Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta có ý nghĩa như thế nào

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có bề dày văn hóa, phong tục tập quán, nhất là những truyền thống tốt đẹp. Đó là những giá trị đã có từ lâu đời, được duy trì và phát huy qua từng thế hệ. Vậy, truyền thống là gì? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống nào đáng quý? Hãy cùng ReviewAZ đi tìm lời giải trong cẩm nang thông tin của chúng tôi ngay sau đây.

Truyền thống là gì?

Truyền thống là một khái niệm khá trừu tượng. Để hiểu rõ về cụm từ này, ta cần cắt nghĩa dựa trên nhiều phương diện, nhiều nguồn thông tin. Sau đó hình thành một khái niệm theo cách hiểu cho cho riêng mình.

  • Theo Từ điển Hán Việt, truyền thống là truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau.
  • Theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay. Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị - xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống.
  • Theo Từ điển chính trị vắn tắt, truyền thống là những giá trị được xét trên hai mặt xã hội và văn hóa, được truyền từ đời này sang đời khác, được giữ gìn và biểu hiện trong suốt thời gian dài.

Kết luận chung, truyền thống bao gồm những thói quen được hình thành từ lâu đời. Nó bất biến trong suy nghĩ, nếp sống của nhiều cấp độ đối tượng khác nhau như một gia đình, một tập thể, một xã hội, một dân tộc, một tập đoàn lịch sử.

Truyền thống còn là những tư tưởng, tình cảm trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong quá khứ, mang lại những giá trị tốt đẹp. Từ đó, truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống do ông cha để lại.

Có thể bạn quan tâm: GM food là gì? Có nên sử dụng GM food trong bữa cơm hằng ngày không?

Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

Việt Nam là một quốc gia giàu giá trị truyền thống, gồm nhiều những thói quen, lối sống, tinh thần tích cực được hình thành từ xa xưa. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua giá trị truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc.

Truyền thống yêu nước

Đáng quý, đáng trân trọng nhất phải kể đến truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Từ khi Tổ quốc bị xâm lăng cho đến thời kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, tinh thần yêu nước của cả dân tộc như một vũ khí mạnh mẽ, có sức mạnh vô song.

Khi đất nước có chiến tranh, già trẻ, gái trai đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tinh thần yêu nước, truyền thống yêu nước là yếu tố tiên quyết để họ đưa ra quyết định xông pha chiến trường.

Tinh thần đoàn kết

Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết cũng là một giá trị truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt. Mỗi khi đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh, tinh thần đoàn kết lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ.

Trên khắp đất nước quyên góp tiền, hiện vật, giúp đỡ bà con sửa sang lại nhà cửa, khắc phục hậu quả sau thiên tai. COVID-19, lũ lụt miền Trung không làm giảm đi tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam.

Truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam

Cuối cùng phải kể đến truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng như thế hệ trẻ Việt Nam. Sức trẻ, sự nhiệt huyết của họ là một truyền thống quý báu, lan tỏa đến toàn dân tộc.

Trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, sức trẻ ấy được biểu hiện một cách sáng tạo, đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh. Quả thực, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển đất nước, để giữ gìn và phát huy những truyền thống dân tộc.

4 nguyên tắc giữ gìn và phát huy truyền thống

Trong thời đại hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng như hiện nay, việc giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc là mục tiêu hàng đầu.

Để làm được điều này, mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần nắm vững 4 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Bài trừ, loại bỏ tận gốc những điều tiêu cực, trái với sự phát triển, tiến bộ trong thời buổi hiện nay. Đó là những tàn dư của quá khứ, đang làm xấu hình ảnh của quốc gia, dân tộc. Có thể kể đến như tư tưởng lạc hậu, tư tưởng phong kiến,...
  • Giữ gìn và phát huy một cách sâu rộng những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, những nếp sống đẹp của đồng bào trên cả nước.
  • Không ngừng đổi mới, sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống sao cho phù hợp, phù hợp với tình hình đất nước, xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, không được làm mất bản chất vốn có, không kệch cỡm, lố lăng.
  • Thế hệ trẻ có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đã có từ xa xưa. Bên cạnh đó phải hình thành những giá trị mới.

Có thể bạn quan tâm: Kajima là gì? Tại sao Kajima lại thường xuất hiện trong các bản nhạc buồn?

