Tỉnh An Giang có bao nhiêu Thành phố

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 3.536,8 km2, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia [104 km], phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang [69,789 km], phía nam giáp thành phố Cần Thơ [44,734 km], phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp [107,628 km]. An Giang nằm trong vĩ độ địa lý của khoảng 10 - 110 vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo.

2.Khí hậu:

An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.

3.Đặc điểm địa hình:

An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn , nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma.

4.Dân số:

An Giang có dân số trung bình đông nhất so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến năm 2008 là 2250,6 ngàn người với mật độ dân số là 636 người/km2.

5.Tài nguyên thiên nhiên:

a. Tài nguyên đất

An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác.

Nhóm đất phèn

Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%.

Nhóm đất phù sa:

Đất phù sa ở An Giang có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa dạng có diện tích khoảng 1.354 ha. Có 2 đơn vị trầm tích là đồng lụt hở và đồng lụt trung tâm. Đồng lụt hở với đặc trưng là địa hình thấp dần khi càng xa sông và nước lũ chi phối mạnh mẽ.

Đồng lụt:

Đồng lụt trung tâm giữa sông Tiền và sông Hậu được xác định bởi đặc trưng là chiều dày lớn nhờ lún đáy liên tục và lượng phù sa bồi đắp nhiều. Ở An Giang, nhóm đất phù sa chiếm 44,27% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng 156.507 ha, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc. Nhóm đất này bao gồm các nhóm: Đất cồn bãi [Phân bố chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu và một phần nhỏ trên sông Vàm Nao, gồm doi sông, cồn sông].

Nhóm đất đồi núi:

Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn [vùng Ba Thê]. Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh.

b. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh An Giang phong phú về khoáng sản, với những loại:

Đá xây dựng:

Có nhiều chủng loại, bao gồm các loại đá trầm tích và magma, phân bố tại các khu vực núi Tà Pạ, Nam Qui, Phú Cường, Cô Tô, Trà Sư… Phạm vi sử dụng cũng đa dạng như: đá trải đường, đá xây, đổ bêtông.

Cát xây dựng, có 2 nhóm:

Cát núi nằm theo triền hoặc trong các trũng giữa núi Cấm và núi Dài thuộc các xã An Cư, Thới Sơn; cát sông: Cát vàng phục vụ cho xây dựng ở Tân Châu [sông Tiền] đã nổi tiếng. Những bãi cát sông có khả năng khai thác xuất hiện trên sông Tiền và sông Hậu với tổng lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu khối. Trên sông Tiền có 4 khu vực và sông Hậu có 8 khu vực.

Đất sét gạch ngói:

Các vùng đất nông nghiệp ở Châu Thành, Châu Phú đều thích hợp cho sản xuất gạch ngói. Đất có nguồn gốc từ phù sa sông hiện tại. Chỉ cần khai thác ở lớp đất bề mặt dày 0,2 - 0,3m là có thể đủ để cung cấp cho hơn 400 nhà máy sản xuất gạch ngói lớn nhỏ trong toàn tỉnh. Sau đó, chỉ trong vòng 2 - 3 mùa ngập lũ phù sa lại lấp đầy như cũ. Sét gạch gốm ở An Giang dùng làm gạch ống, gạch thẻ, ngói lợp, gạch tàu.

Nhóm vật liệu trang trí: 

Đá ốp lát ở An Giang chủ yếu là các nhóm đá granite, granodiorite, rhyolite có nhiều màu sắc rất được ưa chuộng trong trang trí cao cấp. Cụ thể có các loại đá ốp lát như: granite hồng xen đốm đen, hoa văn nhỏ, granodiorite con tằm có màu xám xanh, hoa văn dạng đốm lớn hình da báo, granite hồng ở khu mỏ Ô Mai… Ngoài ra, còn có đá phiến đen ở núi Phú Cường, núi Nam Qui. Những mỏ đá có thể khai thác làm đá ốp lát: Mỏ đá núi Cấm, chủ yếu nằm trên sườn Đông Nam núi Cấm, xen giữa dãy núi Cấm và núi Nam Qui; mỏ đá Gập Ghềnh: ở phía Bắc núi Dài nhỏ và là 1 phần rất nhỏ khối granite thuộc pha 2 phức hệ Đèo Cả tuổi kareta thuộc xã An Phú [Tịnh Biên].

