Top công ty thu phí gao dịch chứng khoán năm 2024

Ba công ty top đầu là VPS, SSI, VNDirect đạt doanh thu cao nhất nhưng vị trí quán quân lợi nhuận lại thuộc về Chứng khoán Kỹ thương.

Top công ty thu phí gao dịch chứng khoán năm 2024

10 công ty chứng khoán thị phần lớn nhất năm 2023 chiếm gần 70% thị phần toàn thị trường. Trong đó, VPS ghi nhận 3 năm liên tiếp dẫn đầu thị phần môi giới trên HoSE với 19,06% - khoảng cách ngày càng nới rộng so với đối thủ xếp sau là SSI (10,44%), VNDirect (7,01%).

Ở vị trí thứ 4, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đã "soán vị trí" của Chứng khoán TP HCM (HSC), nắm 6,32% thị phần. HSC rời xuống xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng, nắm 5,32% thị phần. Còn Chứng khoán Mirae Asset tụt một bậc so với năm trước, xuống thứ 6 với 5,06%. 4 vị trí còn lại lần lượt thuộc về Chứng khoán MB, Vietcap, KIS Việt Nam và Chứng khoán FPT (FPTS).

Nắm giữ thị phần môi giới lớn nhất nên Chứng khoán VPS ghi nhận doanh thu hoạt động cao, đạt 6.374 tỷ đồng trong năm 2023, giảm 24% so với năm 2022. Trong đó, riêng doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đóng góp 2.785 tỷ đồng doanh thu trong cả năm 2023; giảm nhẹ so với 2022. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 1.226 tỷ đồng.

Tuy nhiên phần chi phí cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán cũng chiếm tỷ trọng lớn, với 2.257 tỷ đồng. Phần tự doanh không hiệu quả và chi phí tài chính lớn nên công ty chỉ còn lãi ròng 656 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm 2022.

.png)

Chứng khoán SSI (mã SSI) đạt doanh thu hoạt động cao nhất với 6.893 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 2.173 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

Đóng góp lớn cho lợi nhuận của công ty là mảng tự doanh, với khoản lãi hơn 2.400 tỷ đồng. Trong khi đó, mảng môi giới thu về hơn 1.500 tỷ đồng doanh thu nhưng trừ đi chi phí chỉ lãi gần 200 tỷ đồng. Mảng cho vay đóng góp gần 1.600 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2022.

Ở phần chi phí, lãi vay chiếm 1.570 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ.

Chứng khoán VNDirect (mã VND) đạt "á quân" về doanh thu hoạt động với 6.562 tỷ đồng, giảm 6% so với 2022. Lợi nhuận trước thuế tăng 44% lên mức 2.482 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 2.018 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận của VNDirect được đóng góp 40% từ quý 4 (gần 1.000 tỷ đồng), khi công ty bán bớt lượng lớn trái phiếu chưa niêm yết. Trong năm vừa qua, công ty lãi thuần gần 2.300 tỷ đồng từ hoạt động tự doanh. Doanh thu nghiệp vụ môi giới chỉ đạt 867 tỷ đồng nhưng vẫn lãi thuần hơn 250 tỷ đồng.

Mảng cho vay mang về 1.154 tỷ đồng doanh thu, giảm 28% so với cùng kỳ. Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cũng đóng góp hơn 500 tỷ đồng doanh thu. Chi phí lãi vay 1.444 tỷ đồng.

Danh mục tự doanh của VNDirect tại thời điểm cuối năm 2023 vẫn chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết với hơn 7.500 tỷ đồng, tiếp đó là chứng chỉ tiền gửi hơn 6.000 tỷ đồng.

TCBS ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt 5.255 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022. Trong đó đóng góp lớn nhất là mảng tự doanh (hơn 1.600 tỷ đồng), cho vay (hơn 1.600 tỷ đồng), nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (944 tỷ đồng). Mảng môi giới dù không sử dụng nhân viên môi giới và miễn phí giao dịch vẫn về gần 500 tỷ đồng (giảm 46% so với cùng kỳ).

TCBS điều tiết chi phí khá tốt, với lỗ hoạt động tự doanh chỉ 177 tỷ đồng, chi phí môi giới 183 tỷ đồng, chi phí hoạt động khác 253 tỷ đồng. Trừ đi chi phí tài chính hơn 1.000 tỷ đồng, công ty vẫn mang về gần 2.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ so với năm 2022. Đây cũng chính là doanh nghiệp giữ vị trí quán quân lợi nhuận ngành chứng khoán năm 2023.

.png)

Chứng khoán HSC (mã HCM) đạt doanh thu hơn 2.900 tỷ đồng, giảm 26% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế 674 tỷ đồng, giảm 21%. Trong năm qua, HSC lãi thuần hơn 400 tỷ đồng từ hoạt động tự doanh, hơn 200 tỷ đồng từ hoạt động môi giới. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu đóng góp hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với năm 2022. BSC không phát sinh nhiều chi phí tài chính nhưng có khoản chi phí dự phòng khá lớn (487 tỷ đồng, năm 2022 là 750 tỷ đồng).

Ở top sau, Chứng khoán Mirae Asset mang về gần 2.500 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm 5% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế 566 tỷ đồng, giảm 25%.

Chứng khoán MB (MBS) ghi nhận doanh thu 1.816 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2022; lãi ròng 584 tỷ đồng, tăng 14%.

Chứng khoán Vietcap (mã VCI) ghi nhận doanh thu hoạt động giảm 22% xuống 2.472 tỷ đồng. Lãi sau thuế giảm tương ứng 43% xuống còn 492 tỷ đồng.

Chứng khoán KIS Việt Nam ghi nhận doanh thu 2.420 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế 469 tỷ đồng, gấp 2 lần năm trước. Lợi nhuận của KIS tăng trưởng mạnh tiết giảm chi phí, chủ yếu do tự doanh hiệu quả.

Chứng khoán FPT (FPTS, mã FTS) đạt doanh thu 944 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế 445 tỷ đồng, tăng 40%.

Phí giao dịch chứng khoán ở đâu rẻ nhất?

CTCK nào có phí giao dịch thấp nhất? Ngoài 2 doanh nghiệp miễn phí giao dịch chứng khoán thì TCBS là công ty có mức phí giao dịch thấp nhất chỉ 0.1% tổng giá trị giao dịch. Với giao dịch dưới mức 500 triệu đồng thì những công ty như FPT, VCBS, BVSC, SSI… là những cái tên tiếp theo có mức phí giao dịch thấp.

Phí giao dịch chứng khoán là bao nhiêu phần trăm?

Theo Thông tư 102/2021/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định mức phí mua bán cổ phiếu tối đa là 0,45% giá trị giao dịch (không quy định mức tối thiểu). Thực tế, mức phí này đang dao động trong khoảng 0,1% đến 0,35% tại các công ty chứng khoán.

Phí giao dịch chứng khoán VCBS là bao nhiêu?

VCBS là 1 trong 5 công ty chứng khoán có mức phí giao dịch thấp nhất hiện nay. Cụ thể: Mức phí 0,15%/tổng giá trị giao dịch (mức sàn theo quy định) khi bạn tự mình đầu tư, và tối thiểu 0,18% nếu kèm môi giới tư vấn.

Phí giao dịch TCBS là bao nhiêu?

TCBS miễn phí giao dịch cổ phiếu (phần phí TCBS thu) và chỉ thu hộ phí giao dịch của sở là 0.03% theo quy định.