Trường học Trực tuyến Sài Gòn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

GD&TĐ - Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, đầu học kỳ 1 học sinh được tiếp tục khảo sát phần văn học trung đại, giai đoạn mạt kỳ [hay hạ kỳ] với các tác giả Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu.

Trong đó, Nguyễn Đình Chiểu là tác gia quan trọng với hai tác phẩm đọc chính là Lục Vân Tiên [đoạn trích] và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Nguyễn Đình Chiểu là tác gia văn học quan trọng của giai đoạn hạ kỳ trung đại, đặc biệt là ở miền Nam. Khi dạy Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên thường vấp phải một số khó khăn là làm sao cho học trò thích thơ ông, hiểu tư tưởng của ông.

Học trò thường không thích học bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc vì các lý do sau đây:

- Nếu học Nguyễn Đình Chiểu, thường học trò chọn và thích học Lục Vân Tiên hơn, lý do khá dễ hiểu, dù sao Lục Vân Tiên là tác phẩm thuộc đề tài tài tử-giai nhân, nói theo ngôn ngữ ngày nay là cũng có hơi hướm “ngôn tình” kiểu anh hùng cứu mỹ nhân; Lục Vân Tiên giỏi võ, lại rất nghĩa khí, không lụy tình, không “mê gái” [Nguyệt Nga đẹp vậy mà can “khoan khoan ngồi đó chớ ra…” nữa là]… Cũng vì những lý do này mà Lục Vân Tiên rất gần gũi với người đọc bình dân Nam bộ.

- Thể loại văn tế khá xa lạ với học sinh, thể phú Đường luật lại càng xa lạ.

- Nhiều từ cổ, từ địa phương [phương ngữ Nam bộ]

- Nội dung bài văn tế xa lạ với học trò, vì hoàn cảnh ra đời của bài tế là thời Pháp thuộc, bài xích văn minh phương Tây, chiến tranh,… thường học trò không thích và không hiểu.

Vậy dạy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sao cho lôi cuốn, cho học trò hiểu được tinh thần của bài văn tế ra đời cách đây hơn trăm năm?

Tôi cho rằng đã đến lúc cần xem lại các phương pháp giảng dạy khuôn mẫu, kiểu như phải làm các câu hỏi đọc hiểu, có trò chơi ở đầu bài và cuối bài, tích hợp một cách máy móc… Dĩ nhiên các phương pháp mới là cần thiết, nhưng phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh và môi trường cũng như chất lượng của từng đối tượng học sinh. Mà, chất liệu quan trọng nhất ở đây, là người dạy phải thật sự thích, cảm và tâm huyết với bài văn tế thì mới có thể truyền đạt cho học trò được.

Với bài văn tế này, tôi đã xem qua rất nhiều giáo án, có nhiều bài hướng dẫn khá sát với hình thức và nội dung bài văn tế [4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết- nhà nghiên cứu Đào Nguyên Tụ], có bài đi theo hướng văn hóa [Lại Thị Thương],… đều là những cách thức phân tích tác phẩm thuyết phục, có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Chung quy mình nghĩ thầy cô cần truyền những cảm hứng sau đây đến học trò là được, không cần phải giảng dạy tỉ mỉ quá, mất cả mạch cảm xúc.

1. Nhấn mạnh đến tính lịch sử và hoàn cảnh ra đời của bài văn tế: ra đời năm 1861, thời Pháp thuộc, giai đoạn đau thương nhưng oai hùng trong lịch sử dân tộc, hàng loạt những cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra nhất là ở Nam bộ, những năm sau đó, hòa ước Nhâm Tuất [1862] và hòa ước Giáp Tuất [1874] giao 6 tỉnh miền Tây [Nam kỳ lục tỉnh] cho Pháp. Giải thích như vậy để dẫn đến những phân tích phía sau.