Đá aplite ở An Giang đã được khai thác cung cấp cho các nhà máy sản xuất gạch ceramic Đồng Tâm, An Giang và Thành phố HCM. Bên cạnh aplite, những mạch pecmatic chứa tràn kali và natri rất quí cho công nghiệp gốm sứ, sành sứ được tìm thấy ở núi Sập và khu vực Bảy Núi.

Than bùn:

Các mỏ than bùn ở An Giang được phân bố chủ yếu ở khu vực Bảy Núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Trữ lượng dự báo của các mỏ than bùn của tỉnh khoảng 7.632.430 tấn [cấp A + B + C1] và tổng tiềm năng là 16.886.730 tấn. Hầu hết các mỏ đều có chất lượng than bùn tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất phân hữu cơ vi sinh và acid humic.Có 2 loại than bùn khác biệt nhau: Than bùn dạng vỉa ở các mỏ Núi Tô, Tà Đảnh, Ba Chúc, và than bùn dạng dải theo các lòng sông cổ ở An Tức , Vĩnh Gia.

Vỏ sò:

Mỏ vỏ sò ở An Giang được hình thành trong vùng cửa sông, nằm trong cảnh quan chung miền Tây - Tây Nam sông Hậu và những khối vỏ sò nằm rải rác, kéo dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Vỏ sò được sử dụng vào công nghệ sản xuất xi-măng trắng và làm phối liệu trong phân NPK.

Đất sét:

Đất sét cao-lanh An Giang chủ yếu tập trung ở vùng Bảy Núi do quá trình phong hóa của các đá mang khoáng này ở núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô, núi Nam Qui, núi Tà Pạ… Đây là nguồn vật liệu làm sứ cách điện cao cấp.

Đất sét bentonite, một loại đất chứa nhiều khoáng montmorillonite. Nguyên liệu rất thông dụng trong công nghiệp, đặc biệt dùng làm chất tẩy rửa và hút nhờn, nên chúng được sử dụng làm chất tẩy rửa dầu nhớt và làm dung dịch trong các giếng khoan dầu nhớt. Bentonite ở An Giang được tìm thấy tại xã Lê Trì huyện Tri Tôn, với trữ lượng khá lớn.

Đá quí và ngọc:

Ở núi Nam Qui và núi Tà Pạ, thỉnh thoảng người dân địa phương nhặt được những viên đá quí lộ ra ở những đoạn đường trải đá núi, đó là các loại mã não, các cây hóa thạch.Một số vùng rìa tiếp xúc giữa đá granit với đá xung quanh phát sinh 1 số loại đá quí khác như hồng ngọc. Một số loại thạch anh ám khói, thạch anh tím được tìm thấy trong các mạch pecmatic ở Ba Thê, núi Két…

Quặng kim loại:

Quặng molipden: Đã được người Nhật khai thác từ hơn 40 năm trước mà miệng hầm mỏ vẫn còn ở núi Sam. Mạch quặng molipdenit có màu xám đen đi kèm với đá pecmatic. Ngoài ra, molipden còn được phát hiện trong 1 số mạch đá ở núi Trà Sư, núi Két nhưng không nhiều.

Quặng mangan: Là lớp bột màu tím đỏ hoặc tím đen [MnO2], phân bố ở Tà Lọt . Loại khoáng này đã được khai thác từ năm 1936. Quặng mangan thường đi kèm với sắt ở trong đá trầm tích bị biến chất.

Nước khoáng thiên nhiên:

Ở An Giang, đặc biệt là ở vùng Bảy Núi, các khu mội nước khoáng thường tìm thấy dọc theo các đới đứt gãy tân kiến tạo. Dọc theo trục đứt gãy phân cắt núi Phú Cường và núi Dài, núi Cấm và núi Dài hình thành nơi thung lũng Ô Tà Sóc [Tri Tôn] có 6 điểm lộ nước khoáng: núi Cậu, An Cư-nằm về phía Bắc núi Phú Cường, Soài Chết, Suối Vàng, Sà Lôn và Tà Pạ. Hệ thống thứ hai nằm dọc theo trục đứt gãy chia cắt núi Két và núi Dài [dọc theo trục tỉnh lộ Nhà Bàn-Tri Tôn].

Diatomite:

Ở An Giang, diatomite được phát hiện ở Lê Trì [Tri Tôn] nằm cách mặt đất từ 1,8-2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7-2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn. Các loại diatomite có ở đây đều lẫn sắt hoặc chất hữu cơ rất cao, nên thường có màu xám đen hoặc vàng. Do vậy, màu trắng và tính ròng của diatomite An Giang là vô cùng đặc sắc; có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, rượu, dầu ăn.

