Trình tự buổi họp đánh giá thi đua năm 2024

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013), thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

(Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013)

2. Các hình thức tổ chức thi đua

Việc tổ chức thi đua thực hiện qua các hình thức sau đây:

- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.

Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo cụm, khối thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua.

Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các cụm, khối thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Thi đua theo theo đợt (chuyên đề) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chỉ phát động thi đua theo đợt khi đã xác định rõ thời gian mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp.

(Điều 4 Nghị định 91/2017/NĐ-CP)

3. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

Cụ thể tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013), các nội dung tổ chức phong trào thi đua bao gồm:

- Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể.

Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.

- Căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để đề ra nội dung, hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp.

Coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng.

- Triển khai các biện pháp tổ chức vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện.

Tổ chức chỉ đạo điểm để đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục để chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua

4. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tổ chức

- Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:

+ "Chiến sĩ thi đua toàn quốc";

+ Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

+ "Chiến sĩ thi đua cơ sở";

+ "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến".

- Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

+ "Cờ thi đua của Chính phủ";

+ Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

+ "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng";

+ "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến";

+ Danh hiệu thi đua đối với thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương là thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá.

- Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là "Gia đình văn hoá".

- Các danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm hoặc theo đợt.

(Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi 2005, 2013)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Nguyên tắc, trình tự bình bầu các danh hiệu thi đua trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Như Phương, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 10, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguyên tắc, trình tự bình bầu các danh hiệu thi đua trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Nguyên tắc bình bầu:

  1. Việc bình bầu được tiến hành khi kết thúc năm công tác hoặc một cuộc phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt);
  1. Hình thức bỏ phiếu bình bầu các danh hiệu thi đua tại HĐTĐKT các cấp (hoặc liên tịch đối với các Vụ, đơn vị không có HĐTĐKT) quy định như sau:

Danh hiệu “Lao động tiên tiến” và các danh hiệu thi đua của tập thể: Bình bầu bằng biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín;

Các danh hiệu thi đua của cá nhân từ “Chiến sỹ thi đua cơ sở” trở lên: Bình bầu bằng bỏ phiếu kín.

2. Trình tự bình bầu các danh hiệu thi đua:

  1. Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban không có các Phòng trực thuộc:

Bước 1: Họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị để đánh giá, bình bầu danh hiệu thi đua cho cá nhân, tập thể (Biên bản cuộc họp, kết quả bỏ phiếu lưu tại Vụ, đơn vị);

Bước 2: Trên cơ sở kết quả cuộc họp toàn thể, đơn vị tiến hành tổ chức họp liên tịch để xét duyệt danh hiệu thi đua cho các cá nhân, tập thể và chấm điểm thi đua theo mẫu ban hành tại văn bản hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của Ủy ban Dân tộc.

  1. Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban có các Phòng trực thuộc:

Bước 1: Họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Phòng để đánh giá, bình bầu danh hiệu thi đua cho từng người (Biên bản cuộc họp, kết quả bỏ phiếu lưu tại Vụ, đơn vị);

Bước 2: Trên cơ sở kết quả cuộc họp toàn thể của các phòng. Vụ, đơn vị tiến hành tổ chức họp HĐTĐKT hoặc họp liên tịch để xét duyệt danh hiệu thi đua cho các cá nhân, tập thể và chấm điểm thi đua theo mẫu ban hành tại văn bản hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của Ủy ban Dân tộc.

  1. Đối với Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh:

Tổ chức đánh giá, bình bầu danh hiệu thi đua, khen thưởng tại đơn vị;

Trên cơ sở đó thực hiện tổng kết công tác thi đua, khen thưởng theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 5 Thông tư này và văn bản hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng theo chuyên đề của Ủy ban Dân tộc.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc, trình tự bình bầu các danh hiệu thi đua trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2015/TT-UBDT.