2. Phân tích từ “nghĩa sĩ” trong tựa bài, tại sao lại không là “chiến sĩ”, “nghĩa quân”, “quân sĩ”,… mà là “nghĩa sĩ”? Nhấn mạnh tính “nghĩa khí”, “nghĩa tình”, mà lại là “sĩ” chứ không phải “quân”, “quân” là có tập hợp, có tổ chức, như kiểu quân đội, còn “nghĩa sĩ” ở đây là Nguyễn Đình Chiểu muốn nhấn mạnh đến một tính chất lâu đời của con người Nam bộ, nghĩa khí, có tình có nghĩa, hành xử kiểu “giữa đàng thấy chuyện bất bằng chẳng tha” của Lục Vân Tiên chứ không hẳn là phải có tổ chức.

3. Lần đầu tiên người dân thường được bước vào “văn tế”: ý này rất quan trọng [trước đây văn tế chỉ dành cho các nhân vật anh hùng, vua chúa, quan lại,…], từ đó nhấn mạnh đến sự vượt thoát và tầm vóc của Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời nhất quán với tư tưởng “thương dân” tức là “yêu nước” của ông [khác với “trung quân ái quốc” trước kia]. Nhấn mạnh tính tự giác, tự ý thức về nguy cơ xâm lược của người nông dân khiến họ cầm tất cả những gì mình có trong tay chống lại giặc Pháp trong một tương quan rất rõ mạnh-yếu, biết mình thua mà vẫn đánh, đó mới là quyết liệt. Đánh trong tâm thế không còn gì để mất, không suy nghĩ được-thua, đánh vì chân lý của một đất nước nhỏ yếu bị xâm lược. Giáo viên có thể liêm hệ đến “ý thức công dân” chỗ này để học sinh có thể suy gẫm đến đương đại: liệu trước những sự việc nguy hại đến nước nhà, đến dân tộc, cá nhân chúng ta có hành động gì không?

4. Khi phân tích những hành động “bài Pháp” trong bài văn tế, người dạy cần liên hệ đến hoàn cảnh lịch sử. Thái độ của Nguyễn Đình Chiểu có phải là đi ngược lại văn minh và sự phát triển của nhân loại không? Những suy nghĩ căm ghét, không chịu hàng Pháp, khi nhìn thấy văn minh Pháp,… là phù hợp với tâm lý người dân lúc đó. Cũng có thể liên hệ luôn giống như bây giờ mình bài xích hàng Tàu, muốn “thoát Trung” vì yêu nước.

5. Nhấn mạnh đến tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu dành cho người dân Nam bộ. Mặc dù sinh ra ở Sài Gòn nhưng giai đoạn cuối đời ông sống ở nông thôn, gần gũi với họ, hiểu họ, yêu họ. Ông miêu tả những người nông dân trong tác phẩm vừa gần gũi, đời thường, dung dị, đáng yêu, vừa kiên trung, bất khuất, giữ vẹn chữ nghĩa tình [những điểm này cần có ví dụ minh họa lấy từ trong bài].

6. Chỉ ra sự thú vị, độc đáo của kho từ vựng Nam bộ, điều vừa là điểm mạnh của Nguyễn Đình Chiểu, cũng lại là điểm làm cho ông không phổ biến ở các địa phương khác được. Khuyến khích học sinh đọc Hồ Biểu Chánh, đọc Lê Hoàng Mưu với lớp từ Nam bộ, từ cổ dày đặc trong đó; gợi mở cho học sinh sáng tác theo lối viết phú kiểu biền ngẫu.

Để khuyến khích học trò hiểu về lớp từ Nam bộ xưa, có thể cho học trò liệt kê những từ, cụm từ không hiểu, tìm từ đồng nghĩa hiện đại, hoặc giải thích. Cho học trò thử viết một đoạn văn theo kiểu xưa xem thế nào.

