Top 5 công ty công nghệ lớn nhất thế giới năm 2024

Apple duy trì vị trí số 1 trong bảng xếp hạng công nghệ trong năm thứ bảy liên tiếp một phần nhờ vào doanh thu kỷ lục 378,7 tỷ USD, tăng gần 29% so với một năm trước đó.

Mới đây, Apple đã để danh hiệu "Công ty giá trị nhất thế giới" rơi vào tay công ty dầu mỏ Aramco Aramco. Do giá dầu tăng vọt, Saudi Aramco, được coi là công ty sản xuất dầu lớn nhất thế giới, được định giá 2,42 nghìn tỷ USD dựa trên giá cổ phiếu của công ty này tại thời điểm đóng cửa thị trường. Trong khi đó, Apple được định giá 2,37 nghìn tỷ USD khi kết thúc giao dịch chính thức vào ngày 11/5.

Những gián đoạn trong trong chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hãng công nghệ Hàn Quốc Samsung Electronics khiến công ty đã trượt 3 bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, trở thành công ty công nghệ lớn thứ tư thế giới, giảm so với vị trí thứ hai trong năm ngoái.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và nguồn cung chất bán dẫn thiếu hụt, Samsung lần đầu tiên đánh mất vị trí là nhà bán điện thoại thông minh hàng đầu thế giới vào năm ngoái, nhường ngôi cho Apple.

Alphabet tuyên bố đứng ở vị trí thứ 2 với doanh thu kỷ lục 257,5 tỷ USD do nhu cầu tăng cao đối với quảng cáo kỹ thuật số của Google. Trong khi đó, Microsoft đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách các công ty công nghệ hàng đầu thế giới năm 2022 khi phần mềm đám mây của họ tiếp tục tăng trưởng doanh thu.

Microsoft đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách các công ty công nghệ hàng đầu thế giới năm 2022.

Gã khổng lồ Internet Tencent lọt vào top 5 với vị trí cao nhất từ ​​trước đến nay. Là công ty Trung Quốc duy nhất trong số 20 công ty công nghệ lớn nhất thế giới, doanh thu của Tencent đã tăng 24% lên 86,9 tỷ USD.

Meta Platforms, năm đầu tiên sau khi đổi thương hiệu từ Facebook, là công ty công nghệ lớn thứ 6 thế giới trong khi đó, nhà sản xuất chip Intel đứng ở vị trí thứ 7. Các vị trí còn lại trong danh sách 10 công ty công nghệ lớn nhất thế giới lần lượt thuộc về công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan TSMC, Cisco và IBM.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nếu trong cuộc cạnh tranh về số lượng các đại điện góp mặt, công nghệ chỉ đứng thứ 3 sau ngành công nghiệp xe hơi [15] và dịch vụ tài chính [12], thì tại cuộc đua về giá trị, không lĩnh vực nào có thể trở thành đối thủ của công nghệ. Sở hữu 5 thương hiệu hàng đầu thế giới, gồm Apple, Microsoft, Amazon, Google, Samsung, cùng với các đại diện quen thuộc trong TOP 100 nhiều năm gần đây như Intel, Adobe, Philips, Huawei, sự vươn lên mạnh mẽ của các tân binh Airbnb, Xiaomi, không khó để nhận thấy sự thống trị của công nghệ so với các lĩnh vực còn lại.

TOP 11 thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới năm 2022 [Nguồn: InterBrand]

Mỹ vẫn là cường quốc công nghệ khi nắm giữ 7/11 thương hiệu hàng đầu, các quốc gia còn lại bao gồm Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Xét về tốc độ tăng trưởng, ngoại trừ tập đoàn công nghệ vi xử lý Intel, các thương hiệu khác đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm ngoái. Trong đó, nổi bật nhất là Microsoft, mức tăng +32% không chỉ giúp thương hiệu này vượt mặt Amazon trên bảng xếp hạng mà còn lọt vào Top 3 thương hiệu tăng trưởng cao nhất năm qua. Ngoài ra, không thể bỏ qua bước đột phá ấn tượng mang tên Airbnb, tân binh lần đầu tiên góp mặt tại TOP 100 đã leo lên vị trí 54.

Cùng điểm danh các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới trong năm vừa qua theo Bảng xếp hạng của Interbrand:

1. APPLE

– Xếp hạng:

1/100

– Định giá thương hiệu: 482,215 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +10%

– Trụ sở: Mỹ

Lần đầu tiên ghi tên mình trong cuộc cách mạng công nghệ bằng việc thương mại hóa chiếc máy tính cá nhân Macintosh vào năm 1984, cho tới ngày nay, Apple luôn đi theo triết lý “Think different”, trở thành thương hiệu dẫn đầu thế giới về đổi mới và sáng tạo với iPhone, iPad, Mac, Apple Watch, Apple TV….

Vừa qua, thành công của Iphone 13 mang lại một năm rực rỡ cho Apple khi giá trị thương hiệu đạt tới 482,215 tỷ đô la Mỹ – mức cao nhất của một thương hiệu từng được ghi nhận kể từ khi bản xếp hạng Interbrand ra đời, qua đó thương hiệu “Táo Khuyết” tiếp tục khẳng định vị trí số 1 của mình.

2. Microsoft

– Xếp hạng:

2/100

– Định giá thương hiệu: 278,288 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +32%

– Trụ sở: Mỹ

Được thành lập từ năm 1975, thương hiệu nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft sở hữu một lượng người dùng trung thành qua sự phổ biến khủng khiếp của bộ ứng dụng Office. Microsoft hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số cho kỷ nguyên đám mây thông minh và ranh giới thông minh. Nhiệm vụ của nó là trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều thành công hơn nữa.

Không chỉ năm nay, Microsoft đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững từ năm 2019. Chỉ sau 3 năm, giá trị thương hiệu này đã tăng gần 40%, từ 108,847 tỷ đô la Mỹ đến 278,288 tỷ đô la Mỹ.

3. Amazon

– Xếp hạng:

3/100

– Định giá thương hiệu: 274,819 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +10%

– Trụ sở: Mỹ

Thành lập năm 1994, công ty chuyên về điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, truyền phát kỹ thuật số và thương mại điện tử Amazon định hướng phát triển thương hiệu theo bốn nguyên tắc: tập trung vào khách hàng, niềm đam mê phát minh, cam kết chất lượng và tư duy dài hạn.

Mặc dù không còn duy trì được vị trí thứ 2 như các năm gần đây, giá trị thương hiệu này vẫn tăng 10%, đạt tổng giá trị cao nhất từ trước tới nay.

4. Google

– Xếp hạng:

4/100

– Định giá thương hiệu: 251,751 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +28%

– Trụ sở: Mỹ

Xây dựng và phát triển thương hiệu với mục tiệu nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người “Not just for some. For everyone”, Google đã trở thành công cụ tìm kiếm số một thế giới với sự tham gia của hơn 1 tỷ người tìm kiếm và hàng triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai chỉ sau Microsoft với 28%, Google củng cố vị trí thứ 4 của mình, tạo khoảng cách tương đối lớn với phần còn lại trên bảng xếp hạng.

5. Samsung

– Xếp hạng:

5/100

– Định giá thương hiệu: 87,689 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +17%

– Trụ sở: Hàn Quốc

Được sáng lập từ năm 1938, Samsung tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng. Để đạt được thành công như hiện tại, thương hiệu đến từ xứ sở kim chi tuân thủ 5 nguyên tắc: thể hiện cam kết đối với mọi người, sự xuất sắc, sự thay đổi, tính liêm chính và cùng nhau phát triển thịnh vượng.

Bảng xếp hạng năm nay tiếp tục ghi nhận Samsung là thương hiệu đắt giá nhất Châu Á, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ khi bỏ xa các đối thủ Trung Quốc về giá trị thương hiệu [gấp hơn 10 lần so với Xiaomi và Huawei]

6. Intel

– Xếp hạng:

19/100

– Định giá thương hiệu: 32,916 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: -8%

– Trụ sở: Mỹ

Tập đoàn Intel [Integrated Electronics] thành lập năm 1968 chuyên sản xuất các sản phẩm chip bo mạch chủ, card mạng, các mạch tổ hợp, chip nhớ, chip đồ họa, bộ xử lý nhúng và các thiết bị công nghệ khác. Đặt ra nhiệm vụ mở rộng ranh giới của công nghệ để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể, thương hiệu Intel chuyển tải thông điệp: “Để tạo nên một điều tuyệt vời, tất cả những gì bạn cần là một ý tưởng và Intel Inside®”

Kể từ sau khi đạt kỷ lục giá trị vào năm 2018, tập đoàn thuộc vùng thung lũng Silicon đang trải qua giai đoạn khó khăn khi năm thứ tư liên tiếp có tốc độ tăng trưởng âm.

