Toán 8 Luyện tập (trang 80)

Bạn đang xem: Top 20+ Toán Lớp 8 Bài Luyện Tập Trang 80

Thông tin và kiến thức về chủ đề toán lớp 8 bài luyện tập trang 80 hay nhất do Truyền hình cáp sông thu chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập Luyện tập 2 trang 80 - SGK Toán lớp 8 tập 2 – Giải bài tập Luyện tập 2 trang 80 - SGK Toán lớp 8 tập 2. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh tham khảo, ôn luyện và nắm vững hơn kiến thức trên lớp, chúng tôi mang đến cho các bạn lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 8 tập 2. Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: support@chuabaitap.com

Giải bài tập SGK Toán 8. Chương 3: Tam giác đồng dạng

Sách giải toán 8 Luyện tập [trang 80] giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 8 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba

Luyện tập 2 [trang 80 sgk Toán 8 Tập 2]

Bài 41 [trang 80 SGK Toán 8 tập 2]: Tìm các dấu hiệu để nhận biết hai tam giác cân đồng dạng.

Lời giải:

+ Nếu cạnh bên và cạnh đáy của tam giác cân này tỉ lệ với cạnh bên và cạnh đáy của tam giác cân kia thì hai tam giác đó đồng dạng.

+ Nếu hai tam giác cân có hai góc ở đỉnh bằng nhau thì hai tam giác cân đồng dạng.

+ Nếu góc ở đáy của tam giác cân này bằng góc ở đáy của tam giác cân kia thì hai tam giác cân đó đồng dạng.

Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba

Luyện tập 2 [trang 80 sgk Toán 8 Tập 2]

Bài 42 [trang 80 SGK Toán 8 tập 2]: 36. So sánh các trường hợp đồng dạng của tam giác với các trường hợp bằng nhau của tam giác [nêu lên những điểm giống nhau và khác nhau].

Lời giải:

So sánh:

Trường hợpGiống nhauKhác nhauBằng nhauĐồng dạng13 cạnh3 cạnh tương ứng bằng nhau3 cạnh tương ứng tỉ lệ22 cạnh 1 góc2 cạnh tương ứng và một góc kề với hai cạnh bằng nhau2 cạnh tương ứng tỉ lệ32 góc bằng nhau1 cạnh và 2 góc kề tương ứng bằng nhauChỉ 2 góc bằng nhau, không cần có điều kiện cạnh

Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba

Luyện tập 2 [trang 80 sgk Toán 8 Tập 2]

Bài 43 [trang 80 SGK Toán 8 tập 2]: Cho hình bình hành ABCD [h.46] có độ dài các cạnh AB = 12cm, BC = 7cm. Trên cạnh AB lấy một điểm E sao cho AE = 8cm. Đường thẳng DE cắt cạnh CB kéo dài tại F.

a] Trong hình vẽ đã cho có bao nhiêu cặp tam giác đồng dạng với nhau? Hãy viết các cặp tam giác đồng dạng với nhau theo các đỉnh tương ứng.

Nội Dung

Luyện tập Bài §4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang, chương I – Tứ giác, sách giáo khoa toán 8 tập một. Nội dung bài giải bài 26 27 28 trang 80 sgk toán 8 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần hình học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 8.

Lý thuyết

1. Đường trung bình của tam giác

Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.

Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

2. Đường trung bình của hình thang

Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

Định lí 3: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.

Định lí 4: Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 26 27 28 trang 80 sgk toán 8 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần hình học 8 kèm bài giải chi tiết bài 26 27 28 trang 80 sgk toán 8 tập 1 của bài §4. Đường trung bình của tam giác, của hình thang trong chương I – Tứ giác cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 26 27 28 trang 80 sgk toán 8 tập 1

1. Giải bài 26 trang 80 sgk Toán 8 tập 1

Tính $x, y$ trên hình 45, trong đó: $AB//CD//EF//GH$

Bài giải:

Ta có $AB//EF$ nên $ABFE$ là hình thang

$\left.\begin{matrix} CA = CE\\ DB = DF\end{matrix}\right\}$

⇒ $AD$ là đường trung bình của hình thang $ABFE$

Do đó: $CD = \frac{AB + EF}{2} = \frac{8 + 16}{2} = 12$

Vậy $x = 12cm$

Tương tự ta có $CD//GH$ nên $CDHG$ là hình thang.

