Trẻ sốt ra mồ hôi có tốt không

Sốt là hiện tượng có thể gặp ở bất kỳ ai, trong đó trẻ em là đối tượng rất thường gặp bởi trẻ có sức đề kháng yếu để chống lại với những tác động bên ngoài. Nhiều bố mẹ lo lắng khi trẻ sốt ra nhiều mồ hôi. Tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi?

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị các vi khuẩn xâm nhập . Nó sẽ gây nên những biến đổi chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc cũng có thể gây nên nóng lạnh đột ngột.

Tác nhân chính gây nên hiện tượng sốt chính là vi khuẩn và virus. Với những trẻ bị sốt do bị viêm mũi, họng, sốt do cảm cúm hay sốt do viêm amidan..thì bệnh thường chỉ kéo dài trong vòng 3 - 4 ngày, trẻ vẫn còn tỉnh táo và ăn uống bình thường nhưng kèm theo một số biểu hiện như sốt, phát ban, hắt hơi, ho…Những trường hợp trẻ bị sốt này thường không gây nguy hiểm, bố mẹ cần chú ý đến chế độ chăm sóc trẻ hợp lý.

Trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi nguyên nhân do đâu?

Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ bị sốt có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như Viêm màng não, viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm não nhiễm khuẩn huyết, sốt rét...Lúc này ngoài biểu hiện sốt ra trẻ còn có những triệu chứng khác như co giật, nôn, tím tái, khó thở, li bì, rét run, vật vã, mê sảng...nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ngoài những biểu hiện trên thì nhiều bé bị sốt ra nhiều mồ hôi. Theo các thầy cô khoa Cao Đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, đây là phản ứng tích cực của cơ thể giúp thân nhiệt của trẻ hạ xuống. Do vậy bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy chú ý đến chế độ chăm sóc của trẻ.

Ngoài việc lau khô mồ hôi và thay quần áo cho bé thì bố mẹ cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp. Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu kết hợp với những bữa ăn dặm giúp bé ngon miệng hơn.

Sữa là thực phẩm rất quan trọng cho trẻ ở độ tuổi này. Trường hợp trẻ không muốn bú mẹ nguyên nhân có thể do chán ăn hoặc đau họng hay vì một lý do nào đó. Mẹ có thể tự vắt sữa vào cốc dỗ bé uống hoặc đợi lúc bé đang thiu thiu ngủ thì cho bé bú.

Tham khảo thêm: 

  • Tổng hợp những cách trị ngạt mũi cho trẻ
  • Trẻ bị ho khan từng cơn nên uống thuốc gì?

Trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi bố mẹ cần làm gì?

Bị sốt ra nhiều mồ hôi cần làm gì? Đây là lo lắng của không ít người nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Trường hợp trẻ đang bị sốt ra nhiều mồ hôi, ngoài việc lau khô mồ hôi, mẹ không nên đắp thêm chăn cho con vì như vậy sẽ khiến thân nhiệt của trẻ tăng lên. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ trong phòng thoáng mát, tránh gió lùa, giữ nhiệt độ phòng dao động từ 25 - 27 độ C. Ngoài ra cho trẻ mặc đồ rộng rãi thấm hút mồ hôi giúp trẻ luôn thoải mái.

Phòng ngủ của bé phải được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên, căn phòng đủ ấm. Hàng ngày bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng cổ, mặt, chân tay, nách bẹn. Trẻ sốt ra nhiều mồ hôi vẫn nên tắm hàng ngày để giữ cho cơ thể thoáng mát, dễ chịu nhưng với điều kiện pha nước ở nhiệt độ 37 độ C, kín gió.

Trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi sẽ hay quấy khóc. Do vậy bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để vui chơi cùng bé, bên cạnh trò chuyện giúp bé cảm thấy an tâm hơn và quên đi những sự mệt mỏi của bệnh. Trường hợp người lớn không thể gần gũi bé thì có thể để bé vui chơi theo sở thích: chơi đồ chơi, sách vở có nhiều hình thù, màu mè. Đặc biệt là không nên để bé cảm thấy lo lắng khi ở một mình.

