Tranh chấp trong giao dịch điện tử

Theo Quochoi.vn, TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. 

Trong kinh doanh, đầu tư quốc tế, việc tranh chấp là không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi mở cửa, hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ theo “luật chơi” quốc tế trên một thị trường toàn cầu rộng lớn. 

Giao dịch có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh, ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật, thông lệ thương mại và văn hóa kinh doanh khác nhau càng khiến nguy cơ tranh chấp thương mại gia tăng.

Sử dụng công cụ giao tiếp trực tuyến để tiến hành các hoạt động giải quyết tranh chấp

TS. Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh, các mô hình kinh doanh mới, cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn tới những thay đổi trong cách thức giải quyết tranh chấp [Tòa án điện tử, xét xử trực tuyến…] và phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp. 

Thực tế, trong thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp gặp rủi ro khi mua bán, đầu tư, hoạt động dịch vụ với các đối tác trong nước và nước ngoài. Đặc biệt khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp thường lúng túng trong việc xử lý. 

Thực tế đó đặt ra yêu cầu áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp, có hiệu quả và trở thành một đòi hỏi khách quan để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, qua đó, tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Theo dự báo của các nhà khoa học, thời  gian tới, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ phát triển nhanh, tác động ngày càng sâu sắc và nhiều mặt tới kinh tế thế giới và tới sự phát triển của các quốc gia. Sự cạnh tranh quyết liệt cả ở các mối quan hệ xã hội mang tính quốc tế sẽ dẫn đến sự gia tăng các tranh chấp và làm phát sinh các yêu cầu, thách thức mới đối với việc giải quyết tranh chấp.

Một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được coi là phù hợp với yêu cầu và thách thức của thực trạng tranh chấp hiện nay và trong tương lai là giải quyết tranh chấp trực tuyến. 

Giải quyết tranh chấp trực tuyến được hiểu một cách đơn giản và trực tiếp nhất là việc sử dụng công cụ giao tiếp trực tuyến để tiến hành các hoạt động giải quyết tranh chấp.

TS.Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trực tuyến là phải hoàn thiện quy định về văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử

Ths. Cao Xuân Phong, Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp cho rằng, khung pháp lý cho trọng tài trực tuyến và hòa giải trực tuyến cũng như quy trình giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài theo thủ tục trọng tài và hòa giải trực tuyến sẽ phát triển từ nền tảng khung pháp lý/quy trình hiện tại cho trọng tài và hòa giải thương mại ngoại tuyến, với sự bổ sung một số quy định để giải quyết vấn đề đặc thù của “trực tuyến”.

Cũng theo Ths. Cao Xuân Phong, xu hướng chung trên thế giới là không nhất thiết phải ban hành luật mới để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, việc sửa đổi bổ sung hàng loạt quy định hiện hành để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của giải quyết tranh chấp trực tuyến và đưa các khuổn khổ, tiêu chuẩn pháp lý hiện hành vào giải quyết tranh chấp trực tuyến là điều các tổ chức quốc tế và các quốc gia phát triển đang thực hiện.

Từ kinh nghiệm quốc tế, một số khía cạnh pháp lý riêng có đặt ra từ việc giải quyết tranh chấp trực tuyến cần được xem xét bao gồm: Hợp đồng thông minh; Chứng cứ điện tử; Chữ ký số; Giá trị pháp lý của phán quyết của trọng tài trực tuyến/hòa giải trực tuyến; Quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong triển khai thực hiện giải quyết tranh chấp trực tuyến;…

Ths. Cao Xuân Phong kiến nghị, bất kỳ quy trình giải quyết tranh chấp nào cũng đều phải dựa trên các chứng cứ của tranh chấp. Do đó, yêu cầu đầu tiên đối với việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trực tuyến là phải hoàn thiện quy định về văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử.

Bên cạnh đó, cần quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên trong các mối quan hệ trực tuyến có hoặc không sử dụng nền tảng công nghệ [trách nhiệm đối với an toàn thông tin, trách nhiệm đối với bảo mật dữ liệu, trách nhiệm cẩn trọng trong ứng xử, trách nhiệm trong các tình huống tranh chấp cụ thể].

Cần đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Chính phủ điện tử đối với lĩnh vực tư pháp; sửa đổi văn bản pháp luật có liên quan đến cách thức thu thập chứng cứ điện tử

Về nội dung này, TS. Dương Quỳnh Hoa, Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng, trong những năm gần đây, số lượng các giao dịch thương mại điện tử tăng nhanh và đồng thời số lượng các tranh chấp cũng nhiều lên. Các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống trực tiếp tại toà trở nên kém hiệu quả. 

