Tổ hợp công nghiệp-nông nghiệp dịch vụ là gì năm 2024

Xây dựng mô hình Tổ hợp tác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình kinh tế tập thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay

Ngày: 22/07/2019

Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hơn nữa theo tinh thần Quyết định 460/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” thì cần giải quyết được vấn đề then chốt là bài toán đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa của các thành viên hợp tác xã (HTX), hộ nông dân.

Tổ hợp công nghiệp-nông nghiệp dịch vụ là gì năm 2024

Bên cạnh sự nỗ lực của các hợp tác xã nông nghiệp thì cũng cần xây dựng và phát triển các mô hình Tổ hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại để góp phần thúc đẩy sự liên kết tiêu thụ hàng hóa nông sản cho các thành viên.

Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thì “bên cạnh việc phát triển HTX, cần chú ý đến mô hình tổ hợp tác, đây là nguồn để phát triển lên hợp tác xã, đảm bảo cho mực tiêu 15.000 HTX đến năm 2020” (trích từ nguồn báo Chính phủ- năm 2018).

Hiện tại, có những hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã làm rất tốt việc liên kết bao tiêu sản phẩm hàng hóa cho các hộ nông dân, tuy nhiên còn nhiều HTX chưa làm tốt việc bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho các hộ thành viên. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, bên cạnh việc củng cố, phát huy vai trò của các HTX, cần chú trọng phát triển, hình thành các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trên cơ sở tự nguyện của các thành viên. Các tổ hợp tác này, được hình thành có thể là độc lập hoặc trực thuộc HTX nông nghiệp.

Nếu thành lập tổ hợp tác độc lập (tự chủ hoàn toàn về tài chính, về nhân tố con người) sẽ tạo cho tổ hợp tác có tính độc lập và tự chủ rất cao về kế hoạch, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh; phát huy được tính gắn bó, chia sẻ trong cộng đồng, dòng tộc, làng xã; cạnh tranh tốt hơn với các tư thương hay tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực; tạo ra sự liên kết, gắn bó chặt chẽ với HTX nông nghiệp trên địa bàn. Tạo nên tính chuyên môn hóa cao trong từng công đoạn, từng lĩnh vực hoạt động, từ đó kích thích tổ chức này tăng cường tư duy và phát huy tối đa sức sáng tạo của tất cả các thành viên; nắm bắt tốt hơn nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ để đưa ra kế hoạch tiêu thụ, từ đó tác động trực tiếp đến các hộ thành viên trong việc trồng cây gì, số lượng bao nhiêu, mẫu mã sản phẩm,... sẽ tránh được việc cung vượt quá cầu của thị trường, từ đó sẽ không còn hiện tượng “giải cứu” hàng nông sản như những năm qua.

Với mục tiêu cao nhất là gia tăng và bảo toàn nguồn vốn nên trong mọi hoạt động của tổ chức sẽ tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí đồng thời tăng cao tính trách nhiệm của mỗi thành viên, chủ động và đa dạng trong việc tìm các đối tác (các công ty, doanh nghiệp), thúc đẩy vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, không bị lệ thuộc vào một đối tác, sẽ tránh được bị ép giá khi nông sản được mùa mà nhiều năm qua đã diễn ra đối với một số loại nông sản (được mùa thì mất giá).

Khi tổ hợp tác thương mại hình thành và đi vào hoạt động sẽ là cầu nối giữa các công ty, doanh nghiệp với các hộ nông dân, từ đó đem lại hiệu quả cho không chỉ cho thành viên tổ hợp tác và các hộ, cá nhân sản xuất nông nghiệp (đảm bảo mức giá phù hợp với chi phí và công sức lao động cho hộ sản xuất) mà còn đem lại sự đảm bảo chắc chắn cho những đối tác là các công ty, doanh nghiệp vì sẽ tránh được tổn thất về kinh tế, khắc phục tình trạng một số công ty, doanh nghiệp khi ký hợp đồng với HTX nông nghiệp về việc thu mua sản phẩm, hàng hóa của các hộ nông dân nhưng đến vụ thu hoạch thì bà con nông dân đem bán sản phẩm ra thị trường tự do với giá cao hơn hoặc ngược lại khi giá cao thì công ty, doanh nghiệp bỏ không thu mua sản phẩm nông nghiệp của các hộ nông dân nữa làm cho mất lòng tin giữa hai bên (doanh nghiệp với HTX) dẫn đến hệ lụy đó là các doanh nghiệp và HTX nông nghiệp địa phương không muốn liên kết với nhau nữa và cũng từ đó mà các tư thương có điều kiện ép giá sản phẩm đối với thị trường tại đại phương.

Tổ hợp tác xã thương mại - chủ yếu là kinh doanh sản phẩm hàng hóa nông sản tại địa phương có lẽ là giải pháp tốt cho việc liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu thụ nông sản cho đại đa số các thành viên trong HTX nông nghiệp tại nhiều địa phương trong hiện tại và tương lai và khi hoạt động tốt sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho việc hình thành nên hợp tác xã đáp ứng nhu cầu của các hộ nông dân và nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp, các ngành.

Tổ hợp công nghiệp-nông nghiệp dịch vụ là gì năm 2024

Ảnh minh họa (nguồn: agroviet.gov.vn)

(ĐCSVN) - Liên kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hướng được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đang là nền nông nghiệp nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống. Vì vậy, sự hợp tác, liên kết trong ngành càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển. Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm (từ người sản xuất đến người tiêu dùng), trong khi liên kết ngang là liên kết các tác nhân, các đối tượng cùng tham gia vào các hoạt động tương tự nhau (ví dụ: liên kết các hộ nông dân với nhau, các hợp tác xã).

Điển hình cho các mô hình liên kết dọc trong mấy năm gần đây là mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín. Trong mô hình này, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ. Nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất của họ. Mô hình sẽ thành công hơn khi doanh nghiệp có vốn lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định. Đại diện cho mô hình này phải kể đến mô hình tổ chức chăn nuôi lợn và gia cầm ở Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam; Mô hình tổ chức vùng nguyên liệu sản xuất chế biến cá tra thuộc Công ty cổ phần thuỷ sản Hùng Vương và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang...

Mô hình nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư giống, vốn, KHKT và tổ chức quản lý dự án. Người nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp và trở thành những cổ đông, được chia cổ tức hoặc được tuyển dụng thành người lao động làm công ăn lương, nông dân tham gia vào các công đoạn sản xuất và nhận tiền lương khi lao động. Hình thức này xuất hiện nhiều trong ngành sản xuất cao su ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Bà Rịa – Vũng Tàu và ngành mía đường ở Thanh Hoá. Tính đến năm 2012, diện tích đất góp tại các tỉnh trồng cao su ở Tây Bắc đã đạt xấp xỉ 20.000 ha. Dự kiến đến năm 2020 là khoảng 50.000 ha. Điểm mạnh của hình thức liên kết này là có tính hợp tác và chia sẻ rủi ro cao giữa nông dân và doanh nghiệp. Góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất nhưng về mặt pháp lý, nông dân vẫn là chủ sở hữu tư liệu sản xuất. Đất đai của họ không bị thu hồi hay bị buộc phải bán đất cho doanh nghiệp như các dự án khác.

Bên cạnh các mô hình liên kết dọc, thời gian qua cũng xuất hiện các mô hình liên kết mới theo chiều ngang, liên kết giữa những người sản xuất, các đơn vị kinh doanh với nhau. Điển hình là mô hình các hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác kiểu mới.

Ở loại hình tổ chức mới này có hàng trăm HTX kiểu mới được hình thành và phát triển trong thời gian gần đây, đang sản xuất và kinh doanh khá hiệu quả, hỗ trợ tốt cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình xã viên. Những HTX điển hình trong lĩnh vực này là: Hợp tác xã thủy sản Thới An, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ cá tra ở Cần Thơ; HTX chăn nuôi bò sữa Evergrowth ở Sóc Trăng; HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Tân Cường của tỉnh Đồng Tháp; HTX hoa cây cảnh Văn Giang tỉnh Hưng Yên... Các HTX này đảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất cả ở đầu vào và đầu ra cho hộ xã viên như cung cấp vật tư, phân bón, nguyên liệu thức ăn gia súc, bảo vệ thực vật và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. HTX cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với nông hộ, đại diện cho hộ ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản; Bảo vệ quyền lợi cho xã viên. Nhiều HTX hiện nay doanh thu đạt đến chục tỷ đồng mỗi năm. Và nhờ có HTX mà kinh tế hộ xã viên không ngừng phát triển, đời sống của bà con nông dân ngày càng nâng cao.

