Từ 5/9/2022 đến nay là bao nhiêu tuần

Đây là nội dung tại Thông báo 288/TB-VPCP ngày 19/9/2022 kết luận của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương.

Tại thông báo nêu rõ, trong nước, dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát; tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường do: Virus biến đổi, xuất hiện các biến thể mới; Hiệu lực bảo vệ của vaccine suy giảm theo thời gian; Các dịch bệnh thông thường, dịch bệnh theo mùa có xu hướng gia tăng dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch; Có tâm lý lơ là, chủ quan ở một bộ phận người dân và chính quyền một số địa phương; Tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan.

Các cấp, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt các quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; vaccine là biện pháp chiến lược, quan trọng trong phòng, chống dịch. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội, an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng yêu cầu, khẩn trương hoàn thành việc tiêm vaccine COVID-19 theo mục tiêu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã đề ra, hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu các tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm chủng thấp nghiêm túc rà soát, xem xét trách nhiệm các cấp, làm rõ nguyên nhân chưa hoàn thành việc tiêm vaccine để khẩn trương có biện pháp khắc phục.

Bộ Y tế tiếp tục bảo đảm cung ứng phân bổ đầy đủ, kịp thời vaccine phòng COVID-19 theo nhu cầu của địa phương, không để thiếu vaccine; rà soát, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương có tỉ lệ tiêm thấp đẩy nhanh việc tiêm vaccine; cùng với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia tiêm vaccine; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn hóa số liệu tiêm chủng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêm vaccine để hoàn thành kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế; sớm giải quyết triệt để tình trạng thiếu thuốc vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân, đặc biệt là cho phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống của dịch bệnh. Dứt khoát không để tiếp diễn, kéo dài tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế do vướng mắc về thủ tục, quy định và do thiếu trách nhiệm.

Các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính khẩn trương đánh giá việc đấu thầu tập trung, khẩn trương đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, sửa đổi các Thông tư có liên quan để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch cho việc mua sắm; đồng thời thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong việc mua sắm.

Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về mua sắm, đấu thầu, các quy định về mua sắm đặc thù của ngành Y tế; khẩn trương tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại do nguyên nhân chủ quan phải chịu trách nhiệm

Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh; thường xuyên rà soát, cập nhật, báo cáo về kịch bản phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Tinh thần chung là không để dịch bệnh bùng phát trở lại, không để dịch chồng dịch; cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại do nguyên nhân chủ quan phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân.

Đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố rà soát, kiện toàn, nâng cao năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải, manh mún.

Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội; Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

[Báo Sức khỏe và đời sống]

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết gấp 4,5 lần, thêm 1 chủng vi rút gây bệnh

Ngày 19-9, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao so với tuần trước. Từ đầu năm đến ngày 16-9, Hà Nội ghi nhận 3.023 ca mắc sốt xuất huyết [tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái], trong đó có 4 ca tử vong. Ngoài type vi rút gây bệnh lưu hành là Dengue 1 và Dengue 2, trên địa bàn Hà Nội vừa phát hiện thêm chủng vi rút Dengue 4.

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua [từ ngày 9 đến 16-9], trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 760 ca mắc sốt xuất huyết [tăng 38,9%] so với tuần trước và có 1 ca tử vong.

Bệnh nhân được ghi nhận tại 29 quận, huyện; trong đó, ca bệnh tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện như: Bắc Từ Liêm [58 ca], Thanh Oai [58 ca], Đống Đa [55 ca], Đan Phượng [50 ca], Hà Đông [50 ca], Thường Tín [50 ca], Thanh Trì [41 ca], Nam Từ Liêm [37 ca]. 

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 3.023 ca mắc sốt xuất huyết [tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái], trong đó có 4 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện và 395/579 xã, phường, thị trấn. 

Ngoài ra, trong tuần qua, ghi nhận thêm 44 ổ dịch mới tại các quận, huyện, gồm: Đống Đa [7], Bắc Từ Liêm [6], Thanh Oai [6], Hà Đông [5], Hoàng Mai [4], Quốc Oai [3], Long Biên [3], Hai Bà Trưng [2], Thanh Trì [2], Tây Hồ [2], Thanh Xuân [1], Phú Xuyên [1], Gia Lâm [1], Hoài Đức [1]. 

Cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 311 ổ dịch tại 28 quận, huyện. Hiện còn 118 ổ dịch đang hoạt động tại 26 quận, huyện, trong đó, 2 ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân là ổ dịch thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì [có 55 bệnh nhân] và ổ dịch thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất [có 56 bệnh nhân].

Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch.

Theo CDC Hà Nội, vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau, là: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Hà Nội đã phát hiện ra 3 chủng vi rút gây bệnh trên địa bàn thành phố trong năm 2022 là Dengue 1, Dengue 2 và Dengue 4. 

Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, sau khi bệnh nhân nhiễm phải một trong các chủng vi rút sốt xuất huyết thì cơ thể đã có khả năng miễn dịch với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do chủng khác gây nên. Điều đáng lo ngại là lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần nhiễm trước đó.

[Báo Hà Nội mới]

Người dân mòn mỏi ngóng thuốc, vật tư y tế

Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Bệnh viện trực thuộc Bộ về việc chủ động mua sắm các thuốc thuộc danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá tại Thông tư 15/2020. Hiện có 69 thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục đàm phán giá. 

Theo ông Lê Thanh Dũng, Giám đốc Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, Hội đồng Đàm phán giá thuốc [Bộ Y tế] đang tích cực đàm phán giá với nhà thầu đối với các thuốc biệt dược gốc đã được phê duyệt. Ngay sau khi Bộ Y tế phê duyệt kết quả đàm phán giá, Trung tâm sẽ công bố kết quả để các cơ sở y tế thực hiện. 

Trong khi chưa có kết quả đàm phán giá, để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị các cơ sở y tế có trách nhiệm chủ động mua sắm theo quy định. 

Câu chuyện thiếu thuốc không mới song bắt đầu nóng lên từ giữa tháng 6 vì nó xảy ra ở nhiều tỉnh thành, nhiều bệnh viện, kể cả các bệnh viện lớn. Thủ tướng Chính phủ liên tục, quyết liệt chỉ đạo Bộ Y tế cùng các Bộ ngành liên quan đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn cho vấn đề mua sắm thuốc.

Trọng tâm trong các biện pháp này là cần giải quyết được những bất cập trong quy định pháp luật về đấu thầu để đảm bảo người dân luôn tiếp cận

Bên cạnh việc sửa đổi luật Đấu thầu, xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Dược theo trình tự, thủ tục rút gọn, đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc tập trung quốc gia, đàm phá giá…, Bộ Y tế cũng đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 15/2019. 

Trong bối cảnh đang triển khai đàm phán giá, rất cần thiết việc tiếp tục triển khai gói thầu biệt dược gốc tại Điều 8 trong quy định hiện hành của thông tư 15. 

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu IQVIA, thuốc biệt dược gốc chiếm 11% trên tổng lượng sử dụng của thuốc kê đơn của Việt Nam [so với mức bình quân 27% tại châu Á - Thái Bình Dương]. Hiện giá biệt dược gốc xuất xưởng của Việt Nam vào hàng thấp nhất ASEAN và sẽ tiếp tục giảm khi triển khai đàm phán giá. Gần 2/3 số biệt dược gốc đang sử dụng là thuốc biệt dược gốc hết thời hạn bảo hộ bản quyền. 

Hiện nay trong quy định đã có gói thầu mua sắm cho biệt dược gốc. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang trong quá trình sửa đổi các quy định liên quan và đang tham vấn theo 2 phương án: duy trì gói biệt dược gốc và bỏ gói biệt dược gốc. Điều này khiến cho môi trường chính sách dành cho biệt dược gốc thiếu tính ổn định, tính dự báo để các nhà cung ứng có kế hoạch sản xuất. 

Nếu các biệt dược gốc hết hạn bảo hộ bắt buộc đấu thầu chung với thuốc generic nhóm 1 thì sẽ không công bằng vì không thể cạnh tranh về giá, không thể tồn tại trên thị trường Việt Nam. Không đấu thầu được, thuốc biệt dược gốc sẽ không thể có mặt trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các nhà thuốc. Người bệnh chịu thiệt thòi trước tiên, không tiếp cận và sử dụng được biệt dược gốc. Bác sĩ điều trị cũng bị giới hạn quyền lựa chọn thuốc trong công tác điều trị. 

Trong khi đó, trong điều trị, các biệt dược gốc hết thời hạn bảo hộ không phải luôn thay thế được, các thuốc generic cần phải có thử tương đương sinh học. Người bệnh có nhu cầu tiếp tục sử dụng hoặc bắt buộc phải sử dụng biệt dược gốc để đảm bảo hiệu quả điều trị sẽ bị phát sinh các khoản chi từ tiền túi. Trong khi trước kia, chi phí này có thể được san sẻ nhờ bảo hiểm y tế. 

Bên cạnh đó, việc này có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện đường dây cung cấp thuốc biệt dược gốc từ nước ngoài không kiểm soát được. 

Theo một chuyên gia hàng đầu về chính sách y tế, thuốc biệt dược gốc không phải là mặt hàng cần là có ngay hay có sẵn để thay thế bởi mỗi mặt hàng được cung cấp bởi một nhà sản xuất và một nhà phân phối. Các nhà sản xuất và nhà phân phối cần phải có kế hoạch điều phối giữa các thị trường trên toàn cầu. Khi biệt dược gốc khó vào thị trường Việt Nam, bác sĩ và người bệnh không tiếp cận được với thuốc mới.

Những bệnh nhân có khả năng chi trả cao sẽ ra nước ngoài khám chữa bệnh, gây thất thoát ngoại tệ và không thúc đẩy được việc đầu tư công nghệ, dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao ở Việt Nam. 

[Báo điện tử Dân trí]

Bộ Y tế thông tin gì về thiếu cục bộ vaccine COVID-19 Moderna tiêm cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi?

Sáng ngày 20/9, Bộ Y tế đã có thông tin liên quan tới việc thiếu cục bộ vaccine Moderna phòng COVID-19 cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương [Bộ Y tế] thông tin Viện đã cung cấp đầy đủ vaccine Moderna cho các tỉnh, thành phố để ưu tiên tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna.

Tuy nhiên một số địa phương đã sử dụng vaccine Moderna để tiêm nhắc cho người lớn dẫn tới thiếu hụt vaccine Moderna cho trẻ em. Nguyên nhân là do nhiều gia đình có trẻ em đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna không đưa trẻ đi tiêm tiếp mũi 2 hoặc trẻ bị ốm, mắc COVID-19 phải hoãn tiêm; vaccine Moderna chỉ được sử dụng tối đa trong 30 ngày kể từ khi rã đông.

Để hỗ trợ các địa phương, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vaccine giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với UNICEF để có thể sớm tiếp nhận vaccine Moderna, đảm bảo trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi được tiêm đủ liều vaccine.

Trước đó, TP Hồ Chí Minh có 'kêu' thiếu 116.000 liều vaccine Moderna để tiêm cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi.

Trong văn bản gửi các địa phương hồi gần cuối tháng 8/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trong thời gian qua, Viện đã tiếp nhận viện trợ và phân bố 9.187.200 liều vaccine Moderna trẻ em [0,25ml] cho các tỉnh, thành phố để triển khai tiêm cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi.

Lần phân bổ vaccine Moderna trẻ em cuối cùng là ngày 30/6/2022. Theo đó, Viện đã phân bổ 1.964.000 liều vaccine Moderna cho các tỉnh, thành phố để ưu tiên tiêm mũi 2 trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 là vaccine Moderna. Trường hợp không sử dụng hết thì mới được dùng để tiêm mũi nhắc lại cho người lớn.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi sẽ tiêm liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna [từ 6 tuổi] thì 2 mũi phải cùng loại vaccine. Điều này có nghĩa là trẻ đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna thì mũi 2 cũng phải tiêm vaccine Moderna.

Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi từ giữa tháng 4/2022, đến nay sau hơn 5 tháng triển khai, cả nước đã tiêm gần 16,5 triệu mũi, trong đó mũi 1 là hơn 9,76 triệu; mũi 2 là gần 6,7 triệu mũi... Bên cạnh một số địa phương tiêm nhanh, vẫn còn nhiều tỉnh, thành tiêm chậm và thấp hơn mức bình quân chung cả nước.

Chủ Đề