Do vậy, để thích ứng và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, chính phủ nhiều quốc gia đã thúc đẩy việc ra đời và phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến. Đây là quá trình giải quyết tranh chấp thông qua trực tuyến, bao gồm những hình thức giải quyết tranh chấp thay thế [thương lượng, hòa giải và trọng tài] và tòa án có sử dụng công cụ đặc biệt là công nghệ internet trong một phần hoặc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp.

Theo TS. Dương Quỳnh Hoa, mặc dù pháp luật liên quan đến thương mại điện tử ở nước ta khá đầy đủ, nhưng lại thiếu vắng các quy định điều chỉnh trực tiếp về giải quyết tranh chấp trực tuyến. Điều này gây ra khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp thương mại điện tử.

Để có thể tăng cường áp dụng hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ở nước ta, TS. Dương Quỳnh Hoa kiến nghị, cần đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Chính phủ điện tử đối với lĩnh vực tư pháp;  sửa đổi văn bản pháp luật có liên quan đến cách thức thu thập chứng cứ điện tử, quy trình thu thập, quyền của chủ thể khi tiến hành thu thập;...

Việc đưa ra các quy định pháp luật mới phải đảm bảo tính mở tương đối để đạt được tính “trung lập” về công nghệ

Ngoài ra, theo một số chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn đang trong quá trình phát triển và việc xuất hiện các công nghệ mới cũng như ứng dụng của các công nghệ đó sẽ còn tiếp tục là xu hướng phát triển trong thời gian tới, việc đưa ra các quy định pháp luật mới phải đảm bảo tính mở tương đối để đạt được tính “trung lập” về công nghệ. Nếu không thực hiện được điều này, việc phải liên tục thay đổi, cập nhật pháp luật “chạy theo” công nghệ sẽ là một ám ảnh đối với cả các nhà làm luật và những người có trách nhiệm tuân thủ, thi hành pháp luật.

Các chuyên gia cũng lưu ý, một số vấn đề pháp lý tồn tại từ hoạt động của trọng tài, hòa giải ngoại tuyến hiện nay cũng cần phải giải quyết, vì giải quyết tranh chấp trực tuyến được xác định là chuyển từ môi trường vật lý sang môi trường ảo nên các vướng mắc pháp lý cản trở sự phát triển của trọng tài và hòa giải trong môi trường vật lý cũng vẫn là vướng mắc cản trở sự phát triển của các hình thái này trong môi trường trực tuyến.

Đồng thời, cần có sự rà soát đồng bộ các quy định pháp luật liên quan tới giao dịch nói chung và tới việc giải quyết tranh chấp nói riêng như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật giao dịch điện tử, quy định về chữ ký số [Nghị định 130/2018/NĐ-CP], Luật Trọng tài Thương mại, quy định về hòa giải, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Bộ Luật Tố tụng Dân sự;..../.

Bởi: icontract.com.vn - 16/11/2022 Lượt xem: 128 Cỡ chữ

   Tranh chấp về hợp đồng điện tử hay nói cách khác là tranh chấp trong giao dịch điện tử thường xuyên xảy ra do không nắm rõ luật hoặc cố tình vi phạm. Trong trường hợp không nắm rõ luật hoặc không hiểu đầy đủ bản chất về hợp đồng điện tử có thể dẫn đến rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp. 

Tranh chấp về hợp đồng điện tử.

1. Thế nào là tranh chấp hợp đồng điện tử

Hiện nay, khi công nghệ phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hợp đồng điện tử được sử dụng rộng rãi giúp doanh nghiệp, thương nhân tối ưu lợi ích mở rộng thị trường nhanh chóng. Tuy nhiên kéo theo đó tranh chấp hợp đồng điện tử cũng tăng cao.

Giao kết hợp đồng điện tử có thể hiểm là một dạng của giao dịch điện tử trong đó hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử [là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự]. 

Theo Điều 51 luật Giao dịch điện tử 2005 quy định:

“Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương pháp điện tử”

Theo quy định này tranh chấp hợp đồng điện tử có thể hiểu là việc tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương pháp điện tử. Tranh chấp xảy ra khi lợi ích, quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng bị xâm phạm.

2. Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử đặc biệt là trong kinh doanh thương mại. Người ta chia nguyên nhân thành các nhóm chính bao gồm:

2.1  Nguyên nhân do chủ thể hợp đồng 

Nguyên nhân do chủ thể hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ của mình khi việc thực hiện nghĩa vụ ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Ở hợp đồng điện tử hay hợp đồng giấy nguyên nhân này đều có thể xảy ra.

