Bài giảng Xây dựng gia đình văn hoá

Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa [tiết 2], để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

Chào Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11Kiểm Tra Bài Cũ:Thế nào là khoan dung ? Khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? Cách rèn luyện để có lòng khoan dung ?Giới thiệu bài:Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt. Đảng, nhà nước và các tổ chức Đoàn thể xã hội triển khai trong toàn dân phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới. Vậy thế nào là gia đình văn hóa? Để xây dựng gia đình văn hóa mọi người cần phải làm gì? Chúng ta đi vào nội dung bài học.Bài 9: Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa [Tiết 1]Bài hát: Ba ngọn nến lung linhHoạt động 1: Truyện đọc một gia đình văn hóaCâu 1: Gia đình cô Hòa gồm có mấy người ? Thuộc qui mô gia đình như thế nào? [ít con hay đông con]Câu 2: Hãy nêu những việc làm và cách sống của các thành viên trong gia đình ?Đáp án 1: Gia đình cô Hòa có 3 người, thuộc qui mô gia đình ít con.Đáp án 2: Cô Hòa là một phụ nữ đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Vợ chồng cô Hòa đều là cán bộ công nhân viên. Ngoài việc làm ở cơ quan cô chú lo tăng gia sản xuất, tiết kiệm xây dựng một ngôi nhà nhỏ. Tú là một đứa con ngoan, biết làm một số việc giúp đỡ gia đình. Năm năm liền Tú là học sinh giỏi. Đối với xã hội gia đình cô tích cực xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, vận động bà con làm vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội.Album ảnh về chủ đề gia đình:Ảnh 1Ảnh 2Câu 3: Ảnh1, ảnh 2, ảnh 3, ảnh 4 nói về chủ đề gì ?Ảnh 3Ảnh 4Đáp án 3:Bốn ảnh bên nói về chủ đề gia đình hạnh phúc, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.Ảnh 5Ảnh 7Ảnh 6Câu 4: Ảnh 5, ảnh 6, ảnh 7, ảnh 8 nói về chủ đề gì?Đáp án 4: Ảnh 5, ảnh 6, ảnh 7, ảnh 8 nói về gia đình làm kinh tế giỏi, có con học giỏi, đoàn kết với bà con xóm giềng.Ảnh 8Ảnh 10Ảnh 9Ảnh 11Câu 4: Ảnh 9, ảnh 10, ảnh 11 nói về chủ đề gì?Đáp án 4: Ảnh 9, ảnh 10, ảnh 11 nói về gia đình đông con, nghèo khổ, bạo lực.Các ảnh từ 1 đến 8 là những hình ảnh đẹp của gia đình văn hóa  Cần phải xây dựng, phải phát huy.Các bức ảnh 9 đến 11 là những hình ảnh không tốt cần phải có những biện pháp ngăn chặn, khắc phục.Vậy thế nào là gia đình văn hóa? Chúng ta bước sang hoạt động 2Hoạt động 2: Nội dung bài họcCâu 5: Thế nào là gia đình văn hóa ?Gia đình văn hóa: - Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.Câu 6: Làm thế nào để xây dựng gia đình văn hóa ?2. Để xây dựng gia đình văn hóa: - Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm như: sống gương mẫu, giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.Hãy liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Câu hỏi thảo luận nhóm:Nhóm 1: Tại sao phải thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình ? Cho ví dụ minh họa ?Nhóm 2: Nêu sự bất lợi của gia đình đông con ? Cho ví dụ minh họa?Nhóm 3,4: Nêu bổn phận và trách nhiệm cụ thể của các thành viên trong gia đình ?- Ông, bà, cha, mẹ ? Con, cháu ?Đáp án nhóm 1: Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình là để đảm bảo cho gia đình hạnh phúc. Chất lượng cuộc sống cao hơn, tốt nhất chỉ sinh từ 1 đến 2 con.Đáp án nhóm 2: Gia đình đông con dể dẫn đến nghèo đói, chất lượng cuộc sống thấp, gây ra nhiều tác động xấu đối với xã hội.Đáp án nhóm 3,4: - Ông, bà, cha, mẹ sống mẫu mực, làm gương tốt cho con cháu, chăm sóc thương yêu, nuôi dạy con cho tốt, chấp hành pháp luật, kinh tế gia đình phải ổn định- Con cháu phải chăm ngoan , học giỏi, hiếu thảoHoạt động 3: Bài tập 1- Hãy nêu các tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở địa phương em và nhận xét việc thực hiện gia đình văn hóa của gia đình em, của bản thân em ?Đáp án bài tập 1:- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình và làm tốt nghĩa vụ công dân. Con cái chăm ngoan, kinh tế gia đình ổn định Ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, môi trường thôn xóm, tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan. Thực hiện tốt các khoản thu theo qui chế dân chủ, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự.Trò chơi: Tìm ô chữ Ô chữ gồm 5 chữ cái Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để công nhận gia đình văn hóa.ÍTCON1Củng cố:+ Thế nào là gia đình văn hóa ?+ Làm thế nào để xây dựng gia đình văn hóa ?Gia đình văn hóa: - Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình và làm tốt nghĩa vụ công dân.2. Để xây dựng gia đình văn hóa: - Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm như: sống gương mẫu, giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học bài, nghiên cứu phần còn lại của bài học. Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về gia đình. Vẽ một bức tranh, hoặc viết một tiểu phẩm về chủ đề gia đình văn hóa hoặc chưa tiến bộ.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa [tiết 2] được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 8: Khoan dung