$\left.\begin{matrix} EC = EG\\ FD = FH\end{matrix}\right\}$

⇒ $EF$ là đường trung bình của hình thang $CDHG$

Do đó: $EF = \frac{CD + GH}{2}$ ⇒ $GH = 2.EF – CD = 2.16 – 12 = 20$

Vậy $y = 20cm$

2. Giải bài 27 trang 80 sgk Toán 8 tập 1

Cho tứ giác $ABCD$. Gọi $E, F, K$ theo thứ tự là trung điểm của $AD, BC, AC$

a] So sánh các độ dài $EK$ và $CD, KF$ và $AB$

b] Chứng minh rằng $EF \leq \frac{AB + CD}{2}$

Bài giải:

a] Ta có

$\left.\begin{matrix} EA = ED\\ KA = KC\end{matrix}\right\}$

⇒ $EK$ là đường trung bình của tam giác $ACD$

Do đó $EK = \frac{CD}{2}$

Tương tự ta có:

$\left.\begin{matrix} FB = FC\\ KA = KC\end{matrix}\right\}$

⇒ $KF$ là đường trung bình của tam giác $ABC$

Do đó $KF = \frac{AB}{2}$

b] Trong tam giác $EFK$ ta có:

$EF \leq EK + KF$

$⇔ EF \leq \frac{CD}{2} + \frac{AB}{2}$

⇒ $EF \leq \frac{AB + CD}{2}$ [đpcm]

3. Giải bài 28 trang 80 sgk Toán 8 tập 1

Cho hình thang $ABCD [AB//CD], E$ là trung điểm của $AD, F$ là trung điểm của $BC$. Đường thẳng $EF$ cắt $BD$ ở $I$, cắt $AC$ ở $K$

a] Chứng minh rằng $AK = KC, BI = ID$

b] Cho $AB = 6cm, CD = 10cm$. Tính các độ dài $EI, KF, IK$

Bài giải:

a] Ta có:

$\left.\begin{matrix} EA = ED\\ FB = FC\end{matrix}\right\}$

⇒ $EF$ là đường trung bình của hình thang $ABCD.$

Do đó $EF // AB // CD$

Tam giác $ABC$ có:

$\left.\begin{matrix} KF // AB\\ FB = FC\end{matrix}\right\}$ ⇒ $AK = KC$

Tam giác ABD có:

$\left.\begin{matrix} EA = ED\\ EI // AB\end{matrix}\right\}$ ⇒ $BI = ID$

b] Ta có:

EF là đường trung bình của hình thang ABCD nên:

$EF = \frac{AB + CD}{2} = \frac{6 + 10}{2} = 8$

EI là đường trung bình của tam giác ABD nên:

$EI = \frac{AB}{2} = \frac{6}{2} = 3$

KF là đường trung bình của tam giác ABC nên:

$KF = \frac{AB}{2} = \frac{6}{2} = 3$

Ta cũng có $EF = EI + IK + KF$

$⇒ IK = EF – [EI + KF] = 8 – [3 + 3] = 2$

Vậy $EI = KF = 3cm, IK = 2cm$

Bài trước:

  • Giải bài 20 21 22 23 24 25 trang 79 80 sgk Toán 8 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 29 30 31 trang 83 sgk Toán 8 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài toán 8 khác
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 8
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 8
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 8
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 8
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 8
  • Để học tốt môn GDCD lớp 8

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 8 với giải bài 26 27 28 trang 80 sgk toán 8 tập 1!

Chủ Đề