Ngoài ra, còn khoảng 114.000 Tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (số liệu năm 2011), ra đời một cách hoàn toàn tự nguyện hoạt động theo quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2007. Đây là một con số ấn tượng đối với sự phát triển của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp hiện nay.

Các tổ chức hợp tác theo quy mô cộng đồng làng, xã dưới hình thức HTX dịch vụ nông nghiệp, công ty cổ phần cũng phát triển mạnh trong thời gian qua.

Loại hình HTX này phát triển mạnh ở các tỉnh phía bắc thực hiện các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất như tưới tiêu, cung cấp giống, vật tư phân bón, tổ chức dịch vụ làm đất, thu hoạch và chuyển giao KHKT, dịch vụ bảo vệ thực vật tập trung và tiêu thụ nông sản cho xã viên. Nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác hiện nay còn đảm nhận việc thu gom và xử lí rác thải, bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch ở nông thôn. Các dịch vụ của HTX không chỉ trong nội bộ các thành viên HTX mà còn phục vụ cả cộng đồng làng, xã.

Trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới hiện nay, vai trò và sự đóng góp của các mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp kiểu này là hết sức có ý nghĩa. Những điển hình cho loại hình tổ chức sản xuất trên phải kể đến HTX Đại Phong, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình; HTX Nông nghiệp Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; HTX nông nghiệp Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định…

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp, từ trước đến nay chúng ta thường khuyến khích và tổ chức nhiều mô hình liên kết ngang hơn là liên kết dọc, ví dụ thành lập các hợp tác xã, các tổ hợp tác,... Tuy nhiên, để sản xuất hiệu quả và nông sản của chúng ta có thể cạnh tranh được với các nước thì cần mở rộng hình thức liên kết dọc. Các hình thức này sẽ phân bố hài hòa lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân. Có thể thấy, liên kết trong sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế và rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Để phát huy những lợi thế trong liên kết sản xuất nông ngiệp, theo các chuyên gia, trong thời gian tới cần đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất phát triển và tăng cường liên kết phải xuất phát từ quan điểm phát triển chuỗi nông sản, nhất là chuỗi giá trị nông sản. Cần phải thống nhất và chú ý đồng bộ tất cả các khâu từ sản xuất đến người tiêu dùng.

Đặc biệt, hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp, công ty với hộ nông dân ở miền núi đã có, nhưng chỉ ở những vùng sản xuất hàng hóa. Trong khi hầu hết các vùng miền núi, sản phẩm khó tập trung được số lượng lớn. Nên chăng ở các vùng này khuyến khích các doanh nghiệp, công ty hợp tác, liên kết phát triển các sản phẩm đặc sản hoặc đặc thù. Ngoài ra, cần mở rộng phát triển và mở rộng các chợ nông thôn hiện có để tăng cường các liên kết không theo hợp đồng./.

Dịch vụ công nghiệp trọng nông nghiệp là gì?

Dịch vụ nông nghiệp được hiểu là ngành cung cấp các dịch vụ cho việc sản xuất nông nghiệp như: máy móc, thiết bị, phân bón, các sản phẩm có thể hỗ trợ người dân trong quá trình canh tác, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp là gì?

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện triển khai thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản và chương trình công tác khác ...

Ngành công nghiệp và dịch vụ là gì?

Ngành công nghiệp dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế mà các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và không sản xuất hàng hóa vật chất. Các dịch vụ trong ngành này có thể bao gồm tư vấn, giáo dục, y tế, vận chuyển, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, marketing, công nghệ thông tin, nghiên cứu, và nhiều lĩnh vực khác.

Nông nghiệp là gì theo luật?

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư liệu, nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.