Tiêu cự f là gì

Khẩu độ trong một ống kính còn được gọi là "màng chắn" hoặc "màng chắn sáng" - là một mảnh ghép khéo léo của kỹ thuật cơ khí, cung cấp một độ mở nhiều kích thước trong đường dẫn quang học có thể kiểm soát được lượng ánh sáng đi qua ống kính. Khẩu độ và tốc độ màn trập là hai thành phần chính để kiểm soát độ phơi sáng: đối với một tốc độ màn trập được xác định, ánh sáng mờ sẽ cần một khẩu độ lớn hơn cho phép nhiều ánh sáng có thể tiến đến mặt phẳng cảm biến hình ảnh, đồng thời ánh sáng sáng hơn sẽ đòi hỏi một khẩu độ nhỏ hơn để đạt độ phơi sáng tối ưu. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt khẩu độ giống nhau và thay đổi tốc độ màn trập để đạt được kết quả tương tự. Nhưng kích cỡ của độ mở do khẩu độ tạo ra cũng xác định ánh sáng đi qua ống kính chuẩn trực như thế nào, và điều này trực tiếp ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, vì vậy bạn cần phải kiểm soát cả khẩu độ và tốc độ màn trập để tạo ra hình ảnh theo cách bạn muốn.

Thuật toán chỉ số F

- Diễn giải kỹ thuật -

Chỉ số f là tiêu cự của ống kính được phân chia bởi đường kính hiệu dụng của khẩu độ. Vì vậy, trong trường hợp ống kính F1.4 G 35 mm, khi khẩu độ được đặt ở mức cực đại F1.4, đường kính hiệu dụng của khẩu độ sẽ là 35 ÷ 1,4 = 25 mm. Lưu ý rằng khi tiêu cự của ống kính thay đổi, đường kính của khẩu độ tại chỉ số f xác định cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, khẩu độ F1.4 của ống kính tele 300 mm sẽ cần đường kính khẩu độ hiệu dụng là 300 ÷ 1,4  214 mm. Kết quả là sẽ tạo ra một ống kính rất lớn, cồng kềnh và rất tốn kém, đó là lý do tại sao bạn không nhìn thấy quá nhiều ống kính tele dài với khẩu độ tối đa cực lớn. Thực ra, các nhiếp ảnh gia không cần thiết phải biết đường kính khẩu độ thực tế là gì nhưng rất hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu về nguyên lý hoạt động.

Chỉ số F hoặc f-stops

Tất cả ống kính đều có khẩu độ cực đại và cực tiểu, được thể hiện qua "chỉ số f", tuy nhiên khẩu độ cực đại thường được thể hiện trong thông số kỹ thuật của ống kính. Có thể lấy Sony 35 mm F1.4 G làm ví dụ. Đây là một ống kính 35 mm F1.4 : 35 mm là tiêu cự [chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này sau] và F1.4 là khẩu độ cực đại. Nhưng chính xác "F1.4" có nghĩa là gì? Bạn hãy xem "thuật toán chỉ số F" có chứa một số thông số kỹ thuật, nhưng trên thực tế chỉ cần biết rằng chỉ số f sẽ giảm tương ứng với khẩu độ tăng, và F1.4 đó là về khẩu độ cực đại bạn có thể gặp trên các ống kính đa dụng. Ống kính có khẩu độ cực đại F1.4, F2 hoặc F2.8 thường được coi là "nhạy" hoặc "sáng".

Chỉ số f chuẩn mà bạn sử dụng với ống kính máy ảnh là từ khẩu độ lớn hơn đến khẩu độ nhỏ hơn: 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22 và đôi khi là 32 [nếu xét về mặt thuật toán, đây chính là lũy thừa của căn bậc hai của 2]. Đây đều là các dấu chấm, nhưng bạn cũng sẽ thấy các dấu phân số tương ứng với một nửa hoặc một phần ba dấu chấm. Tăng kích thước khẩu độ bằng một dấu chấm làm tăng gấp đôi lượng ánh sáng được phép đi qua ống kính. Giảm kích thước khẩu độ bằng một dấu chấm làm giảm một nửa lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.

[1] Khẩu độ hiệu dụng [kích thước entrance pupil] [2] Khẩu độ [3] Tiêu cự Lưu ý: Khẩu độ và các giá trị tiêu cự trong hình minh họa là các giá trị gần đúng.

Khẩu độ và độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh" là phạm vi khoảng cách từ máy ảnh trong đó các đối tượng được chụp sẽ được ghi lại với độ sắc nét cao.

Trong ví dụ về độ sâu trường ảnh hẹp, độ nét sâu có thể chỉ là một vài mm. Mặt khác, một số hình ảnh phong cảnh cho thấy độ sâu trường ảnh với tất cả mọi thứ đều sắc nét từ vị trí ngay phía trước máy ảnh cho đến vị trí cách xa vài km. Kiểm soát độ sâu trường ảnh là một trong những kỹ thuật hữu ích nhất để bạn có thể tạo ra những bức ảnh vô cùng sáng tạo.

Về cơ bản, khẩu độ lớn hơn tạo độ sâu trường ảnh hẹp hơn, vì vậy nếu bạn muốn chụp một bức chân dung với một phông nền mờ, bạn phải mở khẩu độ rộng. Nhưng cũng có thể tác động bằng các yếu tố khác. Ống kính có tiêu cự dài hơn thường có khả năng tạo ra độ sâu trường ảnh hẹp hơn [một phần là bởi vì, như chúng ta đã xem ở phần trên, ví dụ như, khẩu độ F1.4 trong một ống kính 85 mm thì lớn hơn rất nhiều so với khẩu độ F1.4 trong ống kính góc rộng 24 mm], và khoảng cách giữa các đối tượng trong cảnh được chụp cũng sẽ có ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh.

Khẩu độ [từ trái sang phải]: Mở [lớn] đến Đóng [nhỏ] Độ sâu trường ảnh [từ trái sang phải]: Từ nông đến sâu

Ba cách làm mờ hiệu quả

- Thủ thuật khi chụp ảnh -

Thực tế, việc chụp một bức ảnh với hậu cảnh được xóa mờ tuyệt đẹp không đơn giản chỉ dừng lại ở việc chọn một ống kính sáng và mở khẩu độ lên hết cỡ. Đó là yếu tố đầu tiên, nhưng đôi khi chỉ một khẩu độ lớn cũng sẽ không tạo ra các kết quả như mong muốn. Yếu tố thứ hai là khoảng cách giữa chủ thể và nền. Nếu phông nền quá gần với chủ thể, nó có thể lọt vào độ sâu trường ảnh, hoặc ở quá gần đến nỗi hiệu ứng làm mờ không hiệu quả. Bất cứ khi nào có thể, hãy giữ khoảng cách giữa chủ thể và nền mà bạn muốn làm mờ. Yếu tố thứ ba là tiêu cự của ống kính sử dụng. Như đã đề cập ở trên, thật dễ dàng để có được độ sâu trường ảnh hẹp với tiêu cự dài hơn, do đó, bạn hãy tận dụng lợi thế của các đặc trưng đó. Nhiều nhiếp ảnh gia nhận thấy rằng tiêu cự từ 75 mm đến 100 mm là lý tưởng cho việc chụp chân dung với phông nền được làm mờ vô cùng độc đáo.

Video liên quan

Chủ Đề