Trẻ em trên 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Việc đi ngủ đúng khung giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em sẽ giúp các bé phát triển chiều cao một cách tối đa. Nguyên nhân là vì lúc này, hormone tăng trưởng của trẻ sẽ được tiết ra đầy đủ nhất. Vì vậy, dưới đây là một số hướng dẫn chung về giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi, dựa trên thời gian ngủ đủ giấc của các bé:

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Đối với trẻ sơ sinh, các bé chưa có giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em. Lý do là vì trẻ sơ sinh chưa có bất kỳ nhịp sinh học nào và các bé thường ngủ chập chờn với mỗi giấc kéo dài từ 2 – 4 giờ cả ngày lẫn đêm.
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20:00 – 23:00. Những bé trong độ tuổi này vẫn đang phát triển và bú đêm.
  • Trẻ từ 4 – 8 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17:30 – 19:30. Việc ngủ trưa thường xuyên và đi ngủ sớm hơn giúp các bé có được giấc ngủ cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần đáng kể. Giờ đi ngủ trong phạm vi này có thể sớm hơn nếu các giấc ngủ ngắn của trẻ bị bỏ lỡ hoặc bé ngủ giấc quá ngắn.
  • Trẻ từ 8 – 10 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17:30 – 19:00. Trẻ ở độ tuổi này có thể chỉ ngủ ngắn 2 giấc [ vào khoảng 9 giờ sáng, 1 giờ chiều]. Giờ đi ngủ đêm không kéo dài hơn 3,5 giờ sau khi giấc ngủ ngắn thứ 2 kết thúc. Giờ đi ngủ đêm có thể sớm hơn để bù đắp cho việc thiếu giấc ngủ trưa thứ 3.
  • Trẻ từ 10 – 15 tháng: 18:00 – 19:30 là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. Các bé tuổi này có thể chuyển sang chỉ ngủ trưa 1 giấc vào buổi chiều, vì vậy giờ đi ngủ có thể cần sớm hơn một chút. Giờ đi ngủ đêm không muộn hơn 4 giờ kể từ lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn.
  • Trẻ từ 15 tháng – 3 tuổi: 18:00 – 19:30 cũng là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. Việc ngủ các giấc ngủ ngắn có thể kết thúc ở độ tuổi này hoặc diễn ra không nhất quán. Giờ đi ngủ sớm hơn vào ban đêm sẽ giúp điều chỉnh cơ thể bé để không ngủ trưa.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 18:00 – 20:00. Con bạn có thể sẽ bỏ ngủ trưa. Khi con bạn không còn ngủ trưa nữa, trẻ sẽ cần ngủ thêm một giờ vào ban đêm, vì vậy hãy điều chỉnh giờ đi ngủ của trẻ sao cho phù hợp.
  • Trẻ từ 7 – 12 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 19:30 – 21:00. Trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, rất hiếu động và cần ngủ nhiều. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện hiệu suất học tập, hành vi, sự chú ý, khả năng ghi nhớ…
  • Thanh thiếu niên: Nhiều thanh thiếu niên cần phải dậy sớm để đi học. Cha mẹ hãy đếm ngược thời gian thức dậy để tìm giờ đi ngủ đảm bảo rằng các bé đã ngủ khoảng từ 9 đến hơn 9 giờ mỗi ngày. Hãy nhớ rằng trẻ em mất trung bình 15 phút để đi vào giấc ngủ và có thể nhiều hơn nếu bé lên giường mà trong đầu còn có nhiều điều cần suy nghĩ.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em dựa trên thời gian thức giấc

Trên thực tế, giờ đi ngủ tốt nhất cho trẻ em là giờ giấc cho phép các bé ngủ đủ giấc. Điều này có nghĩa là, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em còn phụ thuộc vào thời gian các bé thức dậy vào buổi sáng, đồng thời tính cả bất kỳ giấc ngủ ngắn nào mà trẻ thường có trong ngày.

Dựa trên quan điểm này, Trường Tiểu học Wilson, Hoa Kỳ, đã thiết kế một thời gian biểu ngủ hợp lý cho trẻ em từ 5 – 12 tuổi như sau:

Bảng giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em dựa trên thời gian thức giấc

Thiết lập một giờ đi ngủ đều đặn để giúp “cài đặt” đồng hồ sinh học của bé là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Hãy đảm bảo rằng con bạn đã sẵn sàng cho giấc ngủ trước khi bé lên giường
  • Giải thích tầm quan trọng của giấc ngủ một cách đơn giản nhất để bé biết điều gì sẽ xảy ra nếu ngủ không đúng giờ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi và giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em dựa trên thời gian thức giấc.

Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Đa số các bé cần thêm giấc ngủ ngắn vào ban ngày, tuy ngắn nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho bé.