Ví dụ: Đây là thư mời họp lớp, viết theo từ vựng ngày xưa sẽ viết thế này: “Nay hội chiêu dụ cho nhơn dân lớp 11A ai nấy được hay về sự việc tên là “Cánh đồng xanh” vậy. Y theo những lẽ mà chúng tôi đã đánh dây thép cho quý vị thì tại đây sẽ vui mừng mà xảy ra sự tổ chức buổi tiệc long trọng. Ngoài trao thưởng, còn có các tiết mục hát ca từ các ca sĩ từ mọi nẻo đàng tập hợp về đây mà cùng làm sự ấy… Hễ ai đụng việc khác mà không đến góp vui thì âu cũng là một sự đáng tiếc vậy…”

Đại khái với những ví dụ gần gũi như vậy để các em hiểu tiếng Việt đã thay đổi qua nhiều thời kỳ như thế nào về từ vựng, về ngữ pháp…

Dạy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thành công là khi học trò đạt được “chuẩn đầu ra”: yêu tính cách, nghĩa khí người Nam bộ, hiểu thêm về nhà thơ lớn đại diện cho miền Nam, hiểu được hoàn cảnh lịch sử và vận dụng cho hiện tại, có ý muốn yêu thích và tìm hiểu về từ ngữ, phương ngữ Nam bộ…

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc HOC247, Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nội dung Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Soạn, hoàn cảnh sáng tác bài “văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” là, Chúng mình Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc la tiếng khóc mang tầm vóc sử thi, Phần Lung khởi bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Wiki- Nguyễn Đình Chiểu - Đồ Chiểu[ 1822 - 1888] Tự là Mạnh Trạch, hiệuTrọng Phủ, Hối Trai [ cái phòng tối ]
- Sinh tại quê mẹ: Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên vào Gia Định làm thư lại, lấy bàTrương Thị Thiệt người Sài Gòn làm vợ thứ, sinh ra Nguyễn Đình Chiểu.
- 1833 ông Huy đưa Nguyễn Đình Chiểu vào Huế ăn học, 1840 Nguyễn Đình Chiểu về Nam, 1843 thi đỗ tú tài, 1846 ra Huế thi tiếp nhưng đến 1949 lúc sắp thi thì mẹ mất, bỏ thi về Nam đội tang mẹ. Trên đường đi bị đau mắt nặng vì khóc mẹ quá nhiều nên đã bị mù hai mắt.
- Bị mù từ năm 27 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu vẫn mở lớp dạy học, làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo và sáng tác thơ văn chống Pháp.

- 1859 Pháp đánh Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu đánh giặc và sáng tác nhiều thơ văn chiến đấu.


-Thực dân Pháp biết ông là người có tài tìm cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông tỏ thái độ bất hợp tác.
- 1888 ông qua đời. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức, suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi nhân dân.

II. Sự nghiệp thơ văn.

1. Tác phẩm chính.

- Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm.
+ Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu.
+ Chạy giặc
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
+ Văn tế Trương Định
+ Thơ điếu Trương Định
+ Thơ điếu Phan Tòng
+ Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.
+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp. [ Truyện thơ dài]

2. Nội dung thơ văn.

- Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa.
+ Nhân: Tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.
+ Nghĩa: Là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.
à Tất cả sáng tác của ông đều đặc biệt đề cao chữ nghĩa, là những bài học về đạo làm người. Đạo lí làm người của Nguyễn Đình Chiểu manh tinh thần Nho gia, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều là nhưng mẫu người lý tưởng, sống nhân hậu, thủy chung, ngay thẳng, dám xả than vì nghĩa lớn...
- Lòng yêu nước thương dân.
+ Thơ văn ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân. Đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ Quốc.
+ Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân. Ông khóc than cho đất nước gặp buổi đau thương. Ông căn uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù. Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.
à Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, kích lệ không nhỏ tình thần và ý chí cứu nước của nhân dân.

3. Nghệ thuật thơ văn.

- Có nhiều đóng góp, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương.
- Thơ văn Nguyên Đình Chiểu còn mang đậm chất Nam Bộ: Từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác.
- Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
à Hơn một thế kỷ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai vẫn rực sáng trên bàu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp  và những cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà.

PHẦN HAI: TÁC PHẨM.

I. Đọc hiểu tiểu dẫn.

1. Xuất xứ.

- Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế. Ngay sau đó vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác.
- Như vậy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không đơn thuần là sản phẩm của  nghệ thuật cá nhân mà còn là sản phẩm mang tính chất nhà nước, thời đại.