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa [tiết 1]

Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ [tiết 1]

Giáo án môn GDCD lớp 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

- Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.

2. Kĩ năng:Biết phân biệt các biểu hiện đúng sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

3. Thái độ:

- Coi trọng danh hiệu văn hóa gia đình.

- HS có tình cảm, yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình .

4. Năng lực:NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy phê phán.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Bài soạn + SGK, SGV 7

Học sinh: Chuẩn bị bài + SGK 7

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động chung cả lớp, cá nhân, đóng vai.

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu hs đóng vai diễn cảnh một gia đình không hạnh phúc.

Kịch bản và chuẩn bị tự hs làm ở nhà.

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: đóng vai

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: HS nêu nhận xét xử lý tình huống.

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học… sau đó vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiếp nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hs nắm được bổn phận và trách nhiệm của công dân, ý nghĩa của gia đình văn hóa.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV : Yêu cầu HS trình bày các tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em.

GV: Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người trong gia đình cần có bổn phận, trách nhiệm gì?

GV: Để xây dựng gia đình văn hóa mọi người cần tránh điều gì?

Gv cho hs quan sát tranh đời sống gia đình ở nông thôn và cho biết c/s gđ như thế nào có ý nghĩa gì với mọi người? Thái độ sống của mọi người ra sao?

GV: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn đối với mỗi chúng ta?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ cá nhân, các nhóm trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: HS : Lấy ví dụ cụ thể

Thuyền không bánh lái thuyền quày

Em không cha mẹ ai bày em nên”.

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của hs

1. Mục tiêu: Hs hiểu được trách nhiệm của mình.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Là HS em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa?

GV: Mỗi HS chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả: cá nhân hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, gia đình văn hoá là cơ sở để xây dựng đơn vị văn hóa, làng văn hóa.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Truyện đọc

2. Nội dung bài học.

a. Gia đình văn hóa

b. Bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

- Thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình.

- Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn XH.

+ Kính trọng, chăm sóc ông bà, bố mẹ.

+ Học tập tốt.

+ Ăn mặc giản dị.

+ Không đua đòi, không ăn chơi.

+ Không rượu chè, cờ bạc.

c. Ý nghĩa.

- Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.

- Gia đình có bình yên, thì xã hội mới ổn định.

- Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

d. HS cần phải:

- Chăm ngoan học giỏi.

- Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ.

- Không đua đòi ăn chơi .

- Không ham những thu vui thiếu lành mạnh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn hs làm bt

Bài d [SGK].

HS:

Bài e [SGK].

GV: Kết luận

3. Bài tập

Bài d: Đồng ý với ý kiến .

Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc trong gia đình. Vì con cái cũng là 1 thành viên trong gia đình nên con cái có quyền và nhiệm vụ trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

Bài e .

HS trả lời.

