Trong một trái dưa nước chiếm bao nhiêu phần trăm năm 2024

Ăn dừa nước có mập không là câu hỏi của nhiều chị em về một loại trái cây được coi là đặc sản của Cần Giờ cũng như là miền Tây sông nước.

Thông tin chung về dừa nước

Dừa nước được biết đến là một món ăn chơi hoặc giải khát, giải nhiệt vào những ngày tiết trời oi ả khi kết hợp cùng mật dừa nước thanh mát giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, và là một hương liệu trong ẩm thực và rất nhiều tác dụng kì diệu khác. Thế nhưng có rất nhiều người băn khoăn rằng liệu ăn dừa nước có mập không, đặc biệt là các bạn nữ và câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG.

Đây là một loại trái thiên nhiên không hề chứa các loại chất béo, bên trong trái dừa nước chứa 100% lượng đường tự nhiên được mẹ thiên nhiên ban tặng, được ví như là quốc bảo của Cần Giờ. Ngoài ra, đây là một món ăn có tác dụng cực tốt đối với quá trình mất nước của con người.

Lợi ích dinh dưỡng của dừa nước

Chắc hẳn khi đã trả lời được câu hỏi liệu ăn dừa nước có mập không các bạn nữ đã hoàn toàn yên tâm để sử dụng nó mỗi ngày mà không lo tăng cân. Bên cạnh đó, dừa nước có những tác dụng mà không phải ai cũng biết được. Tuy nhiên bạn nên không cho đường tinh luyện vào khi ăn dừa nước để tránh có thể tăng cân, mà thay vào đó nên cho mật dừa nước nếu bạn muốn ăn ngọt hơn. Mật dừa nước là sản phẩm mật tự nhiên trong quá trình cô đặc từ 100% tinh chất được trích ra từ cuống dừa nước, có chứa nhiều vitamins, khoáng chất và các hợp chất chống oxy tự nhiên nên có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Chất xơ và vitamin trong dừa nước có thể bổ sung dinh dưỡng nhưng lại giúp bạn có cảm giác nhanh no, hạn chế những cơn thèm ăn. Dừa nước còn giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng cường năng lượng cho cơ thể vì vậy hoàn toàn rất tốt cho những người đang ăn kiêng mà vẫn có thể duy trì hoạt động hàng ngày.

Đây là món ăn hoàn hảo cho chị em nào muốn cải thiện cân nặng của mình. Dừa nước còn được xem là loại thực phẩm giúp chị em giữ dáng mà còn đẹp da. Vì thế, các bạn nữ đừng lo sợ là liệu ăn dừa nước có mập không nữa nha.

Khi bạn ăn dừa nước kết hợp cùng mật dừa nước thì các cholesterol không tốt trong cơ thể sẽ bị chia sẽ, trách tích tụ gây hại cho cơ thể. Vì thế không những loại bỏ chất béo mà còn ngăn chặn sự hình thành làm béo, giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch và các bệnh huyết áp.

Trong một trái dưa nước chiếm bao nhiêu phần trăm năm 2024

Mật dừa nước là một nguồn cung cấp điện giải tự nhiên giúp cơ thể tăng tỷ lệ trao đổi chất, ngăn chặn quá trình hình thành và tích tụ của các mô mỡ. Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể dùng mật dừa nước thay thế các loại nước giải khát khác hoặc các chất làm ngọt nhân tạo cũng như đường tinh luyện mà không hề sợ tăng cân.

Bạn có thể ăn một ly dừa nước pha mật dừa nước nguyên chất, 1 đĩa salad hoa quả hoặc một miếng bánh mì phết lên một ít mật dừa nước. Là đủ năng lượng cho buổi sáng rồi nha; đủ calo để bạn duy trì các hoạt động và tốt cho việc giảm mỡ thừa.