Trẻ sơ sinh dễ dàng bị choáng ngợp bởi môi trường xung quanh nên có xu hướng ngủ suốt cả ngày.

Nhưng từ 3-6 tháng tuổi, em bé ổn định thói quen của mình và thường có những giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều. Đây cũng là tuổi bạn có thể thiết lập một thói quen ngủ trưa với các tín hiệu sinh học riêng cho bé.

Nói chung trẻ trong độ tuổi này thường có một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng trong khoảng 1 giờ, và ngủ trưa một trong thời gian dài hơn khoảng gần 2 giờ.

Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Từ một đến hai tuổi, hầu hết các bé có thể không cần một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, nhưng vẫn cần ngủ trưa. Việc ngủ trưa của bé thường tiếp tục nên duy trì cho đến khi trẻ khoảng 4 tuổi.

Để giúp các bé chuyển đổi dễ dàng thói quen này, mẹ chính là người nên cho con đi ngủ vào buổi tối sớm hơn. Như vậy, con sẽ tỉnh táo cả buổi sáng và không cần chợp mắt cho đến đầu giờ chiều.

Thời gian chính xác cho một em bé ngủ trưa chủ yếu phụ thuộc vào chính trẻ.

Dưới đây là một số thông tin về nhu cầu ngủ ở từng độ tuổi ba mẹ có thể tham khảo để giúp con kiểm soát tốt giấc ngủ vào ban ngày.

  • 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh cần khoảng 14 đến 18 giờ ngủ mỗi ngày và thường chỉ thức dậy sau mỗi 1 đến 3 giờ để ăn.
  • 6 đến 12 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này thường ngủ tổng cộng khoảng 14 giờ mỗi ngày, có thể bao gồm hai giấc ngủ ngắn ban ngày [kéo dài 20 phút đến một vài giờ].
  • Trẻ mới biết đi [1 đến 3 tuổi]: Trẻ mới biết đi cần ngủ khoảng 12 đến 14 giờ, trong đó có một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều từ 1 đến 3 giờ. Trẻ mới biết đi có thể vẫn ngủ hai giấc, nhưng ngủ trưa không nên quá trễ vì có thể khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
  • Trẻ mẫu giáo [3 đến 5 tuổi]: Trẻ mẫu giáo ngủ trung bình khoảng 11 đến 12 giờ vào ban đêm, cộng với một giấc ngủ ngắn buổi chiều.
  • Tuổi đi học [5 đến 12 tuổi]: Trẻ em ở độ tuổi đi học cần khoảng 10 đến 11 giờ ngủ vào ban đêm. Một số trẻ 5 tuổi vẫn có thể cần một giấc ngủ ngắn và nếu không thể ngủ trưa thường xuyên, trẻ có thể cần một giờ đi ngủ sớm hơn.

Hầu hết bố mẹ đều không quan tâm đến số lượng giờ ngủ của bé, tuy nhiên thiếu ngủ không chỉ khiến bé mệt mỏi mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Buổi sáng, bố mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm để có nhiều thời gian vui chơi hơn, giấc ngủ trưa cũng được bắt đầu sớm hơn.

Hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có những dấu hiệu của thiếu ngủ không và tạo điều kiện lý tưởng trong phòng như kéo rèm, mở nhạc nhẹ để giúp bé ngủ trưa thoải mái hơn bốmẹ nhé.

Một số chuyên gia về giấc ngủ khuyên rằng khi cố gắng thiết lập một lịch trình ngủ trưa, bạn nên có kế hoạch cho trẻ ngủ khoảng 2 giờ sau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng và sau khi trẻ ăn trưa. Và em bé của bạn cũng cần một giấc ngủ ngắn thứ ba vào đầu buổi tối.

Hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có những dấu hiệu của thiếu ngủ không

Theo đó, thời gian để bé ngủ trưa sẽ giảm dần theo độ tuổi của trẻ. Khi trẻ sơ sinh, trẻ có thể ngủ gần như suốt cả ngày. Nhưng khi trẻ 4 tháng tuổi sẽ cần khoảng 4 đến 6 giờ để ngủ trưa. 6 tháng tuổi, trẻ có xu hướng ngủ ít hơn một chút, cần khoảng 3 đến 4 giờ.

Qua sinh nhật đầu tiên của mình, bé cần khoảng 2-3 giờ để ngủ. Khi trẻ được 2 tuổi, bé của bạn sẽ chỉ cần một giấc ngủ ngắn trong khoảng 1 đến 2 giờ ngủ ban trưa.

Vì thế, cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi để cho con được ngủ trưa đầy đủ. Bởi vì cho trẻ ngủ trưa đúng cách sẽ rất có lợi cho bé nhà bạn. Trẻ vừa tỉnh táo, mạnh mẽ hiếu động trong ngày vừa cho thêm bé những năng lượng để phát triển các kĩ năng cần thiết của bé.

Cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chủ Đề