Tróc da tay là thiếu vitamin gì

Vậy trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Có những nguyên nhân nào khác dẫn đến việc trẻ bị lột da đầu ngón tay không? Mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì là câu hỏi của rất nhiều mẹ trong quá trình tìm hiểu về tình trạng trẻ bị lột da đầu ngón tay. Theo các chuyên gia da liễu, trẻ bị lột da tay thường là do thiếu Niacin (vitamin B3) và Bioton (vitamin B7); hoặc hấp thụ quá nhiều Vitamin A.

1.1 Thiếu Niacin (Vitamin B3)

Niacin, hoặc vitamin B3, rất cần thiết cho sức khỏe của làn da. Sự thiếu hụt nghiêm trọng niacin có thể dẫn đến bệnh pellagra, một tình trạng da đặc trưng bởi các vết loét trên da có vảy.

Khi da nứt nẻ, trẻ có thể bị bong tróc da đầu ngón tay, da sần sùi và phát ban sẫm màu. Trẻ cũng có thể bị bong tróc lưỡi và môi.

Do đó, mẹ có thể hỗ trợ bé bổ sung niacin bằng chế độ ăn bao gồm nhiều cá ngừ trắng, đậu phộng, cá hồi và đậu xanh.

Tróc da tay là thiếu vitamin gì

>> Mẹ có thể quan tâm: Cách bổ sung Vitamin B3 cho trẻ tại đây nhé!

1.2 Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Thiếu Biotin (Vitamin B7)

Biotin, hoặc vitamin B7, cũng là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe làn da của trẻ. Sự thiếu hụt biotin có thể gây ra vảy da. Khi sự thiếu hụt tiến triển, tình trạng viêm da trở nên rõ ràng hơn; dẫn đến viêm, rụng tóc và vảy đen.

Thiếu biotin cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh chàm và bệnh vẩy nến; do đó có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị bong hay lột da đầu ngón tay ngón chân nhiều hơn.

Tróc da tay là thiếu vitamin gì
Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Câu trả lời đó là Vitamin B3 và B7

1.3 Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Không phải do thiếu Vitamin A đâu!

Khi sử dụng quá nhiều vitamin A, da đầu ngón tay của trẻ có thể bị bong tróc. Điều này xảy ra khi mẹ thoa vitamin A tại chỗ dưới dạng kem hoặc gel; nhưng nó cũng xảy ra nếu mẹ cho trẻ uống một lượng lớn vitamin A.

Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì; mẹ cũng cần hiểu tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân từ môi trường, bệnh lý và thói quen sinh hoạt khác nhau.

>> Mẹ có thể quan tâm: 3 lời khuyên đắt giá khi sử dụng vitamin tổng hợp cho bé

2. Những lý do khác khiến trẻ bị lột da đầu ngón tay

Ngoài việc tìm kiếm câu trả lời cho trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì, mẹ cũng cần hiểu trẻ bị lột da đầu ngón tay có thể vì một số lý do đến từ (1) môi trường, (2) bệnh lý, (3) một số thói quen sinh hoạt và (4) tác dụng phụ của những sản phẩm da liễu.

Nếu mẹ cảm thấy chế độ ăn uống của trẻ được cân bằng tốt nhưng trẻ vẫn bị bong tróc da đầu ngón tay; hãy yêu cầu bác sĩ tiến hành một loạt các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề.

2.1 Tác động từ môi trường

Môi trường và sự thay đổi thời tiết thường có thể gây khô da. Mùa đông khô và lạnh kéo theo nỗi lo về da khô ở trẻ; và một trong số đó là trẻ bị lột da đầu ngón tay.

Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng có thể dẫn đến cháy nắng, và khiến da các đầu ngón tay của trẻ bị bong tróc. Nó cũng có thể làm cho da đầu ngón tay bị mềm, chuyển sang màu hồng hoặc đỏ khi bị cháy nắng. Trẻ bị đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè cũng có thể là thủ phạm.

>> Mẹ có thể quan tâm: 15 bệnh da liễu phổ biến ở trẻ

2.2 Các loại bệnh lý về da liễu

Trẻ bị lột da tay chân có thể là triệu chứng của nhiều bệnh da liễu khác nhau. Nếu như mẹ thấy trẻ bị lột da tay là không thiếu chất gì; hoặc không do tác động của môi trường và thói quen sinh hoạt.

Mẹ cần kiểm tra với bác sĩ để xem bé có bị:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: bệnh lý khiến da đầu ngón tay trẻ bị bong tróc khi tiếp xúc với các chất dị ứng như nước hoa, xà phòng,…
    Bệnh á sừng: Thường phổ biến ở trẻ từ 5 đến 12 tuổi khiến da tay của bé bị khô; bong tróc vảy và chảy máu. Bệnh á sừng không truyền nhiễm. Tuy nhiên rất khó để điều trị dứt điểm.
  • Các bệnh khác như: Chàm tay, bệnh vẩy nến, bệnh tróc tế bào da sừng bàn tay, bệnh Kawasaki,…

Tróc da tay là thiếu vitamin gì

2.3 Một số thói quen sinh hoạt

Không chỉ quan tâm trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì, mẹ chú ý thêm thói quen sinh hoạt của bé nữa nha!

– Thường xuyên rửa tay: Đặc biệt trong khoảng thời gian đại dịch Covid, việc rửa tay thường xuyên là một biện pháp bảo vệ sức khỏe nhưng nó có thể làm mất đi lượng dầu và độ ẩm cần thiết trên da của trẻ.

Hàng rào lipid của da bảo vệ lớp trên cùng khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Hàng rào bảo vệ bị tổn thương dẫn đến khô, kích ứng và có thể dẫn đến bong tróc các đầu ngón tay của trẻ. Sử dụng nước nóng để rửa tay cũng có thể làm mất đi các loại tinh dầu và độ ẩm cần thiết. Da của trẻ có thể trở nên khô, ngứa và cuối cùng là bong tróc.

– Mút ngón tay: Đây là một thói quen phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, và có thể dẫn đến bong tróc đầu ngón tay. Nước bọt tiếp xúc với ngón tay làm mất nước trên da; gây ra tình trạng trẻ bị lột da ngón tay.

2.4 Tác dụng phụ của những sản phẩm về da

Một số hóa chất trong kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội đầu có thể gây kích ứng da dẫn đến tình trạng trẻ bị lột da đầu ngón tay. Ngoài ra, trẻ có thể lỡ tiếp xúc với sẩn phẩm làm đẹp của mẹ; điều này cũng khiến da bé bị bong tróc.

Các chất kích thích thông thường bao gồm:

  • Nước hoa.
  • Thuốc mỡ kháng khuẩn.
  • Chất bảo quản như formaldehyde.
  • Isothiazolinones.
  • Cocamidopropyl betaine.

Tốt nhất là mẹ tìm kiếm các sản phẩm dành cho da em bé hoặc bản thân mẹ sử dụng sản phẩm cho da nhạy cảm. Những sản phẩm này thường không có hương thơm và các chất gây kích ứng khác.

>> Mẹ có thể quan tâm: Những điều cần biết khi bổ sung vitamin cho trẻ

3. Trẻ em bị bong tróc da đầu ngón tay phải làm sao?

Trên thực tế, tùy theo nguyên nhân khiến trẻ em bị bong tróc da đầu ngón tay; hiểu trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì; mẹ sẽ biết cách điều trị phù hợp.

Nếu nguyên nhân trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì đó; mẹ bổ sung chất đó cho trẻ.

Nếu trẻ em bị bong tróc da đầu ngón tay là do bệnh lý cụ thể; mẹ cần trao đổi với bác sĩ để biết cách điều trị phù hợp.

Nếu trẻ bị lột da tay không phải là do thiếu chất gì; cũng không do bệnh, mẹ cần lưu ý một số chế độ sinh hoạt để hạn chế tình trạng trẻ em bị bong da đầu ngón tay:

  • Không tắm cho trẻ quá lâu: Mẹ ưu tiên sử dụng nước ấm, không quá nóng; và dùng những sản phẩm dành riêng cho trẻ em, có nguồn gốc thiên nhiên.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ: Thời gian thích hợp để dưỡng ẩm là sau khi tắm.
  • Bảo vệ da trẻ hợp lý: Tránh không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Vào mùa đông, mẹ có thể cho bé mang găng tay bằng vải cotton hoặc lụa.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp: Tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất gây hại cho làn da của bé.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: Đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ để hạn chế các triệu chứng bệnh chàm tay; và giảm tình trạng khô da.

Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng mẹ đã hiểu trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Và những lý do khác dẫn đến tình trạng trẻ bị lột da đầu ngón tay.