Tắm muộn có tốt không

Mùa hè, mọi người thường có thói quen tắm đêm nhằm giảm nhiệt cơ thể. Thực tế điều này rất có hại cho sức khỏe thậm chí dẫn đến đột quỵ.

Vào buổi tối, nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Điều đó gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong.

Vào buổi tối, nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe

Cụ thể, đối với người trẻ tuổi tắm đêm sẽ khiến mạch máu bị co lại, nhất là khi tắm nước lạnh khiến việc lưu thông máu khó khăn, từ đó dễ gây ra đau đầu, đau vai gáy, lâu dần sẽ thành bệnh đau đầu kinh niên. Đối với người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa [vôi hóa], máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.

Có lẽ rằng không ít người trong chúng ta thường có thói quen tắm đêm trước khi ngủ. Bạn cho rằng tắm rửa sạch sẽ giúp cơ thể thả lỏng và dễ ngủ hơn. Nhưng bạn lại không hề lường trước được những tác hại của tắm đêm. Đây là một thói quen không lành mạnh mà bạn nên từ bỏ ngay từ bây giờ. Để hiểu rõ hơn những tác hại của tắm khuya, chúng ta sẽ cùng tham khảo các nội dung hữu ích trong bài viết này.

Những tác hại của việc tắm đêm thường xuyên

Tắm đêm là khi bạn tắm rửa sau 22 giờ đêm. Thói quen này gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Vậy cụ thể tắm khuya có tác hại gì? Cùng điểm qua một số hậu quả khôn lường của thói quen xấu này:

Phổi dễ bị nhiễm lạnh

Trong số các bộ phận của cơ thể, lá phổi chính là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên của thói quen tắm khuya. Khi bạn tắm đêm, phổi sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Lá phổi bị suy yếu hoặc suy giảm chức năng sẽ làm sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. Bạn sẽ bị viêm phổi cấp tính, viêm hô hấp, tràn dịch phổi,...

Tác hại của tắm đêm dễ khiến bạn bị nhiễm lạnh phổi, dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm hô hấp, tràn dịch phổi,...

Dễ bị cảm lạnh, sốt

Ngoài ảnh hưởng đến phổi, thói quen tắm khuya bị gì mà chúng ta dễ nhận ra nhất? Đó chính là bạn sẽ dễ bị cảm lạnh và sốt cao sau khi tắm khuya. Bởi lẽ, bạn sẽ tắm đêm khi cơ thể đang nóng. Lúc bấy giờ, các lỗ chân lông đang nở to để thoát nhiệt. Khi bạn đi tắm, nước sẽ rất dễ nhiễm vào cơ thể thông qua các lỗ chân lông dẫn đến việc bị cảm lạnh và sốt cao. Đồng thời, khi thấy cơ thể mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe bạn cũng không nên tắm khuya. Vì thời điểm này hệ miễn dịch của cơ thể đang yếu, bạn sẽ rất dễ bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi,... khi tắm khuya.

Mắc các bệnh về khớp

Bạn có nhận ra rằng dù vẫn còn trẻ nhưng bạn lại thường xuyên đau nhức mỏi cơ xương khớp không? Đây là một trong những tác hại của tắm đêm mà ít ai ngờ tới. Khi bạn tắm khuya, cơ thể và nhiệt độ của nước sẽ phản ứng với nhau. Khung xương và các khớp sẽ bị suy yếu dần sau những phản ứng này của cơ thể. Bạn sẽ dễ mắc các bệnh về thấp khớp, viêm xương, đau nhức mỏi vai gáy,...

Nhức đầu mãn tính

Thói quen tắm đêm còn bị gì ngoài những hậu quả trên không? Việc tắm khuya còn là nguyên nhân gây ra bệnh nhức đầu mãn tính. Khi tắm gội khuya, da đầu sẽ dễ bị ẩm, quá trình lưu thông máu ở não sẽ gặp cản trở. Bạn sẽ dễ bị nhức đầu vào ngày hôm sau. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhức đầu mãn tính, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc hàng ngày.

Nhức đầu mãn tính là một trong những tác hại của tắm đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.

Tắm đêm tăng nguy cơ đột quỵ

Đây có lẽ là tác hại nặng nề nhất của tắm đêm. Khi bạn tắm càng khuya, các mạch máu não sẽ càng bị co rút đột ngột. Điều này làm cho lượng máu lưu thông lên não và tim gặp khó khăn, gây ra nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim. Hai tình trạng này đều dẫn đến một hậu quả tồi tệ là đột quỵ khi không phát hiện kịp thời.