Truyền thống có tác động như thế nào đến cuộc sống hiện nay?

Có thể nói, truyền thống là một giá trị văn hóa không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, xét trên góc độ tích cực và tiêu cực, những giá trị truyền thống đã có những tác động không nhỏ đến cuộc sống hiện nay.

Tác động tích cực

Dưới góc độ tích cực, những tác động có thể kể đến như:

  • Làm phong phú thêm bản sắc văn hóa - truyền thống của quốc gia, dân tộc. Đây là một yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du lịch trải nghiệm, khám phá. Góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.
  • Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ. Từ đó hình thành lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần dân tộc, hiểu được công lao to lớn của các thế hệ đi trước.
  • Những giá trị truyền thống còn hình thành những thói quen sống, suy nghĩ tốt đẹp với mỗi cá nhân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là tiền đề quan trọng để con người sống tốt, có ích hơn cho xã hội, cho đất nước.
  • Giá trị truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác mang ý nghĩa tích cực. Đó cũng là sức mạnh để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đối mặt với những kẻ thù xâm lăng trên mọi mặt trận.

Tác động tiêu cực

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận, truyền thống cũng đã tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống hiện nay. Làm thế nào để hạn chế tối đa vấn đề này đang là một thách thức lớn.

  • Những giá trị cổ hủ, lạc hậu vẫn tồn tại trong một bộ phận cộng đồng, dân tộc. Những yếu tố đó đang đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội, đi ngược với sự tiến bộ của loài người.
  • Nhiều cá nhân, tập thể vẫn giữ những quan điểm cổ hủ nên việc đổi mới, sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn.
  • Nhiều cá nhân phản động dựa vào việc đổi mới, sáng tạo giá trị truyền thống để truyền bá những tư tưởng kệch cỡm, sai lệch với truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề “truyền thống là gì”. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin được chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện về khái niệm này. Qua đó, không ngừng học tập và rèn luyện để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Có thể bạn quan tâm: Headhunter là gì? Tầm quan trọng của ngành headhunter với các doanh nghiệp

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời Gợi ý Bài 7 trang 24 sgk GDCD 9

Trả lời:

– Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

– Thực tiễn đã chứng minh điều đó:

     + Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

     + Sự hi sinh của các chiến sĩ ngoài mặt trận, của cán bộ công chức, những người phụ nữ, những người cha, người mẹ, của nam nữ công nhân, nông dân, của tầng lớp thanh thiếu niên ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chông Mĩ.

Trả lời:

– Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.

– Cách cư xử của người học trò cũ – Phạm Sư Mạnh thể hiện truyền thông “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Trả lời:

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:

     + Truyền thống yêu nước;

     + Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

     + Truyền thống đoàn kết;

     + Truyền thông nhân nghĩa;

     + Truyền thống cần cù lao động;

     + Truyền thống hiếu học;

     + Truyền thống tôn sư trọng đạo;

     + Truyền thống hiếu thảo…

– Các truyền thông về văn hoá [các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam]

– Các truyền thông về nghệ thuật [nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..]

– Những nghề truyền thống [nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai…]

Trả lời:

– Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

a] Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ;

b] Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ;

c] Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d] Khống tôn trọng những người lao động chân tay ;

đ] Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác ;

e] Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ;

g] Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ;

h] Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam ;

i] Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo ;

k] Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật,

l] Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Lời giải:

Các câu đúng: [a], [c], [e], [g], [h], [i], [l].

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

Lời giải:

      Dù ai đi đó đi đây

   Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình.

Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình, Lại Ân, Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hàng năm, sau khi ăn Tết xong, làng mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: Dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.

Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thông, còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

Võ đài là xới vật bằng đất bột, mỗi bề rộng chừng bôn năm sải tay, cao hơn một mét được dựng trước sân đình từ ngày hôm trước [mùng 9 tháng Giêng], bôn bề dăng dây bảo vệ.

Ngôi đình làng năm bên bờ sông, cảnh quan thoáng đãng, sông nước hữu tình. Người xem vây quanh xới vật ngồi san sát bên nhau trên những mô đất, những bệ cấp bằng tre già đan kết lại trong khuôn viên đình rộng chừng 600m2.