- Về du lịch văn hóa - lịch sử

Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng [1820] là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên.

Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hoà thượng. Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Ðộ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính điện là ngôi chùa chính giữa cao 18m, thờ tượngPhật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, 2 cửa hai bên có hai bảng đề "Tây An cổ tự", bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, 2 bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Ðại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng riêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.

Lâm viên núi Cấm là một quần thể di tích và là danh lam thắng cảnh nổi tiếng bao gồm một hệ thống hang động, chùa chiền xen lẫn giữa vùng núi non cỏ cây hoa lá nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Những buổi sáng khi mặt trời còn ẩn mình sau triền núi, cảnh vật đượm những màu sắc đẹp lạ thường. Núi từ màu xám, đổi sang màu tím, màu hồng, ngã qua màu vàng nhạt... Ánh sáng màu sữa đục xuyên qua mù sương, đến lúc mặt trời ngự trên chòm mây cao ngất, núi Cấm mới trở lại màu xanh biêng biếc. Thời tiết thật lý tưởng, nhiệt độ trung bình từ 18oc đến 20oc. Sự bất thường của nhiệt độ không bao giờ quá 25oc và cũng ít khi xuống thấp quá 18oc. Sự điều hòa lý tưởng này nhờ vùng núi Cấm và cả khu vực Bảy Núi bao giờ cũng giăng phủ màu xanh của cây rừng và cây trái do thiên nhiên và con người tạo ra.

Suối Thanh Long, con suối nước khoáng nằm lưng chừng núi với nguồn nước vô tận từ trong lòng núi chưa được khai thác. Suối reo khi róc rách lúc ì ầm như bản hòa âm.

So với các núi khác, núi Cấm được biết đến do nhiều huyền thoại ly kỳ. Về tên gọi núi Cấm, có thuyết cho rằng nơi đây Nguyễn Ánh trốn Tây Sơn, nên quan quân nhà Nguyễn mượn cớ tung tin núi này là nơi ngụ cư của cọp, beo, ác thú, cấm nhân dân không được bén mãng, nên gọi là “Núi Cấm”. Hiện nay, Núi Cấm là địa chỉ du lịch sinh thái, nhiều người còn gọi là Đà Lạt của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Leo lên khoảng hơn 500m có một cảnh chùa khang trang thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu nắng mưa của vùng Tây Nam Bộ, mang tên là Vạn Linh. Nếp chùa rất phù hợp với khí hậu Nam Bộ, thông thoáng, xây trên thế đồi dốc, chiếm diện tích cả mẫu đất. Quần thể chùa gồm ngôi chánh điện thờ Phật Thích Ca, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, một ngọn tháp lục giác bảy tầng cao 30m thờ nhiều vị Phật, một tháp đặt đại hồng chung và một tháp thờ Xá Lợi Phất. Quanh chùa, nhiều chậu hoa kiểng, nhiều giò lan với nhiều đóa lan đong đưa thơm lừng, nhiều cây tùng bách tán vươn cao... tạo thành một hoa viên nhằm di dưỡng tinh thần…

Miếu Bà Chúa Xứ thành lập vào năm 1820, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh.

Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ"quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ 6, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ. Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành...

Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang. Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Ông Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam - Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu. Từ năm 1819 – 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90 km và số nhân công lên đến 80.000 người, đây là một công trình kiến trúc tương đối qui mô, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là “Vĩnh Tế Hà”, và núi Sam được đổi thành “Vĩnh Tế Sơn”. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ Ông.

An Giang là một địa danh có tiềm năng du lịch. Nằm ở miền sông nước Cửu Long, An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:

Nằm cặp dòng sông Hậu, thuộc địa phận phường Mỹ Phước [TP. Long Xuyên], cứ tờ mờ sáng chợ nổi Long Xuyên có trên 200 chiếc ghe xuồng lớn, nhỏ từ các tỉnh ĐBSCL chở hàng nông sản về đậu san sát nhau để trao đổi và mua bán tạo nên không khí nhộn nhịp cả khúc sông. Hàng hóa ở đây rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại như: Rau cải, bắp đậu, dưa hấu, chanh, cam, khoai, bưởi năm roi… cung ứng cho các bạn hàng vùng sâu, vùng xa hơn 100 tấn/ngày…

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo [Tịnh Biên - An Giang] là khu rừng ngập nước, tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Rừng rộng gần 850ha, là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, nhiều nhất là bộ sẻ với 26 loài.

Đây cũng là khu rừng ngập nước nội địa thứ 6 của Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù đường vào rừng còn gập ghềnh ổ gà, ổ voi nhưng ai đã một lần đặt chân đến đây, sẽ nhanh chóng bị không gian huyền bí của rừng cuốn hút...

Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nguyên cứu và những người ham mê động vật hoang dã. Ngoài ý nghĩa về mặt bảo tồn, giá trị kinh tế rừng tràm Trà Sư còn chứa đựng những yếu tố văn hóa tiềm ẩn rất độc đáo và phong phú. Quanh khu rừng có nhiều đồng bào Khmer và Kinh sinh sống với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, lụa Khmer siêu, nấu đường thốt nốt, tinh cất tinh dầu tràm, gây nuôi mật ong...

Hồ Thoại Sơn là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của vùng Bảy núi, núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943. Sự kết hợp hài hoà giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho núi Sập không cao nhưng rất đẹp và thơ. Bên cạnh cảnh đẹp của thiên nhiên, trên triền núi Sập còn có Bia Thoại Sơn với chiều cao 3 m, ngang 1,2 m, dày khoảng 20 cm, mặt bia chạm 629 chữ do Thoại Ngọc Hầu cho khắc dựng vào năm 1822. Đây là di tích lịch sử trọng đại, đánh dấu việc khơi thông con kênh Thoại Hà từ núi sập tới Rạch Giá dài trên 30 km, giúp ích rất nhiều trong vận chuyển đường thuỷ và dẫn thuỷ nhập điền, góp phần nâng cao đời sống người dân. Bia Thoại Sơn là một trong những bia ký nổi tiếng dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngay nay.

+ Búng Bình Thiên [còn gọi là Hồ nước trời]:

Từ thị xã Châu Đốc [An Giang], du khách qua cầu Cồn Tiên trên sông Châu Đốc, men theo tỉnh lộ 956 hơn 30km, hướng về cửa khẩu Khánh Bình là đến Búng Bình Thiên, một địa danh của huyện An Phú. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên mênh mông xanh mát trong khi nước của những kinh rạch, sông, hồ quanh vùng Búng Bình Thiên vẫn đục. Hồ nằm cặp sông Bình Ghi - một nhánh của sông Hậu nằm sát huyện Preythum của tỉnh Kandal, Campuchia - có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.

Tương truyền, cách đây trên 200 năm, một nhánh quân Tây Sơn đã chọn vùng này làm căn cứ địa. Thời đó, khu này khô khốc, gây khó khăn trong sinh hoạt cho nghĩa quân. Một viên tướng thấy vậy đã van vái, rút gươm đâm xuống lòng đất trũng, cầu thủy dâng lên. Lạ thay, khi lưỡi gươm vừa động thổ thì có một dòng nước trắng xanh cứ trào tuôn mãi, ngập cả những bờ đất quanh vùng này, biến vùng trũng nứt nẻ thành một hồ nước rộng lớn, bao la. Theo lý giải của cư dân bản địa, tiếng Búng có nghĩa là hồ hay đầm; nước từ dưới hồ dâng lên tự nhiên phẳng lặng, yên ắng nên gọi là Bình, còn Thiên nghĩa là Trời. Từ đó, cư dân vùng này cứ gọi hồ này là Búng Bình Thiên-Thiên Hồ hay Hồ Trời cho đến ngày nay.

Hồ nằm giữa 3 xã Khánh Bình; Khánh An; Nhơn Hội của huyện An Phú. Mùa khô hạn, diện tích hồ còn khoảng 300ha do nước hạ xuống [từ lâu không bao giờ cạn nước dù thời điểm oi bức nhất]. Mùa nước nổi nước dâng lên làm mặt hồ rộng khoảng 900ha. Có thể nói rằng, đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây. Hồ hiện nay cung cấp lượng nước ngọt rất lớn quanh năm cho cư dân cả vùng và cũng là hồ có nhiều cá đồng bậc nhất vùng biên giới.

Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Cách Trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 đến Châu Đốc rồi đi Tịnh Biên.

Núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, núi có độ cao 705m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 33m, Hồ Thủy Liêm như một lòng chảo lớn được bao quanh bởi các ngọn núi thuộc Thiên Cấm Sơn như: Vồ Đầu, Vồ Bò Hong, VồThiên Tuế… nơi đây nhiệt độ bình quân từ 18 đến 24oC, khí hậu mát mẻ quanh năm. Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm có diện tích khoảng 100ha.