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách đo nhiệt kế và những dấu hiệu trẻ bị sốt. Khi thấy những dấu hiệu nguy hiểm như: sốt cao trên 39 độ C, tình trạng nôn mửa nhiều, ho nhiều...thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng khi bị sốt ra nhiều mồ hôi

Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu khi trẻ bị sốt

Những cơn sốt không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ mà chúng còn làm giảm các hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Do vậy người bệnh cần chế độ dinh dưỡng phù hợp để dễ dàng hấp thu và ngon miệng hơn. Nhất là trẻ em tùy từng độ tuổi mà có chế độ ăn uống khác nhau.

Với trẻ nhỏ hơn 6 tháng

Nên cho trẻ bú nhiều lần hơn bất cứ khi nào trẻ muốn. Với trẻ sốt kèm theo triệu chứng nôn mửa thì chia làm nhiều bữa cho trẻ và giảm số lượng thức ăn

Với những trẻ bú bình thì mỗi ngày nên cho trẻ uống 150ml sữa được chia làm 8 - 10 lần. Lượng sữa tùy thuộc vào cân nặng của trẻ. Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm nước để bù đủ lượng nước bị mất đi do sốt.

Với trẻ từ 6 - 24 tháng

Ngoài bú sữa thì trẻ trong độ tuổi này cần phải bổ sung thêm những bữa ăn dặm. Mẹ có thể cho trẻ ăn bột hoặc cháo nhưng nên xay nhuyễn và nấu loãng hơn bình thường.

Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ cho trẻ từ 4 -5 bữa nhưng lượng thức ăn ít đi

Ngoài bổ sung nước thì bố mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây để bù nước và tăng cường chất đề kháng cho trẻ.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn:

Nên chia nhỏ những bữa ăn, nhiều bữa nhưng mỗi bữa một ít. Thay vì ăn cơm thì người bệnh cần ăn những món như cháo súp giúp hạ sốt và tăng cường dinh dưỡng.

Bữa phụ có thể ăn sữa chua, uống sữa hoặc những món ăn mà người bệnh yêu thích.

Bổ sung nước hoa quả cho người bệnh bị sốt giúp tăng cường sức khỏe

Không thể thiếu đó là nước hoa quả, trái cây...Nhất là nước cam bởi nó có chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường chất dinh dưỡng và tốt cho người bệnh.

Những lưu ý khi chăm người bệnh bị sốt ra nhiều mồ hôi

Chăm sóc người bị sốt ra nhiều mồ hôi sẽ cần phải có những lưu ý để vừa giúp người bệnh mau chóng khỏi mà còn phòng ngừa được những biến chứng. Theo đó người nhà cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên lau người hoặc tắm bằng nước lạnh khi bị sốt ra nhiều mồ hôi
  • Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau
  • Không nên tự ý truyền dịch khi chưa có chỉ định của các bác sĩ
  • Không nên ủ quá ấm cho người bệnh khiến mồ hôi ra nhiều và ngấm ngược lại vào trong cơ thể khiến tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.

Những thông tin vừa chia sẻ ở trên hi vọng giúp các bạn có kinh nghiệm chăm sóc người bệnh sốt ra nhiều mồ hôi. Nếu có những băn khoăn, thắc mắc nào về tình trạng nãy, hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Tại sao trẻ sốt lại đổ mồ hôi?

Phần lớn các cơn sốt xảy ra ở trẻ là do các bệnh lý nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng. Lúc này sốt kích thích các cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bệnh lý trên; từ đó làm tăng thân nhiệt ở trẻ. Để cơ thể giảm thân nhiệt hiệu quả, các tuyến mồ hôi thoát nước ra bên ngoài khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.

Tại sao con người lại bị sốt?

Sốt thường là hiện tượng nhiệt độ tăng lên trong thời gian ngắn, giúp cơ thể chiến đấu với bệnh. Sốt bắt đầu khi hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại nhiễm trùng. Sự gia tăng các tế bào bạch cầu khiến não nóng lên. Quá trình này sẽ gây ra một cơn sốt.

Làm sao đề hạ sốt cho trẻ nhanh nhất?

Cho trẻ uống nhiều nước..
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ.
Để trẻ nghỉ ngơi..
Lau người cho trẻ bằng nước ấm..
Bổ sung vitamin C..
Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi..
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt..
Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh [dưới 3 tháng tuổi đến 1 tuổi].

Miếng dán hạ sốt có tác dụng gì?

Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt. Thành phần chủ yếu của nó là hydrogel - các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước nhưng có khả năng hút một lượng nước lớn ở vùng da được dán lên. Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài.

Chủ Đề