Trai sông sống ở đâu

Trai là loài động vật không mấy xa lạ với người dân Việt. Nhắc đến nó là ta nhớ đến những món bát cháo trai nóng hổi thơm phức làm nức lòng người… Nó được ưa chuộng không chỉ vì nó là món ăn ngon mà còn vì nó là loại thực phẩm rất tốt cho con người. Cùng Nông Sản Dũng Hà tìm hiểu thêm về loại thực phẩm tươi sống này nhé.

1.     Mô tả về trai

Đây là loài động vật thuộc loài động vật thân mềm 2 mảnh vỏ [Bivalvia]. Chúng là những động vật có đầu bị tiêu giảm và chân hình lưỡi rìu. Chân của nó thường được dùng để di chuyển trong cát, có màu vàng nhạt. Vỏ của trai có lớp sừng bao bọc ở ngoài, sau đó đến lớp đá vôi và cuối cùng là lớp xà cừ.

Trai được chia làm rất nhiều loại, loại dùng làm thực phẩm của chúng ta hằng ngày đó chính là trai sông. Trai sông hay còn gọi là trai nước ngọt thường sống ở trên mặt bùn của đáy ao, hồ, sông,… Nó có kích thước khoảng bằng 2 ngón tay người lớn, với 2 mảnh vỏ màu xanh đậm hoặc xanh nhạt tùy theo nơi sống được nối với nhau bằng bằng lề phía lưng. Trai có thân hình dài và to về phía phần bụng.

2.     Công dụng của trai

  • Giải nhiệt độc, khí hư, băng huyết, trĩ
  • Chữa bệnh tăng huyết áp
  • Chữa bệnh tiểu nhiều về đêm
  • Hỗ trợ bệnh đái tháo đường
  • Đề phòng tai biến mạch máu não
  • Thông tiểu tiện đối với những người u xơ tuyến tiền liệt
  • Cải thiện yếu sinh lý
  • Chữa suy nhược cơ thể
  • Hạ mỡ máu, thông huyết mạch

3.     Những lưu ý khi ăn trai

  • Có thể gây mẫn cảm đối với những người dị ứng với Protein trong thủy, hải sản
  • Khi sơ chế nên vệ sinh thật kĩ, nên loại bỏ túi phân của nó để giảm thiểu được rủi ro trúng độc do tảo, vì một trong số thức ăn của trai là tảo có chứa chất độc. Ngâm trai trong thời gian dài để nó nhả hết chất thải ra ngoài.
  • Bạn có thể khiến tình trạng bệnh Gout của mình tồi tệ hơn nếu ăn loại thủy sản này.

Những món ăn được chế biến từ trai  rất đa dạng, người nấu có thể nấu canh, nấu cháo,.. tùy vào khẩu vị và sở thích của mỗi gia đình.

4.     Mua trai ở đâu để đảm bảo chất lượng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh?

Giá trị dinh dưỡng của trai tùy thuộc vào nơi sinh sống của nó, nếu nó sống ở vùng sông có nhiều bùn đất phù sa, thì chắc chắn thịt sẽ rất ngon và thơm, tuy nhiên những con sống gần khu nhà máy, xí nghiệp có nguồn nước ô nhiễm khi ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe con người.

Nông sản Dũng Hà tự hào là một trong những nhà cung cấp thực phẩm sạch tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Chúng tôi cam kết sẽ đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài trai sông, chúng tôi còn có: Tôm đồng, ngao, hến,… Bên cạnh đó còn có các thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô hay các loạirau củ sạch khác.

Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng Nông Sản Dũng Hà

SĐT: 1900986865

Mua trai tại C/s 1:11 Kim Đồng đường Giải Phóng - phường Giáp Bát quận - Hoàng Mai - Tp. Hà Nội

Mua tại C/s2: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, HN

Cơ sở 3: Số 02/B Khu Phố 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Quận 12, tp HCM

Cơ sở 4: Số 79 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Email:

Địa chỉ trang web: //nongsandungha.com/

  • Động vật thân mềm hai mảnh vỏ, dài 10 – 20 cm, rộng 8 – 16 cm.
  • Vỏ có dạng đĩa hình trứng dẹt, cạnh trước tròn, mép mỏng, cạnh sau bằng, mép tầy hơi gồ lên ở một phía.
  • Mặt bụng phồng ở khoảng giữa, có những đường gân cong mờ.
  • Mặt ngoài vỏ bóng, màu vàng nâu đến nàu đen.
  • Bên trong là lớp thịt nhầy, màu trắng.

Các loài trai vỏ dày [Cristaria herculea Middendorff], trai điệp [Sinohyriopsis cumingii Lea] cũng được sử dụng.