Bữa trưa hoặc tối, bạn uống 1 ly mật dừa nước nguyên chất, một ít hoa quả tươi như bưởi hoặc táo, cơm và cá cho bữa trưa nhưng nhớ đừng ăn quá nhiều. Cũng đã đủ chất dinh dưỡng mà không sợ tăng cân nữa nha.

Với những thông tin trên các chị em phụ nữ không còn lo ngại về việc ăn dừa nước có mập không nữa nha. Dừa nước có thể ăn theo cách truyền thống là chỉ việc tách vỏ và ăn trực tiếp, nếu muốn ăn ngọt thì pha thêm một ít mật dừa nước và cho vào vài viên đá rồi thưởng thức là đã có ngay một ly dừa nước thơm ngon bổ dưỡng cho những ngày nắng nóng hoặc có thể dùng như món ăn chơi mỗi ngày nha.

Tổng diện tích dừa toàn tỉnh đến nay là 73.990 ha, tăng 2,10% (tương ứng tăng 1.520 ha) so cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích dừa xiêm xanh uống nước toàn tỉnh hiện nay khoảng 14.130 ha, chiếm 19,10% trong tổng diện tích dừa của tỉnh. Để có được quả dừa đạt chất lượng ngoài kỹ thuật chăm sóc việc xác định được thời điểm thu hoạch, phương pháp thu hoạch quả dừa xiêm là rất quan trọng.

Trong một trái dưa nước chiếm bao nhiêu phần trăm năm 2024

Cây dừa Xiêm Xanh

Chất lượng dừa xiêm theo độ tuổi

Các đặc điểm về kích thước quả, trọng lượng quả, thể tích nước dừa, độ dày xơ và độ dày cơm dừa ở các độ tuổi khác nhau từ 7 đến 9 tháng tuổi của quả dừa xiêm với các số đo trung bình được thể hiện ở bảng 1.

Tuổi quả

Chiều dài quả (cm)

Chiều rộng quả (cm)

Trọng lượng quả (10g/quả)

Thể tích nước (ml/quả)

7th

15,1

13,6

131

314

8th

16,1

14,0

157

355

9th

16,3

14,0

148

283

Kích thước, trọng lượng và thể tích nước của quả dừa xiêm uống nước

Kích thước quả biểu thị qua số đo chiều dài và chiều rộng quả tăng nhanh ở tháng thứ 7 sang tháng thứ 8 trong khi đó tăng không đáng kể ở tháng thứ 8 sang tháng thứ 9. Kích thước quả ở tháng thứ 8 trung bình có chiều dài quả là 16 cm và chiều rộng quả là 14 cm. Trọng lượng nguyên quả tăng nhanh ở tháng thứ 7 sang tháng thứ 8 (đạt trung bình 1569 g/quả so với trung bình 1310 g/quả ở tháng thứ 7) và giảm đáng kể ở tháng thứ 9 (1478 g/quả). Lượng nước dừa trong 1 quả tăng ở tháng thứ 7 và thứ 8 (trung bình từ 314 ml ở tháng thứ 7 và đạt trung bình 355 ml ở tháng thứ 8) trong khi đó giảm ở tháng thứ 9 (trung bình 283 ml).

Độ dày xơ dừa và cơm dừa cũng thay đổi theo tuổi quả. Phần xơ dừa từ đầu núm tới gáo thay đổi nhiều hơn so với phần xơ từ đáy tới gáo và phần xơ ở giữa quả. Đối với xơ từ đầu núm tới gáo, độ dày đạt được trung bình 5,2 cm ở tháng thứ 9 trong khi đó độ dày xơ là 4,3 cm ở tháng thứ 7. Độ dày của xơ cũng khác nhau ở các phần quả khác nhau. Phần quả phía núm có độ dày xơ cao nhất, trung bình là 4,6 cm ở tháng thứ 8 trong khi đó chiều dày xơ từ phía đáy là 2,8 cm và từ phía giữa của quả là 2,2 cm ở tháng thứ 8. Độ dày cơm dừa tăng theo tuổi quả. Ở tháng thứ 7 cơm dừa rất mỏng, trung bình đạt 6 mm, tăng lên đến 66 mm ở tháng thứ 9.

Tuổi quả

Độ dày xơ từ đầu núm tới gáo (cm)

Độ dày xơ từ đáy tới gáo (cm)

Độ dày xơ từ điểm giữa thân tới gáo (cm)

Độ dày cơm dừa (mm)

7th

4,3

2,5

2,1

6

8th

4,6

2,8

2,2

28

9th

5,2

3,1

2,4

66

Độ dày trung bình của xơ và cơm dừa

Hàm lượng đường tổng, đường khử, đạm và lipid được trình bày trong bảng 3. Số liệu cho thấy hàm lượng đường tổng tăng dần theo tuổi quả và tăng nhiều trong giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi. Trung bình đường tổng khi dừa đạt 7 tháng tuổi là 5,55%, 6,37% ở tháng thứ 8 và đạt 6,88% ở tháng thứ 9. Ngược lại so với đường tổng, lượng đường khử (glucose và fructose) tăng ở tháng thứ 7 – 8 sau đó giảm ở tháng thứ 9, chỉ đạt 3,37% so với 4,38% ở tháng thứ 8 và 3,65% ở tháng thứ 7.

Trong khi có sự biến động lớn về hàm lượng đường theo tuổi quả dừa thì hàm lượng protid biến động không nhiều. Trung bình quả dừa tươi ở 7 tháng tuổi có hàm lượng protid là 11 mg %, tăng lên 15 mg % ở tháng thứ 8 và đạt 18 mg % khi quả dừa đạt 9 tháng tuổi. Xu hướng tăng về hàm lượng lipid theo thời gian khảo sát. Trung bình quả dừa ở 7 tháng tuổi có hàm lượng lipid tổng trong nước dừa là 14 mg/100ml, 18 mg/100ml ở tháng thứ 8 và 21 mg/100 ml ở tháng thứ 9.

Tuổi quả

Đường tổng (%)

Đường khử (%)

Đạm (mg%)

Lipid (mg%)

7th

5,55

3,65

11

14

8th

6,37

4,38

15

18

9th

6,88

3,37

18

21

Hàm lượng trung bình đường tổng, đường khử, lipid và đạm của nước dừa xiêm theo tuổi quả

Kết quả khảo sát hàm lượng khoáng trong nước dừa được chỉ ra trong bảng 4. Nước dừa tươi chứa hàm lượng đáng kể về K, đạt trung bình 262 mg/100ml nước dừa. Lượng Ca, Mg và Na thấp hơn. Trung bình lượng Ca là 38 mg/100 ml, lượng Mg là 7,9 mg/100 ml và lượng Na là 24 mg/100ml nước dừa.

Tuổi quả

K (mg %)

Na (mg %)

Ca (mg %)

Mg (mg %)

7th

248

16,29

36,60

7,85

8th

266

17,44

38,77

7,95

9th

273

24,75

39,91

7,89

Hàm lượng khoáng trung bình của nước dừa xiêm

Kết quả khảo sát về một số đặc điểm hình thái và sinh học ở trên cho thấy việc lựa chọn tuổi quả để thu hoạch thì quan trọng vì một số đặc điểm này thay đổi theo tuổi quả, đặc biệt là các đặc điểm về chất lượng. Hàm lượng đường tổng tăng theo thời gian trồng nhưng hàm lượng đường khử (fructose và glucose) lại có qui luật khác. Đường khử tích luỹ trong nước dừa cao nhất khi quả dừa ở khoảng 8 tháng tuổi và giảm đáng kể khi quả dừa đạt 9 tháng tuổi. Lượng protid và lipid trong nước cũng có xu hướng tăng theo tuổi quả nhưng có hàm lượng thấp. Trong các khoáng chất khảo sát thì K chiếm tỷ lệ cao. Sự biến động của K cũng phụ thuộc vào tuổi quả và tăng đáng kể ở tháng thứ 8. Kích thước quả, trọng lượng và thể tích nước cũng đạt cao nhất ở tháng thứ 8 trong khi cơm dừa có độ dày trung bình, phù hợp với mục tiêu uống nước. Độ dày phần xơ dừa phân bố không đồng đều ở các phần của quả đã chỉ ra sự khó khăn trong việc thiết kế thiết bị gọt tự động vỏ quả. Tuy nhiên kết quả này cho thấy có khả năng thiết kế công cụ chặt phần vỏ ở 2 đầu quả. Công cụ có thể thiết kế để cắt bỏ phần vỏ quả kể từ núm khoảng 2-2,5 cm và phần vỏ quả kể từ đáy là 1-1,5 cm.

Xác định tuổi quả dừa xiêm để thu hoạch

Việc xác định tuổi quả để thu hoạch là yếu tố quan trọng và theo kết quả này, tuổi quả phù hợp cho thu hoạch bảo quản là ở 8 tháng tuổi.

Quả dừa là một quả nhân cứng, gồm một hạt duy nhất được bao bọc bởi nội quả bì cứng (gáo) và một trung quả bì mềm (xơ). Quả dừa phát triển to dần lên theo thời gian và thay đổi hình thái bên ngoài từ quả dạng hình tròn sang dạng hình trứng có 3 gờ, màu sắc vỏ quả cũng thay đổi từ màu xanh khi quả còn, xuất hiện các đốm nâu và chuyển thành màu nâu khi quả già.

Quá trình hình thành gáo kéo dài 4 tháng sau khi thụ phấn. Khi mới hình thành, gáo có màu trắng, mềm, dần dần trở nên cứng, chuyển dần sang màu nâu ở tháng thứ 8. 5 - 6 tháng sau khi thụ phấn, cơm dừa bắt đầu thành lập từ đỉnh xuống đáy quả, tạo thành một lớp mỏng, sền sệt. Sau đó, cơm dừa tiếp tục phát triển dày hơn, cứng hơn. Trọng lượng cơm dừa tăng đến tháng thứ 10 và dừng sau 11 tháng tuổi. Cơm dừa màu trắng, cứng bao bọc bên ngoài bởi lớp vỏ nâu.

Thu hoạch quả dừa xiêm xanh chủ yếu dựa vào việc xác định tuổi quả. Thực tế việc xác định tuổi quả dựa vào chất lượng của nước dừa ví dụ hàm lượng đường khử hoặc là dựa vào các đặc điểm sinh học như độ dày cơm dừa sẽ gặp khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên tuổi quả có thể xác định dựa vào các thay đổi về hình thái, màu sắc và các đặc điểm sinh học của quả dừa theo thời gian tăng trưởng.

Trong một trái dưa nước chiếm bao nhiêu phần trăm năm 2024

Quả dừa Xiêm Xanh Bến Tre

Phương pháp thu hoạch dựa vào đặc điểm sinh học

Việc thu hoạch quả được căn cứ vào các đặc điểm sau: Đếm buồng quả. Dừa Xiêm khoảng 20 ngày sẽ cho một buồng mo (sau sẽ phát triển thành buồng quả). Nếu ta đếm buồng quả dự kiến thu hoạch là buồng thứ nhất, buồng kế tiếp phía trên là buồng thứ 2, thứ 3 cho tới buồng thứ 12 là buồng có bông mo vừa nhú ra, chưa bung thì buồng quả thứ nhất là buồng quả đủ độ tuổi để thu hoạch.

Quan sát buồng quả ở tầng trên. Đặc điểm sinh học của lá dừa phân bố theo kiểu tam phân tức là lá thứ 4, lá thứ 9, lá thứ 14, lá thứ 19, lá thứ 24 nằm trên cùng đường thẳng. Trong thực tế, dừa sẽ trổ buồng ở nách cuống lá. Nếu buồng quả ở nách lá thứ 24 dự kiến thu hoạch, buồng quả ở nách lá thứ 19 sẽ là buồng quả còn non, buồng quả ở nách lá thứ 14 là mo mới nhú lên thì buồng quả ở nách lá thứ 24 chưa thu hoạch được. Nếu buồng quả ở nách lá thứ 14 mang quả bằng nắm tay thì buồng quả ở nách lá thứ 24 đạt tiêu chuẩn thu hoạch.

Phương pháp thu hoạch dựa vào đặc điểm hình dạng, màu sắc, âm thanh

Quan sát đuôi chuột (gié hoa). Vỏ quả dừa già có màu sẫm đen thì đuôi chuột buồng quả sẽ khô từ đầu cuống đuôi chuột đến cuối đuôi. Đuôi chuột khô một nữa là buồng quả còn non. Cách quan sát này tùy thuộc vào mùa, nếu mùa khô nắng gắt, đuôi chuột sẽ khô nhanh hơn.

Quan sát màu quả. Khi còn non vỏ quả dừa Xiêm có màu xanh. Trong quá trình phát triển, vỏ quả sẽ chuyển dần sang màu nâu. Vỏ quả có màu nâu sẫm cho biết quả đã chín sinh lý hoàn toàn, lúc này quả đã được 12 tháng tuổi. Khi ở độ tuổi thu hoạch dừa Xiêm thì trên màu xanh của vỏ quả xuất hiện những vệt nâu. Đây là điểm nhận diện quả đã đạt tiêu chuẩn thu hoạch.

Nông đân hay bạn hàng thường búng tay vào vỏ quả dừa, quả kêu tiếng thanh (do xơ khô và gáo bắt đầu cứng) là nước vừa ngọt. Quả kêu tiếng trầm là còn non, chưa đủ cơm bên trong gáo. Còn búng đau tay là quả đã quá già, cơm đã đóng quá dày ở gáo, nước lạt và chua.

Xác định tuổi quả thông qua các đặc điểm sinh học là phương pháp chính xác hơn là xác định thông qua các đặc điểm cảm quan như màu sắc vỏ, tiếng kêu vỏ quả. Tuy nhiên phương pháp xác định theo đặc điểm sinh học đòi hỏi trình độ nhất định. Hơn nữa, các đặc điểm sinh học, các đặc điểm cảm quan như màu sắc vỏ quả, gié … phụ thuộc vào yếu tố môi trường, thời tiết. Do đó phương pháp xác định tuổi quả được đề nghị là phương pháp kết hợp các phương pháp nghĩa là xác định thông qua đặc điểm sinh học, đặc điểm hình thái bên ngoài và kinh nghiệm búng quả của nông dân.

Cách thức thu hoạch quả dừa xiêm

Dừa Xiêm thường thu hoạch 20 ngày một lần hoặc 2 tháng thu hoạch 3 lần, một năm có thể thu hoạch được 18 buồng quả (nếu tất cả các nách lá đều trổ buồng quả). Tuy nhiên sự phát triển của dừa xiêm phụ thuộc theo mùa. Mùa khô, dừa Xiêm phát triển nhanh và mau chín sinh lý hơn mùa mưa.

Thông thường sau khi xác định buồng quả thu hoạch, buồng quả sẽ được thu theo 2 cách. Cách thứ nhất là chặt từng quả và cho rơi tự do xuống đất hoặc là xuống mương rãnh. Cách thứ 2 là dùng dây câu nguyên buồng dừa xuống. Cách này phù hợp với việc bảo quản quả vì quả không bị dập do va chạm. Buồng dừa được chất thành đống, không tách quả ra khỏi buồng cho đến khi tiến hành bảo quản.