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm, gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, vấn đáp, thảo luận…

Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

?Em hãy nêu việc làm của mình và thành viên khác trong gia đình thực hiện nghĩa vụ công dân như thế nào.

? Tìm các câu ca dao, tục ngữ VN có liên quan đến chủ đề bài học.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời

- Thuyền không bánh lái thuyền quày

Con không cha mẹ, ai bày con nên

- Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con

- Con người có bố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận

GVKL: Vấn đề gia đình và xd gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào XH; là các nôi hình thành nhân cách con người. XD gia đình văn hoá là góp phần làm cho XH bình yên, hạnh phúc. HS chúng ta phải góp cho gia đình có lối sống văn hoá. Giữ vững truyền thống dân tộc: Học giỏi, rèn luyện đạo đức

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Em hãy nêu hành vi trái pháp luật của các thành viên trong gia đình đã xảy ra ở địa phương em. Từ đó em có quan điểm như thế nào về sự ảnh hưởng đó đối với làng xóm?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn GDCD lớp 7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
  • Bổn phận, trách nhiệm của HS trong việc xây dựng gia đình văn hoá.

2. Kĩ năng: HS biết thực hiện tốt bổn phận của mình trong gia đình.

3. Thái độ:

  • HS có tình cảm, yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình.
  • Biết giữ gìn danh dự gia đình.

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7 tranh ảnh, phiếu học tập...
  • Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Gia đình văn hoá là gì? Gia đình em đã đạt gia đình văn hóa chưa?

3. Bài mới.

Đặt vấn đề: GV dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.

Triển khai bài:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Hoạt động 1:

Tìm hiểu tiếp nội dung bài học.

GV: Yêu cầu HS trình bày các tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em.

HS:

GV: Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người trong gia đình cần có bổn phận, trách nhiệm gì?

HS:

HS: Lấy ví dụ.

GV: Để xây dựng gia đình văn hóa mọi người cần tránh điều gì?

HS:

GV: Kết luận.

*Hoạt động 2

Thảo luận.

GV: Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn đối với mỗi chúng ta?

GV: Là HS em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa?

HS: Thảo luận.

GV: Nhận xét.

GV: Qua phần thảo luận, hãy cho biết ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa?

“Thuyền không bánh lái thuyền quày

Em không cha mẹ ai bày em nên”.

*Nhấn mạnh vai trò giáo dục của cha mẹ đối với con cái trong gia đình.

GV: Mỗi HS chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa?

HS: Giải thích câu danh ngôn ở SGK.

GV: Kết luận.

GV: Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, gia đình văn hoá là cơ sở để xây dựng đơn vị văn hóa, làng văn hóa.

*Hoạt động 3

Luyện tập.

Bài d [SGK].

HS:

Bài e [SGK].

GV: Kết luận.

II. Nội dung bài học.

1. Thế nào là gia đình văn hóa?

- Hoạt động từ thiện.

- Tránh xa bài trừ tệ nạn xã hội.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện KHHGĐ.

2. Bổn phận và trách nhiệm.

- Thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình.

- Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn XH.

+ Kính trọng, chăm sóc ông bà, bố mẹ.

+ Học tập tốt.

+ Ăn mặc giản dị.

+ Không đua đòi, không ăn chơi.

+ Không rượu chè, cờ bạc.

3. Ý nghĩa.

- Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.

- Gia đình có bình yên, thì xã hội mới ổn định.

- Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

4. HS cần phải:

- Chăm ngoan học giỏi.

- Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ.

- Không đua đòi ăn chơi.

- Không ham những thú vui thiếu lành mạnh.

III. Bài tập

Bài d: Đồng ý với ý kiến.

Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc trong gia đình. Vì con cái cũng là 1 thành viên trong gia đình nên con cái có quyền và nhiệm vụ trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

Bài e. HS trả lời.

4. Cũng cố:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách con người, xây dựng gia đình văn hoá là góp phần làm cho xã hội bình yên hạnh phúc. HS tuỳ vào sức mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.

5. Dặn dò:

  • Học bài, làm bài tập a, c, đ sgk/29
  • Xem trước bài 10.
  • HS thực hiện tốt ATGT.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa theo CV 5512 [tiết 2] được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 7
  • Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Video liên quan

Chủ Đề