7. Adobe

– Xếp hạng:

21/100

– Định giá thương hiệu: 30,660 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +23%

– Trụ sở: Mỹ

Tròn 4 thập kỷ thành lập, Adobe đã trở thành tượng đài trong lĩnh vực phần mềm tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung nghe, nhìn trên máy tính với các sản phẩm hàng đầu như phần mềm Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Acrobat Reader và định dạng tài liệu di động [PDF]. Thương hiệu được xây dựng với mục tiêu thay đổi thế giới thông qua kỹ thuật số, trao cơ hội và hỗ trợ tất cả mọi từ nghiệp dư tới chuyên nghiệp.

Năm 2022, Adobe vẫn duy trì được phong độ với việc tăng 23% giá trị thương hiệu, giữ nguyên vị trí 21 so với năm ngoái trong TOP 100.

8. Airbnb

– Xếp hạng:

54/100

– Định giá thương hiệu: 13,416 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: Chưa có đánh giá [do đây là lần đầu tiên lọt vào Top 100]

– Trụ sở: Mỹ

Trong bối cảnh mô hình làm việc từ xa và lao động tự do kỹ thuật số ngày càng phổ biến, Airbnb thiết lập tốc độ tăng trưởng phi thường khi mở rộng hoạt động tại hơn 100.000 thành phố trên toàn thế giới chỉ sau 14 năm thành lập. Là từ viết tắt của cụm từ AirBed and Breakfast – mô hình kinh doanh kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động, thương hiệu Airbnb mang đến thông điệp “Belong Anywhere”.

Vững vàng ở vị trí 54 ngay lần đầu tiên xuất hiện trong TOP 100, Airbnb trở thành một trong những thương hiệu gây ấn tượng nhất năm 2022.

9. Philips

– Xếp hạng:

59/100

– Định giá thương hiệu: 12,801 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +6%

– Trụ sở: Hà Lan

Thương hiệu công nghệ có tuổi đời 131 năm của xứ sở hoa tuy líp là tên tuổi lớn trong lĩnh vực đồ gia dụng, điện tử và đặc biệt được biết tới với vị thế của một thương hiệu công nghệ y tế hàng đầu. Để thực hiện sứ mệnh của mình, Philips luôn theo đuổi một niềm tin nhất quán: “luôn có cách để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Năm 2022, thương hiệu có tốc độ tăng trưởng +6%, đạt tổng giá trị 12,801 tỷ đô la Mỹ.

10. Xiaomi

– Xếp hạng:

84/100

– Định giá thương hiệu: 7,326 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: Chưa có đánh giá [do đây là lần đầu tiên lọt vào Top 100]

– Trụ sở: Trung Quốc

Giống như tân binh Airbnb, thương hiệu Trung Quốc này cũng cho thấy bước tăng trưởng vượt bậc khi chỉ mất 12 năm để có mặt tại hơn 100 thị trường với các sản phẩm chính như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, thiết bị gia dụng thông minh….

Đứng vị trí 84, vượt mặt đàn anh Huawei trên bảng xếp hạng là thành tích đáng nể của thương hiệu có tôn chỉ “Just for fans”.

11. Huawei

– Xếp hạng:

86/100

– Định giá thương hiệu: 6,634 tỷ $

– Tăng trưởng so với 2021: +7%

– Trụ sở: Trung Quốc

Huawei được thành lập năm 1987, được biết đến là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, thiết bị thông minh hàng đầu Trung Quốc cũng như thế giới.

Vượt qua những khó khăn xung quanh căng thẳng chính trị Mỹ – Trung, thương hiệu lần đầu tiên đạt tốc độ tăng trưởng dương sau 4 năm liên tiếp ghi nhận trạng thái ngược lại.

Chủ Đề