Tốc độ tăng trưởng của cá trắm cỏ

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm cỏ [ctenopharyngodon idella] tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.84 MB, 63 trang ]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUÊ
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá Trắm cỏ [Ctenopharyngodon idella] tại Thừa
Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Thành

Lớp

: Nuôi trồng thủy sản 46 B

Địa điểm thực tập

: Hương Chữ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Võ Đức Nghĩa

Bộ môn

: Nuôi trồng thủy sản



Năm 2016


Lời cảm ơn

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Thủy Sản, trường đại học
Nông Lâm Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản trong suốt thời
gian theo học tại trường cùng với các giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm khoa
Thủy Sản, Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, Bộ môn Nuôi Trồng Thủy Sản đã
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.S Võ Đức
Nghĩa người đã tận tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và đóng góp
nhiều ý kiến để tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè tôi đã có nhiều
giúp đỡ vè vật chất và tinh thần trong suốt thời gian vừa qua.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận này, mặc dù đã có nhiều cố
gắng song vẫn còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong sự quan tâm góp ý của các quý thầy, quý cô và các bạn để bài khóa luận
tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Thành phần thức ăn công nghiệp được sử dụng trong thí nghiệm
Bảng 4.1.Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Bảng 4.2. Tăng trưởng khối lượng của cá Trắm cỏ theo thời gian thí nghiệm
Bảng 4.3.Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Trắm cỏ theo thời gian thí
nghiệm


Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng về chiều dài của cá Trắm cỏ
[cm/con]
Bảng 4.5. So sánh giá trị trung bình về tốc độ tăng trưởng chiều dài giữa
3 công thức thí nghiệm [cm/con/ngày]
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ theo
thời gian


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Cá Trắm cỏ
Hình 2.2. Cỏ Lông Para
Hình 2.3. Cỏ Pangola
Hình 2.4. Cỏ voi
Hình 4.1. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên khối lượng cá Trắm cỏ
theo thời gian
Hình 4.2. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng về khối
lượng cá Trắm cỏ theo thời gian
Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên chiều dài cuả cá Trắm cỏ
theo thời gian
Hình 4.4. Đồ thị ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng về
chiều dài của cá Trắm cỏ theo thời gian
Hình 4.5. Đồ thị tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ theo thời gian trong quá trình thí
nghiệm
Hình 7.1. Thức ăn công nghiệp Lái Thiêu
Hình 7.2.Cho cá ăn
Hình 7.3. Đo khối lượng và chiều dài mẫu ở phòng thí nghiệm
Hình 7.4.Thu mẫu thí nghiệm
Hình 7.5. Dụng cụ đo các yếu tố môi trường



DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIÊT TẮT

DLG: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá theo ngày [Daily Length Gain]
DWG: Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá theo ngày [Daily Weigh Gain]
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn [Feed Conversion Ratio]
ĐHNL: Đại học Nông Lâm
KL: Khối lượng
CT1: Công thức 1
CT2: Công thức 2
CT3: Công thức 3
Ctv: Cộng tác viên
ĐVT: Đơn vị tính
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


MỤC LỤC

PHẦN 1. ĐẶT VẮN ĐỀ
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ trên thế giới
2.2.2. Tình hình nuôi cá Trắm cỏ ở Việt Nam
2.3. Đặc điểm sinh học của cá Trắm cỏ
2.3.1. Đặc điểm phân loại và phân bố
2.3.2. Hình thái và cấu tạo
2.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng


2.3.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
2.4. Một số loại thức ăn dùng trong thí nghiệm
2.4.1. Thức ăn xanh
2.4.2.Thức ăn công nghiệp
2.5. Một số bệnh thường gặp ở cá Trắm cỏ
2.5.1. Bệnh xuất huyết
2.5.2. Bệnh trùng mỏ neo
2.5.3. Bệnh trùng bào tử
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu


3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.3. Quản lí chăm sóc cá trong giai
3.4.4. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
3.4.5. Các chỉ tiêu thu thập và phương pháp tính toán
3.4.6. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
PHẦN 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
4.1.1. Nhiệt độ
4.1.2. Oxy hòa tan
4.1.3. pH nước
4.1.4. NH3
4.1.5. Màu nước
4.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Trắm cỏ


