Trong các phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu đều được hải quan tính toán trên tờ khai. Vậy kế toán có hiểu được cách tính các mức thuế trên và cách kiểm tra để biết doanh nghiệp đã được tính đúng?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn kê khai Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Bài viết dưới đây, các kế toán trưởng tại lớp học kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết cách xác định giá tính thuế, các mức thuế và nơi tra thuế suất cũng như thứ tự thực hiện các loaih thuế trong hàng nhập khẩu và xuất khẩu.

1. Căn cứ tính thuế nhập khẩu [NK]

Đối với mặt hành áp dụng thuế suất thuế Nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm:

- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;

- Giá tính thuế từng mặt hàng;

- Thuế suất từng mặt hàng;

- Tỷ giá tính thuế;

- Đồng tiền nộp thuế.

Đối với mặt hàng áp dụng thuế nhập khẩu tuyệt đối:

- Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;

- Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa;

- Tỷ giá tính thuế;

- Đồng tiền nộp thuế.

2. Giá tính thuế nhập khẩu [NK]

Giá tính thuế nhập khẩu:

- Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên - giá CIF;

- Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.

+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch

+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

Lưu ý khi xác định giá tính thuế XNK:

- Ðối với hàng hoá XNK, nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.

- Trong trường hợp hàng hoá XNK theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu, thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.

- Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.

3. Thuế suất thuế nhập khẩu [NK]

Thuế suất thuế nhập khẩu 

Thuế suất thuế nhập khẩu sử dụng thuế suất tỷ lệ %, mức tuyệt đối, phân biệt cho từng mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra còn phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện chính sách thương mại của Nhà nước.

Bao gồm:

- Thuế suất ưu đãi:

+ Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm

+ Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xử hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt:

+ Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do [FTA], liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

+ Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các bước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.

- Thuế suất thông thường: 

+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

+ Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.

Thuế bổ sung:

Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung.

- Giá bán của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam;

- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.

4. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu [XNK]

Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối

5. Cách tính thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu  = [Giá FOB + F + I  + thuế  nhập khẩu  + thuế  tiêu thụ đặc biệt] x  thuế  suất thuế GTGT

Hưng dn cách tính thuế  giá trị gia tăng hàng nhập khẩu  theo giá  CIF

Thuế GTGT hàng nhập khẩu  = [Giá CIF  + thuế  nhập khẩu  + thuế  tiêu thụ đặc biệt] x  thuế  suất thuế  GTGT

Trong đó,

Thuế tiêu thu đặc biệt = [Giá CIF + Thuế nhập khẩu] x thuế xuất thuế TTĐB

Ví dụ 1: Với doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ châu Âu về Việt Nam

Mặt hàng rượu chịu các thuế : thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.

- Cách tính thuế nhập khẩu:

Số lượng rượu x giá tính thuế x thuế suất nhập khẩu của rượu.

[Thuế suất thuế nhập khẩu rượu đề nghị tra cứu tại biểu thuế nhập khẩu hiện hành ban hành kèm theo Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính]

- Cách tính thuế TTĐB:

Số lượng rượu x [giá tính thuế + thuế nhập khẩu] x thuế suất thuế TTĐB của rượu

[Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt rượu đề nghị tra cứu tại Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính]

- Cách tính thuế giá trị gia tăng:

Số lượng rượu x [giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB] x thuế suất thuế GTGT

Ví dụ 2: Công ty Uy Tín có nhập khẩu 500 cây thuốc lá Cigar La Habana của Cuba theo giá CIF là 100 USD/cây. Tỉ giá ngoại tệ khi đó là 1 USD = 20.000 VNĐ. Trong đó: thuế nhập khẩu là 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá là 70%, thuế GTGT là 10%.

Giá tính thuế = 500 * 100 * 20.000 = 1.000.000.000 đồng

Thuế nhập khẩu: 1.000.000.000 * 40% = 400.000.000 đồng

Thuế tiêu thụ đặc biệt: [1.000.000.000 + 400.000.000] * 70% = 980.000.000 đồng

Thuế GTGT cho hàng nhập khẩu:

[1.000.000.000 + 400.000.000 + 980.000.000] * 10% = 238.000.000 đồng

Các bạn có thể tìm hiểu thêm Hướng dẫn tính thuế xuất khẩu 

Trên đây, Kế toán Lê Ánh hướng dẫn tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Nội dung này cũng được hướng dẫn rất kỹ trong Khóa học kế toán tổng hợp online và offline của trung tâm Lê Ánh, do các kế toán trưởng đang làm nghề giảng dạy.

Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.

Bên cạnh khóa học kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: //xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Khái niệm phương pháp trị giá tính toán trong nhập khẩu? Nội dung về phương pháp trị giá tính toán trong nhập khẩu?

Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động thương mại quốc tế. Xác định trị giá hải quan phù hợp sẽ đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các phương pháp xác định trị giá hải quan luôn là chủ đề của nhiều Hiệp định quốc tế bởi vì trị giá hải quan có thể trở thành một rào cản cho thương mại.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

1. Khái niệm phương pháp trị giá tính toán trong nhập khẩu?

 Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luôn luôn là mối quan tâm của nhà nước, của doanh nghiệp. Việc xác định trị giá hải quan không chỉ liên quan tới nguồn thu ngân sách nhà nước, tới các chính sách khuyến khích phát triển và bảo vệ sản xuất, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thương mại quốc tế. Khái niệm trị giá Hải quan đã được hình thành khi bắt đầu chuyển dần việc đánh thuế cụ thể theo lượng hàng hóa sang đánh thuế theo giá trị hàng hóa. Việc tính thuế dựa trên giá trị của hàng hóa ngày càng phát triển, do vậy việc xác định trị giá hàng hóa một cách tùy tiện không còn phù hợp nữa. Ở các khu vực lãnh thổ, các nước tìm cách xây dựng các cách tính toán giá trị của hàng hóa để tính thuế.

Trị giá hải quan phục vụ mục tiêu quản lý và xây dựng chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế: Trị giá hải quan của hàng hóa xuất nhập khẩu cho biết tổng giá trị hàng hóa đã được xuất khẩu hay nhập khẩu trong từng kỳ quản lý. Đây chính là số liệu quan trọng giúp xây dựng Bảng cân đối kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế, từ đó, cơ quan quản lý có thể biết được trong kỳ đó, nền kinh tế có đạt được sự cân bằng về xuất nhập khẩu hay không, có hiện tượng nhập siêu hay xuất siêu không, để có chính sách quản lý và điều chỉnh các hoạt động nhập khẩu phù hợp.

Theo tinh thần tại Khoản 1, Điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC, phương pháp trị giá tính toán trong nhập khẩu là phương pháp thứ năm trong sáu phương thức xác định trị giá hải quan, được áp dụng sau khi đã áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt; phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự; phương pháp trị giá khấu trừ mà vẫn không xác định được giá trị hải quan.

Phương pháp trị giá tính toán là phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa dựa trên các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

Trong quá trình áp dụng tuần tự về phương pháp trị giá hải quan, cũng có ngoại lệ, đó là phương pháp trị giá khấu trừ và trị giá tính toán có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Sở dĩ có thể hoán đổi, bởi việc tính toán, xác định trị giá tính thuế theo hai phương pháp này hầu hết dựa vào các tài liệu, số liệu, bằng chứng của doanh nghiệp. Khi đó, chính doanh nghiệp là người biết rõ nhất có thể xác định trị giá theo phương pháp nào trong số hai phương pháp đó, để đề nghị cơ quan Hải quan áp dụng phương pháp thích hợp.

2. Nội dung về phương pháp trị giá tính toán trong nhập khẩu:

Phản ánh về nội dung phương pháp trị giá tính toán trong nhập khẩu, tác giả sử dụng quy định tại Điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC với các khía cạnh cụ thể sau:

Thứ nhất, các yếu tố cấu thành trị giá tính toán và cách xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp trị giá tính toán:

Xem thêm: Xử phạt khi không dán nhãn phụ vào hàng hóa nhập khẩu

– Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau:

+ Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới; Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu; Chi phí đóng gói hàng hóa.

+ Trị giá của các khoản trợ giúp, ví dụ: Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hóa nhập khẩu; Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu; Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu;…

+ Chỉ tính vào trị giá hải quan trị giá của các khoản trợ giúp kể trên được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.

– Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.

Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm a khoản này.

– Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu.

Như vậy, cách xác định trị giá hải quan theo phương pháp tính toán được xác định trên cơ sở các khoản chi phí của người sản xuất để sản xuất và bán hàng xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Toàn bộ quá trình xác định trị giá, tính toán trị giá hải quan phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán của nước sản xuất. Các thông tin này trước hết dựa vào khai báo của người nhập khẩu. Người nhập khẩu có trách nhiệm tìm kiếm và bảo đảm tính chính xác của các thông tin xuất trình phục vụ mục đích trị giá tính toán. Nhìn chung, các trị giá tính toán khá đa dạng, việc xác định chính xác các chi phí nêu trên là điều cực kỳ quan trọng, để đưa ra một kết quả cuối cùng về trị giá hải quan là hoàn toàn chính xác.

Xem thêm: Nội dung phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu

Thứ hai,  căn cứ để xác định trị giá tính toán:

Khoản 3, Điều 11 ghi nhận căn cứ để xác định trị giá tính toán là “Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.” Đây cũng được coi là điều kiện áp dụng phương pháp trị giá tính toán, các căn cứ này phải được ghi chép và thể hiện một cách rõ ràng, chính xác, khách quan, đảm bảo được khả năng sử dụng để đưa ra kết quả đúng về trị giá hải quan.

Thứ ba, chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá tính toán bao gồm:

– Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này;

– Hóa đơn bán hàng của người sản xuất;

– Chứng từ về các chi phí.

Thứ tư, điều kiện áp dụng phương pháp trị giá tính toán:

Việc áp dụng phương pháp trị giá tính toán phải đảm bảo điều kiện: Người nhập khẩu phải có đầy đủ các thông tin về các yếu tố cấu thành trị giá tính toán. Số liệu về các khoản giá thành, chi phí trả được ghi rõ trên những chứng từ, tài liệu hay giấy tờ hợp pháp.

Xem thêm: Giấy tờ chứng minh hàng hóa nhập khẩu?

Các thông tin sử dụng để xác định trị giá tính toán phải là các thông tin đã có ở nước nhập khẩu. Các thông tin này trước hết dựa vào khai báo của người nhập khẩu. Người nhập khẩu có trách nhiệm tìm kiếm và bảo đảm tính chính xác của các thông tin xuất trình phục vụ mục đích xác định trị giá tính toán. Khai báo của người nhập khẩu sẽ được kiểm tra thông qua các biện pháp nghiệp vụ và hệ thống quản lý thông tin của cơ quan hải quan.

Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhập các thông tin do người nhập khẩu cung cấp thì có thể sử dụng các thông tin do hải quan thu thập qua nhiều kênh khác nhau. Nếu cơ quan Hải quan sử dụng các thông tin khác thì phải thông báo cho người nhập khẩu biết về các thông tin và nguồn thông tin liên quan, tuy nhiên không vượt quá quy định về bảo mật thông tin, nếu có.

Theo quy định của pháp luật, cơ quan hải quan có nhiều phương thức thu thập và tìm kiếm thông tin nhăm phục vụ việc xác định trị giá tính toán và kiểm tra khai báo của người nhập khẩu. Trường hợp cơ quan hải quan cần tìm kiếm thông tin thì chỉ có thể đề nghị người sản xuất hàng hóa nhập khẩu hoặc các cơ quan giúp đỡ thông qua sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền ở nước sản xuất.

Video liên quan

Chủ Đề