2.2 Nguyên nhân do vi phạm các quy định về hợp đồng

Đây là nguyên nhân phổ biến và thường phát hiện sau khi đã giao kết hợp đồng. Điển hình của nguyên nhân này như:

  • Do vi phạm đối tượng hợp đồng: Mua bán vận chuyển động vật quý hiếm, thuốc cấm, vũ khí… 
  • Do người ký hợp đồng không có tư cách pháp nhân 
  • Do  bị ép buộc giao kết hợp đồng

Các nguyên nhân trên dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử

2.3 Nguyên nhân do vi phạm các quy định khi giao kết hợp đồng điện tử

Vi phạm các quy định khi giao kết hợp đồng điện tử có đặc thù khác biệt so với việc tranh chấp hợp đồng giấy thông thường. Khi giao dịch điện tử ngoài việc phải đảm bảo thực hiện đúng Luật hợp đồng còn phải đảm bảo các quy tắc về giao dịch điện tử như: 

  • Quy tắc về hình thức hợp đồng điện tử; 
  • Quy tắc về chữ ký số;
  • Quy tắc sửa hợp đồng;
  • Quy tắc về bảo mật, chia sẻ dữ liệu điện tử
  • …  

3. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử

Thông thường trong nội dung hợp đồng điện tử quy định việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên trường hợp không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử sẽ tuân theo quy định của Pháp luật. 

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử.

3.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử hay giao dịch điện tử 

Rất nhiều bên sau trong thời gian thực hiện hợp đồng điện tử đã xảy ra tranh chấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 52, Luật Giao dịch điện tử các tranh chấp này sẽ được giải quyết theo nguyên tắc được Pháp luật quy định như sau.

[1] Khuyến khích các bên có tranh chấp về hợp đồng điện tử giải quyết thông qua hòa giải.

[2] Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2 Các hình thức giải quyết trong tranh chấp hợp đồng điện tử

Hình thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử rất đa dạng. Có 4 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử thường được các bên sử dụng. 

Các phương thức giải quyết về hợp đồng điện tử:

  • [1] Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng: các bên xảy ra tranh chấp tự tìm kiếm giải pháp dựa trên tinh thần tự nguyện mà không có sự hỗ trợ can thiệp của bên thứ ba. Sau khi thống nhất các bên phải tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận.
  • [2] Giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử bằng hòa giải: là hình thức giải quyết tranh chấp được xử lý bởi bên thứ ba, gọi là hòa giải viên. Bên thứ ba sẽ thuyết phục, hỗ trợ các bên xảy ra tranh chấp tìm kiếm giải pháp để xóa bỏ tranh chấp đã phát sinh. 
  • [3] Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử bằng Trọng tài: là hình thức giải quyết tranh chấp sử dụng bên thứ 3 là Trọng tài. Trọng tài có thể là trọng tài của vụ việc [ do các bên tranh chấp tự thành lập, không có trụ sở và bộ máy điều hành] hoặc trọng tài thường trực [tổ chức chuyên giải quyết tranh chấp, có trụ sở và hoạt động thường xuyên]. Tổ trọng tài viên sẽ giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải thi hành. 
  • [4] Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử tại tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có giá trị cao nhất. Khi đó hội đồng xét xử sẽ chiếu theo pháp luật để phân xử tranh chấp giữa các bên. 

Căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, căn cứ vào thực tế các tranh chấp phát sinh các bên sẽ thỏa thuận các hình thức giải quyết tranh chấp. Trường hợp không thống nhất được sẽ giải quyết theo quy định của Pháp luật.

4. Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử

Việc giao kết hợp đồng điện tử mang đến nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí tổ chức, lưu trữ hợp đồng. Mặt khác có thể giao kết hợp đồng mọi lúc mọi nơi trên các phương tiện điện tử, nắm bắt cơ hội mở rộng giao thương tốt hơn. Tuy nhiên, tiềm ẩn rủi ro về tình trạng vi phạm về giao dịch điện tử. 

Sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử Icontract để hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí.

Căn cứ theo Điều 50, Luật Giao dịch điện tử 2005 về việc xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử quy định: 

  • Đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lựa chọn phần mềm ký hợp đồng điện tử Icontract sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể những rủi ro có thể gặp phải. Nhờ những tính năng ưu việt của phần mềm doanh nghiệp được hỗ trợ tạo lập hợp đồng đúng quy chuẩn, bảo mật cao. Theo đó hạn chế các rủi ro về vi phạm hợp đồng điện tử và được hỗ trợ tốt nhất các vấn đề liên quan đến pháp lý và chứng thực.

Có thể thấy không thể tránh khỏi các tranh chấp về hợp đồng điện tử nhất là khi khi thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Để đảm bảo lợi ích và tránh những rủi ro, trước khi giao kết hợp đồng điện tử các bên cần thỏa thuận rõ các điều khoản liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và xử lý khi vi phạm hợp đồng. 

Các tin tức liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề