Trùng roi, trùng giày, trùng kiết lị trùng sốt rét có đặc đặc điểm gì giống nhau

Bài 4.TRÙNG ROI

I.Trùng roi xanh:

 1]Dinh dưỡng:

-Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng.

-Hô hấp qua màng cơ thể.

-Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp.

 2]Sinh sản:

-Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.

-Nhân nằm ở phía sau cơ thể sinh sản, nhân phân đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.

II.Tập đoàn trùng roi:

-Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.


Bài 5.TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY

I.Trùng biến hình [amip]:

1/Cấu tạo ngoài và di chuyển:

a]Cấu tạo:

-Gồm một tế bào có:

  +Chất nguyên sinh lỏng, nhân.

  +Không bào tiêu hóa, không bào co bóp.

b]Di chuyển:

-Nhờ chân giả [do chất nguyên sinh dồn về một phía].

2/Dinh dưỡng:

-Tiêu hóa nội bào:

  +Khi một chân giả tiếp 

cận mồi [tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ...]

  +Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi

  +Hai

 chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh

+Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi                                                                                                                                                                      nhờ dịch tiêu hóa

-Bài tiết: chất thừa dần đến không bào co bóp -> thải ra ngoài ở mọi vị trí trên cơ thể

-Trao đổi qua màng không khí

3/Sinh sản:

-Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể


II.Trùng giày:

1/Dinh dưỡng:

-Thức ăn->miệng->hầu->tiêu hóa ở không bào tiêu hóa[biến đổi nhờ enzim tiêu hóa]

-Chất thải được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể

2/Sinh sản:

-Vô tính: bằng cách phân đôi cơ thể theo 

chiều ngang

-Hữu tính: bằng cách tiếp hợp


Bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT

I.Trùng kiết lị:

-Thích nghi với lối sống kí sinh ở thành ruột

-Phá hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm, bệnh nhau đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và chất nhày. Đó là triệu chứng của bệnh kiết lị.

-Trùng kiết lị có chân giả rất ngắn


II.Trùng sốt rét:

1/Cấu tạo và dinh dưỡng:

-Trùng sốt rét có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển, không có các không bào, hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào

-Thích nghi với kí sinh máu trong người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen 

2/Vòng đời:

-Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu kì hủy hoại hồng cầu


Bảng So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

              Các đặc điểm                                       cần so sánhĐối tượng               so sánh Kích thước
[so với hồng cầu]
Con đường truyền bệnh dịch  Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh
 Trùng kiết lị Lớn hơnỐng tiêu hóaRuột người Viêm loét ruột, mất hồng cầu Kiết lị
 Trùng sốt rét Nhỏ hơn Muỗi AnôphenMáu người
Ruột và nước bọt của muỗi
 Thiếu máu, suy nhược cơ thể Sốt rét
3/Bệnh sốt rét ở nước ta:

-Bệnh sốt rét ở nước ta đã được giảm dần tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn bật phát ở một số nơi.

so sánh đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng giày ?

nêu các đặcđiểm giống và khác của trùng giày và trùng kiết lị

Trùng roi: tự dưỡng và dị dưỡng, sống tự do

Trùng giày: dị dưỡng, sống tự do

Trùng kiết lị: dị dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu, kí sinh

Trùng sốt rét: dị dưỡng, kí sinh

 Cấu tạo :

– Trùng roi: đơn bào, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, có điểm mắt,có roi dài,có nhân , chất nguyên sinh,chất diệp lục,hạt dự trữ,không bào có bóp , màng cơ thể

-Trùng giày: nhân nhỏ,nhân lớn, miệng,hầu,không bào tiêu hóa, không bào co bóp,lông bơi,cấu tạo đơn bào,hình đế giày

-Trùng biến hình: đơn bào,chất nguyên sinh lỏng,nhân,không bào tiêu hóa,không bào co bóp,ngoài ra còn có thêm chân giả do chất nguyên sinh dồn về 1 phía

-Trùng kiết lị: cấu tạo đơn bào giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

– Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ, đơn bào, không có bộ phận di chuyển,không có các không bào,hình thức dinh dưỡng được thực hiện qua màng tế bào

Nơi sống:

-Trùng roi: sống trong nước [ như ao,hồ,đầm,ruộng,vũng nước mưa,..]

-Trùng giày:sống trong cỏ ngâm,váng cống rãnh hoặc những váng nước đục

-Trùng biến hình: sống ở mặt bùn trong các ao tù hay hồ nước lặng,đôi khi nổi lẫn trên các mặt ao,hồ

-Trùng kiết lị:kí sinh ở thành ruột con người

-Trùng sốt rét:kí sinh trong máu người

: 1

Những đặc điểm giống nhau giữa trùng roi và trùng giày là :

+Có cấu tạo 1 tế bào

+Có kích thước hiển vi

+Có khả năng dị dưỡng

+Sinh sản bằng hình thức phân đôi

+Cách di chuyển vừa tiến vừa xoay

+Hô hấp bằng màng cơ thể

   - Những đặc điểm khác nhau giữa trùng roi và trùng giày là :

+Trùng roi : có chất diệp lục , tự dưỡng, di chuyển nhờ điểm mắt, roi

+Trùng đế giày : sinh sản tiếp hợp, di chuyển bằng lông bơi

2 Sứa và thủy tức: - Giống nhau: +

Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Đều có tế bào tự vệ

- Khác nhau:

+ Hình dạng: Sứa hình dù còn thủy tức hình trụ

+ Miệng của sứa ở dưới còn thủy tức ở trên

+ Sứa di chuyển bằng tua dù còn thủy tức di chuyển bằng tua miệng

4,

Giống nhau:

- Đều sống kí sinh và sử dụng thức ăn là hồng cầu người.

Khác nhau:

- Trùng kiết lị có kích thước lớn hơn hồng cầu nên sau khi trùng kiết lị đến ruột sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng.

  - Trùng sốt rét có kích thước nhỏ hơn hồng cầu nên sau khi được truyền vào máu người trùng sốt rét sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản. Sau khi tạo được nhiều trùng sốt rét trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ phá vỡ tế bào và chui ra ngoài, tấn công tế bào hồng cầu khác. 

5,

giống :

 Đây là các đại diện thuộc ngành ruột khoang

- Ruột dạng túi

- Có tb gai tự vệ, tấn công

- Dinh dưỡng : dị dưỡng

- Cấu tạo thành tế bào có 2 lớp

khác: Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

6,

Đặc điểm chung của ngành Giun đốt:

- Cơ thể phân đốt, có thể xoang.

-  Ống tiêu hóa phân hóa.

- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.

- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ thành cơ thể.

- Hô hấp qua da hay mang

-

 Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:

   – Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

   – Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò [giun đất không có chân].

   – Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

   – Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

   – Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

Video liên quan

Chủ Đề