Sau nghi lễ và những điều dặn dò về thi đấu, các đô sẵn sàng vào cuộc thi hào hứng. Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, khăn đen, áo dài, ngồi cầm trông ngay trước đình. Tiếng trông nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu. Trọng tài trên xới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết.

Các đô vật không đóng khố như ở ngoài Bắc mà mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng. Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng kí tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào xới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi. Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại.

Luật vật dân tộc dựa trên nguyên tắc “túc bất li địa” [chân không rời đất]. Nếu nhấc được hai chân của đối thủ rời khỏi mặt đất là thắng cuộc. Từ “túc bất li địa”, luật tiến đến “lấm lưng, trắng bụng”, một phần hoặc cả hai phần lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời, là thua cuộc. Trước dây, vật võ làng Sình áp dụng luật “lấm lưng, trắng bụng”. Các đô phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng và phải thắng tất cả đô trong ngày để đoạt chức vô địch. Luật này làm nảy sinh sự tính toán để giành chức vô địch, gây mất đoàn kết và để lại hậu quả xấu. Từ hơn 20 năm nay, luật quy định: duy trì “lấm lưng, trắng bụng”, nhưng phải giữ [đè] đối thủ bất động trong ba giây, phải thắng tiếp ba người mới được vào bán kết.

Tiếp tục thắng ba người nữa mới vào chung kết. Sau này, tuỳ số đô lọt vào vòng hai mà quy định thể lệ, thông thường là loại trực tiếp. Với vật võ, ngoài sức khoẻ, các đô còn có kĩ thuật, có “miếng” và nhanh nhạy mới mong giành được thắng lợi.

Vật có nhiều miếng đẹp mắt, quyết liệt. Những miếng thường được các đô sử dụng là xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng háng [thò tay vào háng rồi lựa thế tấn công] nâng đối thủ vật ngã bổng, miếng bành [xốc nách bế ngửa], miếng táng [nâng đối thủ lên]…

Một đô vật lí tưởng là người có tay chân cân đối. Chân mạnh để trụ vững, tay mạnh đề vật ngã đối phương. Nhưng to chưa hẳn đã mạnh, mạnh chưa hẳn đã thắng, cần phải nhanh, kiên trì để khai thác sơ hở của đối phương.

Hội Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, cấm chơi xấu, cấm dùng đòn độc, đòn hiểm, nguy đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, đòn đá, đòn đánh, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt… Nếu hai đô vật giằng co nhau không thắng, trọng tài sẽ phạt và buộc thay thế tư thế vật [vật quỳ] để kết thúc nhanh trận đấu.

Hội vật sắm các giải thưởng để động viên. Đô vật thua cũng có quà lưu niệm. Giải thưởng là tặng phẩm do dân làng và các mạnh thường quân đóng góp. Giải thưởng vô địch thường trang trọng hơn [cau trầu, rượu, đầu heo…]. Các đô vật chia theo hai hạng tuổi: thiếu niên và thanh niên, tầm vóc chênh lệch trên dưới 10kg.

Tinh thần đồng đội ở các địa phương rất quan trọng, một đô của làng nào bị thua tức khắc có đô khác lên tiếp sức. Mỗi năm có hơn 100 đô vật tham gia hào hứng suốt ngày. Thua một trận phải chờ đến năm sau mới “phục hận” được.

Vì vậy các đô phải rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân được dự đua tài. Các xã có phong trào đô vật mạnh là Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Dương [Phú Vang]; Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh [Hương Trà]; Thủ Lễ [Quang Điền]; Hương Sơ [TP. Huế].

Cùng với xới vật chính, đêm hôm trước và suốt ngày hội, khắp nơi trong làng, các quán hàng ăn: bủn bò, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, cháo lòng, bánh canh, chè… các gian trò chơi thu hút đông đảo khách chơi xuân. Cho đến khi tắt nắng, cuộc vui mới chịu dừng, hôm sau mọi việc trở lại nhịp đời thường. Một năm làm lụng mới lại bắt đầu.

a] Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá ;

b] Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c] Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d] Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ] Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ;

e] Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Lời giải:

Đáp án đúng: [a], [b], [c], [e]

Truyền thông tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Em hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương.

Lời giải:

– Em không đồng ý với ý kiến của An.

– Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm [như ý nghĩ của An].

– Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung… Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

Video liên quan

Chủ Đề