Thời điểm nào nên tắm là tốt nhất?

Tắm là lúc bạn vệ sinh thân thể sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn sau một ngày hoạt động ngoài trời. Khoảng thời gian tắm là lúc cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi, giúp bạn xua tan những căng thẳng và mệt mỏi của cuộc sống. Tinh thần của chúng ta sẽ phấn chấn và tốt hơn sau khi tắm. Thế nhưng, tắm quá trễ lại gây hại cho sức khỏe. 

Thời điểm tốt nhất nên tắm trong ngày là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, hoặc từ 19 giờ đến 20 giờ tốt.

Vậy thời điểm nào tốt nhất để tắm trong ngày? Theo các chuyên gia về sức khỏe, thời điểm tốt nhất bạn nên tắm vào lúc sáng sớm là từ 5 giờ đến 7 giờ, vào buổi tối là từ 19 giờ đến 20 giờ. Việc tắm lúc sáng sớm sẽ đánh thức cơ thể, giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc dài. Còn khi tắm tối sẽ giúp cơ thể thả lỏng hơn. Một điều lưu ý là bạn nên tắm nước ấm vào buổi tối sẽ tốt hơn cho cơ thể.

Một số lưu ý để giảm tác hại của tắm đêm

Dù biết rằng tắm khuya không tốt, nhưng trong một số trường hợp bạn buộc phải tắm đêm. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để giảm tác hại của tắm đêm:

  • Không ngâm bồn khi tắm trễ, tốt nhất bạn chỉ nên vệ sinh toàn thân bằng khăn lau.
  • Không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, chênh lệch nhiệt độ nhiều với môi trường.
  • Nên tắm sau khi ăn khoảng 120 phút hoặc trước khi ăn 60 phút.
  • Không tắm khi cơ thể ăn quá no hoặc bụng đang đói vì sẽ dễ khiến bạn tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt và ngất xỉu trong nhà tắm.
  • Tuyệt đối không tắm sau 23 giờ, nhất là khi trời lạnh.
  • Hong khô tóc bằng máy sấy sau khi tắm đêm.
  • Không dội nước đột ngột lên người mà hãy làm ướt tay chân trước để cơ thể thích nghi với nhiệt độ nước.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác hại của tắm đêm, từ đó hạn chế thấp nhất việc tắm khuya để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp phải tắm khuya, đừng bỏ qua các lưu ý đã được chúng tôi nhắc đến trong bài nhé! Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt.

Không nên tắm lúc mấy giờ?

Thời điểm tốt nhất để tắm nên vào buổi sáng hoặc buổi tối trước 20 giờ, tuyệt đối không tắm sau 23 giờ, từ 19 giờ tối trở đi nếu có gội đầu nên gội bằng nước ấm và sấy thật khô tóc trước khi ngủ, tránh dội nước lên người hoặc trên đầu xuống một cách đột ngột vì sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột dễ gây nguy cơ đột ...

Sau khi tắm đêm nên làm gì?

Dùng khăn và nước ấm để lau người: sau khi tắm nên chuẩn bị khăn ấm to để đắp lên toàn thân. Chiếc khăn ấm ngoài công dụng giúp mở rộng lỗ chân lông góp phần điều chỉnh cơ thể về trạng thái cân bằng, điều hòa cơ quan nội tạng, còn giúp bạn thư giãn, giảm ngay căng thẳng mệt mỏi.

Tắm đêm nên tắm nước gì?

Theo như các chuyên gia sức khỏe, để tránh chênh lệch nhiệt độ cao quá 5oC giữa cơ thể và môi trường, bạn nên tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Vậy nên, nếu muốn giảm tác hại của tắm khuya, bạn nên pha nước ấm khi tắm.

Đột quỵ khi tắm như thế nào?

Liên kết việc tắm đêm và tắm lạnh thì không thể nào trực tiếp gây vỡ mạch máu não hoặc nhồi máu não. Tuy nhiên, việc tắm đêm, tắm lạnh gây xáo trộn nhiệt độ đột ngột hoặc nhanh khiến cơ thể phản ứng và gây ảnh hưởng huyết áp hoặc bệnh nền và khiến người bệnh bị đột quỵ vì tắm đêm hay tắm đêm đột quỵ.

Chủ Đề