+ Huyền thoại núi Ba Thê – An Giang:

Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Từ thành phố Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, chúng ta đi về hướng Tây hướng về Núi Sập. Dòng Thoại Giang [còn gọi là Thoại Hà] là một công trình thế kỷ do ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy. Dưới chân núi Ba Thê có một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng ba mét, ngoằn ngoèo, uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh. Hai bên sạn đạo là rừng cây thâm u, vách đá dựng, vực sâu thăm thẳm. Hoa Thê Sơn đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, có nhiều sự tích và huyền thoại gắn liềnvới một nền văn minh một thời kỳ phồn thịnh, rực rỡ trong quá khứ. Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng tám mét, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, bao quát khắp thế gian. Có một di tích rất huyền thoại, lạ lùng đó là hòn đá hoa cương cao chừng ba mét, to cỡ gốc cổ thụ bốn người ôm không xuể, nằm bên hông chánh điện của Sơn Tiên Tự. Trên mặt viên đá khổng lồ ấy có dấu bàn chân người, to hơn bình thường một chút, rất rõ. Đó là “bànchân tiên”! Dưới triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng mười mét có một công trình rất lạ mắt là nhàtrưng bày những cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như vănhóa của Ba Thê - Óc Eo.

An Giang là tỉnh có 17 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa và lễ hội riêng của mình. Một số lễ hội tiêu biểu: Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội đền Nguyễn Trung Trực, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ hội Hát Gi, hội đua bò dân tộc Khmer…

Lễ hội Bà Chúa Xứ [ còn gọi là lễ Vía Bà] được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch. Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ vào 7km là tới núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài Gòn xuống.

Đêm 23/4 là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Tiếp theo là lễ Túc Yết [vào nửa đêm 25 rạng ngày 26] là lễ thỉnh sắc phong cho Bà với đám rước rất uy nghi, có múa lân, có phướn, kiệu Long đình đến lăng Thoại Ngọc Hầu làm lễ niệm rồi thỉnh sắc đưa kiệu về miếu Bà. Tiếp theo là lễ xây chầu - Đức Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà. Ngày 27/4 thực hiện lễ Thánh Tế và chiều là lễ đưa thần.

Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương đến, vừa để tham dự lễ hội dân gian phong phú, xin cầu tài cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.

+ Đồng bào Chăm Islam vào lễ Ramadan:

Lễ hội mừng tháng Ramadan năm 2009 cho toàn thể đồng bào dân tộc Chăm.

[LĐ] - Tối 8.8, tại Tiểu thánh đường Zamdul Islam [ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, Tân Châu], Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm tỉnh An Giang chính thức tổ chức Lễ hội mừng tháng Ramadan năm 2009 cho toàn thể đồng bào dân tộc Chăm trong tỉnh.

Lễ hội mừng tháng Ramadan là tháng 9 trong Hồi lịch [tính theo mặt trăng]. Đây là một trong 5 tín điều bắt buộc đối với tín đồ Hồi giáo, một trong 6 tôn giáo lớn được công nhận chính thức trong cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam. Theo nghi lễ, trong suốt tháng Ramadan, tất cả tín đồ thực hiện nhịn ăn, nhịn uống [ban ngày] để tiết chế cám dỗ vật chất và đồng cảm với sự khắc nghiệt của đói nghèo.

Ngay sau tháng Ramadan kết thúc là lễ mừng Roya. Roya chỉ diễn ra trong ba ngày [1-3.10 Hồi lịch], nhưng với đồng bào Chăm, đó là mùa yêu thương: Ngoài việc bố thí cho người nghèo, các thành viên trong gia đình cùng nhau đi chúc mừng, xin xoá tội cho nhau...

+ Lễ hội đua bò truyền thống vùng Bảy Núi:

Lễ hội đua bò truyền thống tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã thực sự trở thành sinh hoạt thể thao – văn hóa ngày càng phát triển ở vùng này. Mỗi năm một lần, vào lễ Dolta của người Kh’mer [cuối tháng tám, đầu tháng chín âm lịch] những người nông dân lũ lượt đổ về đấu trường với tinh thần thể thao, lòng ham muốn chiến thắng chẳng hề thua kém bất cứ cuộc thi tài nào. Còn tiếng hò reo vang dậy trời đất bằng tiếng Kh’mer lẫn tiếng Việt là minh chứng sự cuồng nhiệt của những khán giả chân đất. Lễ hội đua bò những năm gần đây ngày càngcuốn hút không chỉ cư dân vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, mà rộng ra đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí cả dân Tp. Hồ Chí Minh cũng chẳng quản đường sá xa xôi đến với hội đua bò. Được biết, xưa kia nhiều nông dân người Kh’mer tử các phum, sóc thường về giúp nhà chùa làm ruộng. Dịp này các vị sư cả tổ chức đua bò để thưởng cho đôi bò nào khỏe nhất, giỏi nhất. Vào mùa cấy [mùa khô] đua bò đôi kéo xe có bánh bằng gỗ trên lộ cát. Vào mùa gặt [mùa mưa] đua bò đôi kéo bừa trên ruộng nước. Dần dần đua bò trở thành lễ hội dân gian truyền thống.

3.Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

Từ lâu, An Giang rất nổi tiếng với các đặc sản như mắm Châu Đốc, đường Thốt Nốt, lụa Tân Châu…

Thốt nốt là loại cây đặc trưng cho vùng Bảy Núi [An Giang], được trồng phổ biến tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Các sản phẩm thốt nốt thường được tiêu thụ nhiều nhất tại khu vực Núi Sam, Châu Đốc, nơi có lễ hội chùa Bà phục vụ khách hành hương trong mùa vía Bà Chúa Sứ. Mùa thốt nốt rộ vào tháng Giêng đến hết tháng 4 âm lịch, trùng vào thời điểm lượng du khách đổ về Châu Đốc dự ngày chánh lễ “tắm Bà” đông nhất.

Đường Thốt nốt

Muốn lấy nước thốt nốt người ta chặt một cây tre gai già thật dài và thẳng, cứ mỗi nhánh để lại khoảng một gang tay rồi cột cố định vào thân cây thốt nốt để làm thang leo. Gặp cây quá cao người ta sẽ nối nhiều đoạn thang tre đến khi chạm ngọn. Khi lưỡi mèo ra dài là lúc cắt mạch để lấy nước. Để lấy được nhiều nước, người ta kẹp lưỡi mèo trong hai mảnh tre khoảng bảy ngày thì cắt mạch cách chót bông chừng 2cm. Nước mật từng giọt chảy ra được hứng vào ống tre [ngày nay được thay bằng vỏ chai nước suối hay bình nhựa] treo ngay bên dưới. Bông thốt nốt có thể cho nước liên tục 3-4 tháng rồi ngừng. Sau đó cây sẽ ra bông mới, cứ như vậy thời gian khai thác có khi đến vài chục năm.

Đường Thốt Nốt có vị ngọt thanh, đường màu trắng xanh là loại đường ngon nhất, ngọt dịu và thơm, để lâu được, màu vàng là đường cũ, mau chảy.

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm...Theo các bậc cao niên tại làng nghề, nguyên liệu làm bánh phồng là loại nếp đặc sản được trồng tại địa phương. Các công đoạn làm bánh rất công phu. Người làm bánh chọn loại nếp rặt, ngon. Nếp được ngâm đúng ba ngày ba đêm, đãi cho sạch nước đục, đem xôi lên rồi bỏ vào cối quết. Sau khi nếp được quết nhuyễn, đem ra cán thành bánh, phơi nắng rồi đem vào nhúng nước đường và phơi lại lần nữa cho khô mới đóng gói. Các phụ gia như đậu, mè, sữa... được đưa lần lượt vào bánh theo từng công đoạn. Trước đây, người làm bánh quết bột bằng chày tay, nay đã có máy kéo chày thay thế nên người làm bánh đỡ nhọc công và sản phẩm được cải thiện rõ nét cả về chất lượng lẫn số lượng. Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng... tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi. Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết. Làng bánh phồng Phú Mỹ đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống vào cuối năm 2006.

+ ‘Vương quốc mắm’ Châu Đốc:

Gọi Châu Đốc là vương quốc mắm, không phải chỉ bởi làng nghề đã được hình thành từ khá lâu đời, mà còn bởi đây là nơi sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Nếu bạn sinh ra và lớn lên ở miền Nam, nhất là ở ĐBSCL, mà chưa từng nếm qua món mắm nào của Châu Đốc thì quả là rất thiệt thòi. Trong nền văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây mắm có một phong vị rất riêng. Theo bà con làm nghề ủ mắm ở Châu Đốc cho biết thì bất cứ loài cá nào cũng có thể làm mắm được. Nhưng theo kinh nghiệm của làng nghề thì chỉ có một số loài cá như cá lóc, cá trèn, cá sặc, cá chốt, cá linh... làm mắm là thơm ngon, do thịt cá có độ dai của sớ, khi đem làm mắm mới đạt chuẩn của mắm ngon. Loài cá nào thịt bở thì mắm sẽ không ngon và tất nhiên không có tên trong vương quốc mắm Châu Đốc ngày nay. Mắm có bán ở khắp nơi nhưng tập trung nhất là ở chợ Châu Đốc. Có thể nói, chợ Châu Đốc dành đến hơn 50% diện tích cho bà con mở các sạp hàng bán mắm, đủ các nhãn hiệu nổi tiếng như: bà giáo Khỏe, cô Tư Ấu, Phước Lộc, Út Cảnh...Ở đây có đủ các loại mắm thật hấp dẫn. Mắm cá gì thì gọi tên cá đó. Nhưng có một loại mắm đặc biệt có tên gọi ngày xưa là mắm ruột. Đây là loại mắm chỉ làm toàn bằng ruột cá lóc, rất đắt tiền. Vì hiếm, nên loại mắm này chỉ dành cho giới quý tộc, quan lại... Ngày nay, nếu có thì chỉ để dành ăn trong gia đình. Nhưng vì mắm ruột rất ngon, nên dựa trên cách chế biến này, bà con làng nghề thái nhỏ thịt mắm cá lóc, trộn vào dưa đu đủ, cộng thêm một vài bí quyết nghề nghiệp khác, làm thành món mắm thái có hương vị rất độc đáo. Ngày nay, mắm thái trở thành món mắm hàng đầu trong các loại mắm ở Châu Đốc. Ngày nay, mắm Châu Đốc thực sự chinh phục mọi giới. Từ giàu đến nghèo, từ bình dân đến trí thức, ai ai cũng biết ăn mắm. Mắm có ở mọi nơi, mọi nhà và trở thành món ăn dân gian mang hồn dân tộc, được xem là "quốc hồn, quốc túy", món ăn hàng đầu luôn được nhắc đến trong văn hóa ẩm thực phương Nam.

+ Đặc sản khô cá lóc Chợ Mới:

Chợ Mới có nhiều cơ sở sản xuất khô cá lóc nhưng một trong những sản phẩm ngon phải kể đến là của Cơ sở Kim Cúc. Người dân Chợ Mới rất hiếu khách nên chọn món ngon đặc sản quê nhà để làm quà biếu cho bạn bè, người thân ở xa xứ. Vì vậy, khô cá lóc đồng Kim Cúc được dịp vươn ra khỏi lũy tre làng. Sản phẩm cá khô Kim Cúc chưa hề bán sỉ qua trung gian, sản lượng tiêu thụ vẫn ổn định vài trăm ký khô cá mỗi tháng.

Châu Đốc, An Phú và Chợ Mới là ba địa phương có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến khô cá đồng bậc nhất tỉnh An Giang. Khô cá đồng là loại đặc sản ngon, được nhiều khách du lịch ưa chuộng nên luôn hút hàng.

Bản đồ hành chính Tinh An giang

Tính đến 31/12/2008, An Giang có 11 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và các huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Tri Tôn.

ĐẶC ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG 

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010

Trong 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 là 10,69%/năm [chỉ tiêu đề ra là 12%]. Trong đó khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 3,53%/năm [kế hoạch đề ra 3,6%/năm; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 12,88%/năm [kế hoạch 166,7%/năm].

GDP bình quân đầu người năm 2010 là 21,36 triệu đồng vượt kế hoạch đề ra [kế hoạch 17,320 triệu đồng].

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu công nghiệp – xây dựng trong GDP là 12,13% [mục tiêu kế hoạch 15,5%]; khu vực nông - lâm - thuỷ sản chiếm 32,8%/năm vượt mức tiêu kế hoạch đề ra [mức kế hoạch là 24,8%]; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 55,07% [mức kế hoạch đề ra là 59,7%]; khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp,  mặc dù giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thuỷ sản có 2 năm tăng trưởng âm nhưng vẫn đảm bảo đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2010 là 3,53%, gần đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%, lâm nghiệp tăng 2,7%, thuỷ sản tăng 3,5%.

Khu vực công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước tăng bình quân 12,88%. Trong đó, công nghiệp khai thác mỏ tăng 12,7%, công nghiệp chế biến tăng 14,2%, sản xuất và phân phối điện nước tăng 9,8%, lĩnh vực xây dựng chỉ tăng 9,77%.

Khu vực thương mại dịch vụ: có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư, góp phần đáng kể vào tổng giá trị tăng thêm của tỉnh. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng bình quân là 14,26%/năm, gần đạt chỉ tiêu đề ra [15,32%].

Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 ước khoảng 87.351 tỷ đồng, chiếm khoảng 51,2% so với GDP, vượt so với mục tiêu [66.160 tỷ đồng].

Lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Lĩnh vực giáo dục đào tạo đã có bước chuyển biến tích cực. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non tốt hơn. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường tăng hàng năm ở ngành học mầm non. Quy mô giáo dục phát triển, mạng lưới trường lớp từng bước được mở rộng, kiên cố hoá, trang thiết bị được tăng cường đầu tư, chất lượng dạy và học đã cải thiện đáng kể. Những yếu kém trong quản lý, trong kiểm định, đánh giá chất lượng học sinh được khắc phục, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ; mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững; công tác đào tạo, dạy nghề được quan tâm và tập trung hơn. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; hoàn thành Đề án thực hiện mức chất lượng tối thiểu trường học. Mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên đã phủ kín các huyện, thị xã, thành phố; trung tâm học tập cộng đồng đã phủ kín các xã, phường, thị trấn.

Lĩnh vực khoa học công nghệ: nhiều đề tài, kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả tại địa phương góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh cũng đã hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện áp dụng các hệ thống quả lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất,...

Về việc làm và xoá đói giảm nghèo: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm. . Các hoạt động về xã hội, chăm sóc người có công được quan tâm mở rộng, thực hiện tốt và kịp thời các chính sách đối với đối tượng có công, đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách xã hội và chăm lo người nghèo, công tác cứu trợ gia đình bị thiên tai, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có nhiều tiến bộ.

Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân đạt 14,63, số bác sỹ trên 10.000 dân là 5,09 bác sỹ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 16,2%. Mạng lưới y tế dự phòng đang thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực, đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn...

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,15%. Công tác chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em được đẩy mạnh và đạt mục tiêu kế hoạch.

Lĩnh vực văn hoá thông tin: Nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị,...góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, tích cực lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong cán bộ, nhân dân.

Lĩnh vực truyền thông: đã phủ sóng truyền hình, truyền thanh đến 11 huyện, thị, các loại hình dịch vụ đa dạng về hình thức và nội dung, đáp ứng nhu cầu của người dân và theo định hướng xã hội hoá của tỉnh.

Các hoạt dộng thể dục thể thao, hoạt động về xã hội, chăm sóc người có công, đã được quan tâm và triển khai thực hiện tốt.

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã được đẩy mạnh: Phong trào xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội ngày càng được nhân rộng.

Công tác bảo vệ môi trường trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực từ hoàn thiện về thể chế, đẩy mạnh kiểm tra thực hiện các thủ tục theo quy định, thanh tra xử lý vi phạm, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, thông qua các mô hình thu gom rác thải sinh hoạt, thu gom rác thải công nghiệp...

4. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng – an ninh được củng cố, công tác đối ngoại được tăng cường, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung, trong 5 năm 2006-2010, nền kinh tế của tỉnh An Giang tiếp tục phát triển, đạt nhiều chỉ tiêu cơ bản, đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra như tốc độ tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giải quyết việc làm, tỷ lệ hộ sử dụng điện, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục được tăng cường. Các lĩnh vực xã hội đều có bước phát triển, đời sống nhiều vùng dân cư đã được cải thiện đáng kể. Tình hình chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo./.

tỉnh An Giang có thành phố gì?

Các đơn vị hành chính: Tính đến 31/12/2008, An Giang có 11 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và các huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Tri Tôn.

An Giang có bao nhiêu?

An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. ... .

1976 An Giang có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Tỉnh An Giang lúc này có 8 quận, 84 xã. Tháng 02 năm 1976, Nghị định của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam giải thể khu hợp nhất tỉnh, bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp và lấy lại danh xưng "huyện"; "quận" và "phường" dành cho các đơn vị tương xứng với huyện và xã khi đã đô thị hóa.

Huyện Châu Thành tỉnh An Giang có bao nhiêu xã?

Địa giới hành chính của huyện được chia thành 07 xã và 01 thị trấn, trung tâm huyện lỵ đặt tại Thị trấn Châu Thành. Gồm các xã: Hồ Đắc Kiện, Phú Tâm, Thuận Hòa, Phú Tân, Thiện Mỹ, An Hiệp, An Ninh.

Chủ Đề