2. Phân bố, sinh thái

Trai sông có nhiều ở các nước châu Á, sống khắp nơi trong ao, hồ, sông, suối ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Thức ăn của trai sông gồm các loại tảo, động vật đơn bào. Trai sông đẻ trứng, trứng mở thành ấu trùng và qua nhiều lần biến đổi trở thành trai trưởng thành sống độc lập. Người ta bắt trai sông lấy thịt làm thực phẩm và dùng vỏ trai làm nguyên tiêu sản xuất đồ mỹ nghệ. Do thời tiết thuận lợi, nên việc nuôi trai rất phát triển ở các tỉnh phía nam từ Phú Yên đến Minh Hải, cả ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo.

3. Bộ phận dùng

Trai sông có tên thuốc là bạng gồm thịt trai và vỏ trai.

4. Thành phần hóa học

Thịt trai sông chứa 4,6% protid, 1,1% lipid, 16,4 mgʻ% Ca, 102 mg% P, 70 – 100 mg% Zn, 11,1 mg% Fe, 0,02 mg% vitamin B,, 0,18 mgʻ%b vitamin B, 1,2 mg% vitamin PP, 9 mg% vitamin C [Viện Dinh dưỡng].

Vỏ trai sông chứa Ca dưới dạng carbonat và chất chitin.

5. Tính vị, công năng

Thịt trai sông có vị ngọt, mặn, tính hàn, có tác đụng lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu khát, hạ huyết áp. Vỏ trai sông có vị mặn, tính hàn, có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu tích, minh mục, hóa đờm.

6. Công dụng

Nhân dân ở các địa phương thường dùng trai sông [cả trai vỏ dày] dưới dạng thức ăn – vị thuốc phổ biến để chữa bệnh.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ: Họ bắt trai về, rửa, cho vào nồi nước, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, lấy 50 g thái nhỏ, trôn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai, thêm muối cho đủ đậm. Cho trẻ ăn làm 2 lần trong ngày để chữa mồ hôi trộm, trẻ hay khóc về đêm. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa huyết áp, đau đầu, thủy thũng: Thịt trai [30 – 50 g] nấu với râu ngô [20 g loại non càng tốt] cho thật nhừ. Vớt râu ngô ra, thêm hành [10 g], gừng [3 g] và bột gia vị ăn trong ngày.

Để chữa viêm gan, vàng da: Có thể lấy thịt trai [30 – 50 g], nhân trần [30g] thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Vỏ trai sông nung thành vôi, tán nhỏ, lấy 6g trộn đều với gai bồ kết rang vàng, tán nhỏ [40 g]. Mỗi ngày uống một thìa cà phê bột với ít rượu.

Chữa cao huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não, nhức đầu, chóng mát, suy gan.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta cũng dùng thịt trai sông như những thức ăn – vị thuốc. Thịt trai [50 g] ninh nhừ với thịt lợn nạc [20 g] ăn vào bữa cơm chữa bệnh đái nhiều về đêm, xào chín với dầu lạc, thêm ít rượu, gừng, muối, ăn trong ngày. chữa kinh nguyệt quá nhiều, nấu nhừ thành cháo với thịt hầu [50 g] và gạo tẻ [100 g], ăn ngày hai lần.

Các nhà khoa học ở Đại học quốc gia Singapore đã nghiên cứu thành công phương pháp vá vết thương ở người bằng hỗn hợp chất chitin lấy từ vỏ ốc, trai, hến, cua kết hợp với môt số chất từ loại nấm. Loại thuốc mới này có tác dung ngăn cản sư đóng cục của máu và hàn được cả những vết gẫy của xương.

Trai sông sống ở đáy hồ ao, sông ngòi; bồ và ẩn chứa mình trong bùn cát. Thân trai mềm nằm trong 2 mảnh vỏ. Trai sông có tuổi thọ khoảng 12 năm.

1. Vỏ trai

Vỏ trai gồm 2 mảnh được gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong

2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ, giúp điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ

Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh phía trong

2. Cơ thể trai

Phần đầu của trai tiêu giảm do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động

Cơ thể trai gồm:

+ Dưới lớp vỏ là áo trai, mặt ngoài tiết ra lớp vỏ đá vôi

+ Mặt trong áo trai tạo thành khoang áo là môi trường dinh dưỡng của trai, có ống hút và ống thoát nước.

+ Hai tấm mang ở mỗi bên

+ Trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai hình lưỡi rìu

Trai di chuyển nhờ sự thò ra thụt vào của chân rìu kết hợp với hoạt động đóng mở vỏ: vỏ trai hé mở cho chân thò ra vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy do nước phụt ra ở rãnh phía sau làm trai tiến về phía trước

Trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ và để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn

III. DINH DƯỠNG

Thức ăn: vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh

Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang

Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng

Hô hấp qua 2 đôi tấm mang

IV. SINH SẢN

Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái

Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.

Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ → trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở đâu giàu dưỡng khí và thức ăn

Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành → di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxi và được bảo vệ

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Video liên quan

Chủ Đề