn hoặc sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết.

Quản lý nhân sự

Quản lý nhà hàng sẽ là người trực tiếp xây dựng bộ máy nhân sự cho nhà hàng, đảm bảo nguồn nhân lực cho mỗi bộ phận đủ đáp ứng với số lượng khách hàng hiện có.

Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết nhất

Xây dựng các chính sách thưởng và phạt áp dụng với toàn bộ nhân viên làm việc tại nhà hàng để giúp doanh nghiệp có một văn hóa lành mạnh đồng thời tạo ra động lực vô cùng lớn giúp nhân viên phấn đấu, nỗ lực hơn trong công việc.

Nhiều khi quản lý nhà hàng sẽ trực tiếp phỏng vấn các ứng viên đến ứng tuyển với các vị trí quan trọng và thực hiện đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới.

Đề xuất các nhân viên có kết quả làm việc xuất sắc để động viên và làm gương cho các nhân viên khác noi theo giúp nhà hàng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. 

Việc làm quản lý nhà hàng tiệc cưới

Điều hành một số công việc khác

Quản lý nhà hàng sẽ phụ trách việc lên và thiết kế thực đơn sao cho vừa ấn tượng lại thu hút được thực khách. 

Ngoài ra còn đảm bảo an ninh tại nhà hàng để thực khách sử dụng bữa cho trọn vẹn và cảm thấy hài lòng nhất.

Thực hiện một số công việc cụ thể khác khi có yêu cầu của cấp trên đưa ra.

3. Yêu cầu công việc của một quản lý nhà hàng là gì?

Có hai yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra đối với các ứng viên đi xin việc với vị trí quản lý nhà hàng đó là:

Thứ nhất, ứng viên cần phải có bằng cử nhân và có am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực nhà hàng. Đây dường như là điều kiện bắt buộc được đưa ra bởi những nhà tuyển dụng ưa chuộng hình thức.

Yêu cầu công việc của một quản lý nhà hàng là gì?

Thứ hai đó là kinh nghiệm, có nhiều nhà tuyển dụng họ không mấy quan tâm đến bằng cấp mà cái họ cần đó là sự trải nghiệm thực tế của ứng viên, họ chỉ quan tâm đến việc ứng viên có thể tạo ra được hiệu quả cho nhà hàng hay không.

Sở hữu một trong hai yếu tố bạn vẫn có thể trở thành một nhà quản lý nhưng nếu bạn có được cả hai thì cơ hội sẽ được nhân đôi vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tốt trước khi đảm nhận với vị trí mới này nhé.

4. Kỹ năng “đối phó” với vị trí quản lý nhà hàng có thể bạn chưa biết

Tất cả các hoạt động được diễn ra trong nhà hàng đạt được hiệu quả cao hay thấp đều là nhờ vào người quản lý, chính vì vậy người quản lý có vai trò và tầm ảnh hưởng rất lớn trong nhà hàng, điều này làm họ luôn trong tâm thế căng thẳng và cần phải vận dụng thêm một số yếu tố khác để đem lại hiệu quả cao trong công việc, sau đây là một số kỹ năng quan trọng đó:

Là một người quản lý bạn cần có tính “đa năng”

Tính đa năng ở đây được thể hiện qua việc am hiểu tất cả các haotj động của từng bộ phận và một người quản lý nhà hàng sẽ có khả năng thực hiện được tất cả những công việc đó thậm chí là phải làm tốt hơn cả nhân viên của mình.

Việc làm quản lý chuỗi nhà hàng

 Kỹ năng “đối phó” với vị trí quản lý nhà hàng có thể bạn chưa biết

Từ sự hiểu biết này, quản lý nhà hàng sẽ điều phối vị trí cũng như công việc sao cho phù hợp nhất đối với từng trường hợp hay hoàn cảnh cụ thể.

Sự sáng tạo luôn luôn là cần thiết

Sáng tạo giúp người quản lý luôn đưa ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo tạo được phong cách cũng như dấu ấn riêng cho nhà hàng của mình để thu hút được nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ.

Sự sáng tạo không ngừng luôn giúp cho người quản lý có được sự nghiệp đáng mơ ước.

Giao tiếp sẽ giúp bạn duy trì được sự ổn định và thu hút được khách hàng

Một quản lý nhà hàng đương nhiên không tránh khỏi việc tiếp xúc và giao tiếp với khách hàng, nhiều khi còn tự động đi giao lưu và mời rượu khách để làm quen với thực khách, cho nên nếu là một nhà quản lý tại nhà hàn nào đó thì bạn cần phải bổ sung ngay kỹ năng này vào hành trang sự nghiệp của mình. Một người quản lý không thể nào nói chuyện ấp úng như “gà mắc tóc” với khách hàng, khi đó sẽ tạo ấn tượng không tốt với thực khách.

 Kỹ năng “đối phó” với vị trí quản lý nhà hàng có thể bạn chưa biết

Xử lý tình huống linh hoạt là yếu tố không thể thiếu khi bạn trở thành một quản lý nhà hàng

Trong môi trường nhà hàng thường có rất nhiều các vấn đề xảy ra, vì vậy sở hữu sự nhạy bén trong cách xử lý tình huống cũng là một yếu tố giúp quản lý nhà hàng trở nên chuyên nghiệp hơn.

Ngoài ra, đây cũng là yếu tố giúp ban quản lý cấp cao nhìn vào đó và đánh giá năng lực và tầm quan trọng của người quản lý này.

5. Theo bạn thu nhập của quản lý nhà hàng có cao không?

Thường thì đối với những nhà hàng hạng sang lương của vị trí quản lý sẽ không phải là con số thấp. Theo thu nhập của timviec365.vn thì thấy ở vị trí này các bạn sẽ đạt mức thu nhập khoảng từ 15 - 20 triệu đồng.

Việc làm quản lý nhà hàng nhật

Theo bạn thu nhập của quản lý nhà hàng có cao không?

Tuy có nhiều áp lực cộng thêm khối lượng công việc lớn nhưng đổi lại là một mức lương không hề nhỏ, nó xứng đáng đúng không các bạn? Vì vậy hãy cố gắng học tập và làm việc chăm chỉ, cố gắng tích lũy kinh nghiệm từ thực tế chắc chắn một ngày gần nhất bạn sẽ được ngồi vào vị trí này.

6. Chế độ và quyền lợi của quản lý nhà hàng

Bạn có biết được làm việc trong môi trường nhà hàng sang trọng bạn sẽ được chứng kiến và trải nghiệm những chế độ mà bạn chưa bao giờ được  thấy. Từ phong cách phục vụ cho đến môi trường làm việc đều thuộc hàng quý phái cho nên bạn sẽ được thưởng thức sự sang trọng cùng với thực khách của mình.

Đây là ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ, vì vậy tuy có hơi áp lực nhưng bạn cũng sẽ nhận được những sự khích lệ tinh thần cực kỳ hiệu quả. Việc bạn đem đến những dịch vụ tốt nhất và được họ hưởng ứng chỉ cần như vậy thôi đã tạo cho bạn một tinh thần làm việc rất tốt rồi.

Ngoài ra bạn còn được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của nhà nước đưa ra như là đóng bảo hiểm đầy đủ, được hưởng chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ hàng năm và được hưởng lương gấp nhiều lần nếu làm việc vào các ngày lễ đó.

Ngoài ra, vị trí quản lý nhà hàng còn giúp bạn có thêm khoản tiền thưởng từ việc đạt chỉ tiêu về doanh số.

Chế độ và quyền lợi của quản lý nhà hàng

Những thông tin trên đây đã khép lại bài viết của tôi, hy vọng rằng bản mô tả công việc quản lý nhà hàng sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các bạn ứng viên đang quan tâm đến việc làm này và giúp cho các bạn có đủ kiến thức và tự tin khi đi xin việc. Nếu bạn là ứng viên và chưa biết cách ứng tuyển vị trí quản lý nhà hàng ở đâu thì hãy truy cập vào vào trang web timviec365.vn, đây là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn đấy bởi vì rất nhiều ứng viên đã tìm thấy công việc họ yêu thích tại trang tuyển dụng này. Nếu bạn là nhà tuyển dụng chưa tìm được ứng viên xuất sắc cho những vị trí tuyển dụng của mình thì cũng hãy truy cập vào đây và đăng tin, công cụ này sẽ giúp bạn nhận được nhiều đơn ứng tuyển của ứng viên trong thời gian sớm nhất đấy. Chúc các bạn thành công và hãy tiếp tục đồng hành cùng tôi ở những bài viết tiếp theo nhé.

Tìm việc

Nếu bạn đang cần tham khảo một mẫu mô tả công việc quản lý nhà hàng đầy đủ và chi tiết thì hãy tải File dưới đây nhé:

Tải xuống ngay

Video liên quan

Chủ Đề