4.2.1. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên khối lượng cá Trắm cỏ
4.2.2. Ảnh hưởng của các loại thứ ăn lên tốc độ phát triển chiều dài cá Trắm cỏ
theo thời gian
4.2.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên chiều dài của cá Trắm cỏ
4.2.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tương đối về khối
lượng cá Trắm cỏ theo thời gian
4.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ
4.4. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR
PHẦN 5. KÊT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
5.2. Đề xuất



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động
kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế - xã hội của loài người. Thuỷ sản đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là
một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc
biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho nhân loại ngày
càng tăng trong khi nguồn lợi của các tài nguyên này lại có giới hạn và đã bị khai
thác tới trần, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển để bù đắp vào những thiếu
hụt đó. Ngày nay, nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản
lượng thuỷ sản thế giới, nhưng chiếm tới gần 30% sản lượng dùng làm thực phẩm.
Đối tượng nuôi trồng rất phong phú gồm đủ các chủng loại: cá, nhuyễn thể giáp xác,
rong tảo và một số loài khác.
Đặc biệt, nuôi cá nước ngọt là một trong những nghề truyền thống của người
dân Việt Nam và trong các đối tượng cá nước ngọt được nuôi thì cá Trắm cỏ là một
đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như: có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi
trường, có thể sống trong môi trường nước tĩnh và nước chảy, tăng trọng nhanh,


năng xuất cao, thịt cá thơm ngon và được mọi người ưa chuộng, ngoài ra phân của
cá Trắm cỏ là nguồn cung cấp thức ăn cho một số loài cá khác [mè, rô phi, trôi…]
Cá Trắm cỏ [Ctenopharyngodon idella] là một loài thuộc họ cá Chép
[cyprinidae] loài duy nhất của chi ctenopharyngodon. Cá lớn có thể dài tới 1,5 mét,
nặng khoảng 45 kg và có thể sống tới 21 năm.
Thức ăn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển
của cá Trắm cỏ, mặt khác thức ăn là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của
người nuôi. Do đó, tìm ra các công thức thức ăn phù hợp nhất là rất cần thiết.
Xuất phát với những yêu cầu thực tế trên, với mục tiêu tiếp cận thực tiễn sản
xuất đồng thời vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường và làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của trường ĐHNL Huế, Khoa thủy sản và thầy giáo hướng
dẫn, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trắm cỏ [Ctenopharyngodon idella] tại Thừa
Thiên Huế”.

9


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
-

Nhằm so sánh ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tốc độ tăng
trưởng và tỉ lệ sống của cá Trắm cỏ.

-

Nhằm nâng cao năng lực và thực hành nghiên cứu trên thực tế sản xuất để
đúc rút kinh nghiệm và rèn luyện tay nghề.


10


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tình hình nghề nuôi trồng thủy sản
2.1.1. Tình hình nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Trong những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng với
tốc độ vừa phải. Theo báo cáo mới nhất của FAO năm 2012 sản lượng nuôi trồng
thủy sản đạt mức cao kỷ lục 90,4 triệu tấn, tương đương 144,4 tỷ đô la Mỹ. Trong
đó, có 66,6 triệu tấn thủy sản các loại [137,7 tỷ đô la Mỹ] và 23,8 tỷ tấn thực vật
thủy sinh nuôi [chủ yếu là tảo biển] tương đương 6,4 triệu đô la Mỹ. Các đối tượng
nuôi bao gồm cá có vẩy, động vật giáp xác, động vật thân mềm, ếch, bò sát [không
tính cá sấu] và các loài thủy sản khác phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con
người. Năm 2013, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70,5 triệu tấn tăng 5,8% trong
đó sản lượng các loài thực vật thủy sinh là 26,1 triệu tấn.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản
lượng thủy sản toàn cầu [158 triệu tấn], từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm 2005
và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỷ lục là 42,2% trong năm 2012. Châu Á chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54%, châu Âu chiếm 18% và
các châu lục còn lại

Chủ Đề