2. Thể loại và bố cục.

- Văn tế: Văn khóc, điếu văn.
- Bố cục: 4 phần.
+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của ng­ười nông dân.
+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân - nghĩa sĩ.
+ Ai vãn: Bày tỏ lòng th­ương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.
+ Khốc tận [ Kết ]: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

3. Chủ đề.

- Văn tế nghĩa Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca lớn, nó ca ngợi những con người nghèo khó theo Trương Công Định đáng giặc và họ đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến Cần Giuộc.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đọc.

2.Tìm hiểu từ khó và điển cố.

- Chú thích SGK.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3.1. Phần lung khởi.
- Mở đầu là tiếng than: Hỡi ôi!....đó là tiếng khóc của Đồ Chiểu. Lời than mở đầu đã nóng bỏng trong cái dữ dội của chiến tranh, đặt người nghĩa sĩ vào thử thách lớn của lịch sử.
- Vận nước là thước đo lòng người: Súng giặc…lòng dân trời tỏ.
- Cách dùng từ và lối so sánh mộc mạc, giản dị trong câu văn biền ngẫu đối xứng, bộc lộ ý nghĩa cao quí của sự hi sinh trong chiến đấu chống Pháp của người dân lao động Nam Bộ.

3.2. Phần thích thực.


* Nguồn gốc.
- Xuất thân từ tầng lớp nông dân lao động nghèo khổ, cần cù, chất phác, hiền lành. Không phải lính chuyên nghiệp, chỉ quen công việc đồng áng, cuốc cày.
* Tâm hồn.
- Khi giặc Pháp xâm lược, người nông dân lam lũ bỗng chốc trở thành người lính can trường, có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đất nước có giặc họ tự nguyện tham gia giết giặc.
àNhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đủ can đảm để bước ra khỏi toà lâu đài của ngôn ngữ bác học đến với túp lều cỏ của ngôn ngữ bình dân, phô bày hết lòng căm thù giặc của nông dân một cách mãnh liệt. Hệ  thống ngôn từ Nam Bộ mạnh mẽ dứt khoát lột tả bản chất người nông dân quyết không đội trời chung với giặc. Nếu không có lòng yêu nước Nguyễn Đình Chiểu không thể hiểu thấu lòng người dân đến như vậy được.
* Trang bị.
- Thô sơ, thiếu thốn. Không biết võ nghệ, không học binh thư, không phải lính chuyên nghiệp, đối lập hoàn toàn với kẻ thù.
* Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hi sinh
- Tiến công như vũ bão: Đâm, chém, đạp, lướt, xô, liều, đẩy…
- Coi cái chết nhẹ như lông hồng, hiên ngang trên chiến địa, chiến đấu hết mình, quên mình.
- Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác, hình ảnh so sánh, động từ mạnh, thể hiện sự xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân.
- Nguyễn Đình Chiểu không hề tô vẽ, mà cứ để nguyên một đám đông lam lũ, rách rưới, tay dao tay gậy aò ào xông vào đồn giặc. Lần đầu tiên Nguyễn Đình Chiểu đưa vào văn học bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân lao động hoành tráng, hết mình, quên mình trong chiến đấu.
3. 3. Phần ai vãn.

- Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên từ dòng nước mắt của Đồ Chiểu, bao trùm toàn bộ bài văn tế là hình tượng tác giả.
- Tiếng khóc Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố : Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lich sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.

- Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.


- Hình ảnh gia đình tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.
- Nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.
- Tác giả sử dụng hình ảnh đẹp biểu hiện bề sâu cái chết cao quí của nghĩa sĩ.

3.4. Phần khốc tận [ kết ].


- Tác giả đề cao quan niệm : Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.
- Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.
4. Kết luận.
- Bài văn tế là hình ảnh chân thực về người nông dân Việt Nam chống Pháp với lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng tuyệt vời của người nông dân Nam Bộ trong phong trào chống Pháp cuối XIX.

- Với bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử VH dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.


 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề