Toán mẫu giáo so sánh kết hợp

Những được thiết kế và xây dựng dựa trên nền tảng nghiên cứu sự phát triển về não bộ và khả năng tiếp thu toán học của trẻ theo từng độ tuổi nhất định. Bố mẹ nên cân nhắc, lựa chọn phương pháp dạy thích hợp nhất với con yêu của mình, tạo cho bé sự thoải mái, vui vẻ khi học toán.

Phương pháp dạy toán trẻ mầm non thường được chia thành 2 giai đoạn chính theo lứa tuổi, cụ thể là giai đoạn trẻ được 4-5 tuổi và giai đoạn trẻ bước vào tuổi 5-6.

Đặc thù của việc dạy trẻ mầm non học toán là phải đi từng bước từ cơ bản đến nâng cao. Ở những thời điểm khác nhau sẽ có những phương pháp dạy phù hợp. Ở giai đoạn đầu, chọn lựa phương pháp phù hợp là rất quan trọng. Khá nhiều người cho rằng toán học ở tuổi mầm non là rất đơn giản, không cần có một lộ trình rõ ràng và bài bản.

Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ khá sai lầm khi đây là bước đệm rất quan trọng, xây dựng cho trẻ nền tảng toán học, tư duy suy luận logic cho về sau. Vì vậy, xác định được phương pháp đúng đắn sẽ góp phần giúp trẻ phát triển khả năng toán học khi trưởng thành.

Phương pháp dạy toán trẻ mầm non thường được chia theo độ tuổi

2. Phương pháp dạy trẻ mầm non 4-5 tuổi làm quen với toán

Đối với các bé ở độ tuổi từ 4-5 tuổi, bạn nên áp dụng các phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non đơn giản để trẻ đỡ hoang mang, sợ hãi với khi phải làm quen với những điều mới lạ. Những nội dung toán học phù hợp với trẻ có độ tuổi từ 4 – 5 tuổi.

Cụ thể bao gồm:

[1]. Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm:

  • Đếm và nhận biết số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi từ 10 trở xuống.
  • Nhận biết và phân biệt các số chỉ số lượng và số chỉ thứ tự trong phạm vi 5 trở xuống.
  • Gộp cả 2 nhóm đối tượng lại và đếm.
  • Từ 1 nhóm tách thành 2 nhóm.

[2]: Xếp tương ứng, ghép đôi:

  • Phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non này là cách hướng dẫn bé cách so sánh số lượng của các nhóm đối tượng với nhau mà không cần đến với phương pháp xếp tương ứng 1:1 đồng thời dạy trẻ phát biểu bằng lời nói mối quan hệ tương quan giữa các nhóm đối tượng như bằng nhau, không bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

[3]. So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc:

  • Dạy trẻ cách so sánh về kích thước giữa 2 hoặc 3 đối tượng [theo chiều dài, chiều rộng, chiều cao] và theo độ lớn bằng các phương pháp so sánh [xếp chồng, xếp các nhóm đối tượng cạnh nhau và đưa ra phán đoán sau sau quan sát] sau đó phát biểu nhận xét thành lời.
  • Phân loại.
  • Xếp theo quy tắc.
    Đếm số lượng và so sánh là một trong những phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán rất hiệu quả.

[4]. Đo lường:

  • Đo lường độ dài.
  • Đo lường thể tích, dung tích.

[5]. Hình dạng:

  • Hướng dẫn trẻ phân biệt các hình với nhau là phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán đơn giản nhất
  • Nhận biết cách tạo ra, phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa khối trụ và khối cầu, khối vuông và khối chữ nhật.
  • Dạy trẻ ứng dụng các loại hình học phẳng vào xác định các vật dụng trong đời sống hằng ngày.

[6]. Định hướng trong không gian và định hướng thời gian:

  • Củng cố chính xác các vị trí trong trí nhớ của trẻ.
  • Dạy bé cách xác định chính xác bên trái, bên phải của người khác, xác định vị trí của vật này so với vật kia.
  • Biết phân biệt và có thể gọi tên các ngày trong tuần, hiểu về xác định được khái niệm hôm qua, hôm nay, ngày mai là thế nào.
    Phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non tuổi 4-5 là bố mẹ đã có thể dạy bé cách phân biệt các hình học phẳng.

3. Cách dạy toán cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi

Khi trẻ đã được 5-6 tuổi, bạn có thể áp dụng những phương pháp nâng cao hơn so với phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán lúc 4-5 tuổi vì lúc này, trẻ đã lớn hơn và đã có khả năng tiếp thu những kiến thức toán học cao hơn.

Cụ thể như:

[1]. Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm trong phạm vi từ 10 trở xuống:

  • Dạy trẻ luyện đếm và nhận biết số lượng.
  • Hướng dẫn bé biết và nhận dạng được các con số.
  • Tập cho bé cách gộp cả 2 nhóm đối tượng với nhau sau đó đếm tổng số.
  • Dạy bé cách tách từ 1 nhóm thành 2 nhóm đối tượng.

[2]. Xếp tương ứng, ghép đôi:

  • Hướng dẫn trẻ nhận biết dấu hiệu riêng của từng nhóm đối tượng.
  • Cho trẻ chơi ghép đôi từng cặp của các nhóm đối tượng. Điều quan trọng ở đây là người hướng dẫn cần dạy bé cách phân biệt rõ giữa tổng thể với số nhiều hơn hoặc ít hơn.
  • Hướng dẫn bé phương pháp ghép đôi, thành đôi 2 đối tượng có điểm giống nhau, có liên quan đến nhau ở mức độ phức tạp hơn so với phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán khi bé 4-5 tuổi.

[3]. So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc:

  • Dạy bé cách so sánh đặc điểm về chiều cao, kích thước của các đối tượng khác nhau bằng những phương pháp như đặt chồng lên nhau, đặt lồng vào nhau hay phán đoán bằng quan sát trực quan.
  • Hướng dẫn trẻ so sánh và sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ cao đến thấp hoặc ngược lại đối với 3 đối tượng trở lên và dạy bé cách phát biểu thành lời một cách rõ ràng, mạch lạc mối quan hệ tương quan của những đối tượng đó.
  • Phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán đơn giản là cho bé luyện tập so sánh 2 nhóm đối tượng [trong phạm vi từ 10 trở xuống] khác nhau chỉ bằng cách xếp tương ứng 1:1 mà không cần phải đếm.
  • Dạy bé so sánh số lượng thành phần trong mỗi nhóm đối tượng [3 nhóm] sau đó sắp xếp các nhóm theo thứ tự từ ít đến nhiều hoặc từ nhiều đến ít.
  • Phân loại các đối tượng thành nhóm theo những đặc điểm tương tự nhau [màu sắc, kích thước,…].
  • Giúp bé luyện tập sắp xếp các đối tượng theo nguyên tắc [tùy chọn].
    Các phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non cần phải điều chỉnh cho phù hợp với trẻ ở độ tuổi 5-6

[4]. Đo lường:

  • Ôn lại & củng cố kiến thức về sử dụng các đơn vị khác nhau để đo lường đối tượng của bé bằng cách luyện tập.
  • Dạy bé cách đo thể tích, dung tích và phát biểu nhận xét thành lời về đề bài đã làm.

[5]. Hình dạng:

  • Ôn tập và cho bé luyện tập cách xác định vị trí [phía trên, phía dưới, phía trái, phía phải, phía trước, phía sau của bản thân bé và của người khác].
  • Hướng dẫn bé xác định bên trái, bên phải của người đối diện.
  • Dạy bé xác định vị trí của vật này so với vật kia.
  • Dạy bé phân biệt và xác định các ngày trong tuần, biết và hiểu rõ khái niệm hôm qua, hôm nay và ngày mai.

[6]. Dạy trẻ nhận biết số lượng và sử dụng phép đếm để so sánh số lượng:

  • Dạy cho bé các nguyên tắc lập số mới.
  • Dạy bé cách đếm tổng số các đối tượng và phát biểu rõ câu theo mẫu “Tất cả có + Số cuối cùng + Tên đối tượng”
  • Hướng dẫn trẻ phương pháp so sánh số lượng của các nhóm đối tượng khác nhau bằng kết quả đếm số. Cách dạy toán cho trẻ mầm non này giúp trẻ phát triển toàn diện hơn
    Dạy toán cho trẻ mầm non 5- 6 tuổi so sánh các vật với nhau

4. Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi học toán hiệu quả

Một số phương pháp dạy toán trẻ mầm non rất hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo bao gồm:

  • Phương pháp 1: Ở phương pháp này, bố mẹ sẽ dạy bé những kiến thức, thuật ngữ cơ bản trong toán học như kích thước, khối lượng, chiều cao bằng cách quan sát các vật dụng quen thuộc xung quanh trẻ.
  • Phương pháp 2: Dạy bé học thuộc các chữ số thông qua các bài hát, bài ca dao hoặc đếm kẹo, đếm ngón tay.
  • Phương pháp 3: Giải thích cho bé hiểu về khái niệm số lượng bằng cách so sánh các vật dụng quen thuộc với bé.
    Bố mẹ hãy lựa chọn áp dụng những phương pháp dạy toán mầm non phù hợp với bé
  • Phương pháp 4: Dạy bé nhận biết và hiểu những con số bằng cách bố mẹ sẽ đếm số và khi dừng lại ở số nào thì bé phải lấy được đủ số lượng đồ vật đó.
  • Phương pháp 5: Kết hợp giữa kể chuyện và khơi gợi cho trẻ nói về toán học, những con số.
  • Phương pháp 6: Bố mẹ hãy cùng bé sắp xếp những đồ vật có màu sắc, công dụng như nhau vào một nhóm và hãy yêu cầu bé đếm số lượng của những vật ấy. Phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non này không chỉ giúp bé phát triển tiềm năng toán học mà còn tăng cường khả năng quan sát và đưa ra kết luận của trẻ.
    phương pháp dạy toán cho trẻ 5 tuổi này giúp trẻ tăng kỹ năng quan sát
  • Phương pháp 7: Hướng dẫn bé cách so sánh các vật dụng về các tính chất như trọng lượng, kích thước. Hãy bắt đầu từ 2 món đồ vật rồi dần dần tăng thêm số lượng.
  • Phương pháp 8: Hãy tạo cho bé những cơ hội thực hành những gì bé được dạy như đo lường, so sánh sự chênh lệch giữa những món đồ.
  • Phương pháp 9: Tô màu theo ô đã đánh số sẵn là hoạt động giúp trẻ phát triển hoàn thiện các kỹ năng của bé khi hoạt động này vừa giúp trẻ nhận mặt, quen mặt và ghi nhớ các con số vừa rèn luyện sự chỉnh chu, kiên nhẫn và kỷ luật khi phải tô màu vào đúng nơi cần tô.
    Tô màu là một cách dạy toán cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện

5. Những lưu ý khi bố mẹ dạy con học toán tuổi mầm non

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non, bố mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để tạo cho trẻ môi trường học vui vẻ, thoải mái hơn:

  • Thông thường, màu sắc sẽ đặc biệt thu hút ánh mắt và sự quan tâm của trẻ, trẻ sẽ càng yêu thích và hiếu kỳ nếu đó là những vật trẻ có thể sờ được, cầm nắm bằng tay được vì vậy bố mẹ nên thường xuyên sử dụng những vật dụng có màu sắc đa dạng khi dạy bé học toán. Giải thích cho bé hiểu rằng khi dừng đếm ở con số nào đó, cách tính tổng số đồ vật đó.
  • Những phương pháp dạy toán mầm non đòi hỏi sự kiên nhẫn và công sức rất lớn từ phía bố mẹ vì các bé vẫn nhỏ, vẫn chưa quen với các thuật ngữ, khái niệm toán học mới lạ này.
  • Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng và tốc độ tiếp thu kiến thức riêng. Bố mẹ không nên bắt ép trẻ học hay la mắng, so sánh con với những người khác tạo tâm lý sợ hãi, chán ghét với toán học. Luôn dành tặng cho bé những lời khen, lời khích lệ khi bé có biểu hiện tốt, có được sự tiến bộ dù chỉ là tiến bộ nhỏ.
  • Bố mẹ nên chú trọng kết hợp đưa các giác quan và các trải nghiệm thực tế kết hợp với những phương pháp khá khó hiểu so với trẻ.
  • Bố mẹ hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh dùng những từ quá khó hiệu, mang tính trừu tượng cao vì sẽ làm bé nhanh chán học và sợ học toán.
    Khi bố mẹ dạy toán cho con tuổi mầm non cần sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng

Trên đây là các phương pháp dạy toán trẻ mầm non hiệu quả. Hy vọng bậc cha mẹ đã lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất cho con yêu của mình!

Chủ Đề