Tuoôit thọ trung bình của người việt nam

[VOV2] - Năm 2021, tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM ghi nhận ở mức khá cao 76,2 tuổi, so với cả nước 73,6 tuổi. Tuy tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh khá thấp, chỉ đạt 64 tuổi.

Thông tin này vừa được ông Phạm Chánh Trung - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM - báo cáo tại Hội nghị hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2022 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững" và kỷ niệm Ngày dân số Việt Nam 26/12.

Bên cạnh các thành tựu đạt được, công tác dân số của cả nước đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức như mức sinh giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước còn chênh lệch đáng kể; mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh; chỉ số phát triển con người [HDI], cùng với tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ "dân số vàng" và thích ứng với việc "già hóa dân số".

Đặc biệt những năm gần đây, công tác khám chữa bệnh, quản lý và truyền thông kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở TP.HCM được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Thông qua đó đã góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Cụ thể năm 2021, tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM ghi nhận ở mức khá cao 76,2 tuổi, cao hơn so với cả nước là 73,6 tuổi. Tuy tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi.

Điều này theo đánh giá một phần xuất phát từ việc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn bị giới hạn nhất định, hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa bắt kịp với tốc độ già hóa dân số ngày càng tăng tại TP.HCM.

Tại hội nghị, ông Phạm Chánh Trung một lần nữa cảnh báo về tổng tỷ suất sinh của TP.HCM hiện vẫn ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế của cả nước [tổng tỷ suất sinh năm 2022 dự ước là 1,39 con/phụ nữ].

TP.HCM cũng là địa phương được xếp trong nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. "Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội..." - ông Trung nhấn mạnh.

Ngoài ra, về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang được kiểm soát, tuy nhiên, theo ông Trung nếu không tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp hiệu quả thì tỷ suất giới tính khi sinh vẫn có thể tăng trở lại trong thời gian tới.

Dữ liệu từ Niên giám thống kê 2021 của Tổng cục Thống kê mới được công bố gần đây chỉ ra rằng, dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,5 triệu người, tăng 923,5 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020.

Trong đó, dân số thành thị 36,6 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,9 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,4 triệu người, chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ.

Về tuổi thọ trung bình của người Việt Nam, báo cáo cho biết, trong giai đoạn 2015-2020, tuổi thọ trung bình của cả nước đã tăng từ 73,3 tuổi lên 73,7 tuổi. Song, sang đến năm 2021, tuổi thọ trung bình đã giảm nhẹ xuống còn 73,6 tuổi.

Xét theo giới tính, tuổi thọ của nữ giới có xu hướng cao hơn tuổi thọ của nam giới. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của nam giới đã tăng từ 70,7 tuổi vào năm 2015 lên 71,1 tuổi vào năm 2021. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của nữ giới đã tăng từ 76,1 [2015] lên 76,4 [2021].

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam phân theo giới tính giai đoạn 2015-2021. Nguồn: TCTK

Trong khu vực Đông Nam Á, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tuổi thọ bình quân của một người dân Đông Nam Á là 73 tuổi. Trong đó, độ tuổi bình quân của nam giới là 70 tuổi, nữ giới là 76 tuổi.

Xét riêng từng quốc gia, Singapore là nơi có tuổi thọ trung bình cao nhất khu vực Đông Nam Á [84 tuổi]. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của nam giới là 81 tuổi, còn nữ giới là 86 tuổi. Trong khi đó, Lào và Myanmar là 2 nơi có tuổi thọ trung bình thấp nhất trong khu vực [66 tuổi].

Tuổi thọ trung bình của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 2021. Nguồn: TCTK

Nhìn chung, trong năm 2021, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao thứ 5 trên tổng số 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đứng sau Singapore [84 tuổi], Brunei [77 tuổi], Thái Lan [77 tuổi] và Malaysia [75 tuổi]. Trong khi đó, các nước có tuổi thọ trung bình thấp hơn Việt Nam là Indonesia [73 tuổi], Philippines [71 tuổi], Campuchia [70 tuổi], Đông Timor [70 tuổi], Lào [66 tuổi] và Myanmar [66 tuổi].

//cafef.vn/tuoi-tho-trung-binh-cua-nguoi-viet-cao-thu-bao-nhieu-trong-khu-vuc-dong-nam-a-20220803112215976.chn

người Việt Nam có tuổi thọ trung bình là bao nhiêu?

Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo Tổng cục Dân số, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi, nhưng phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới [76,1 so với 71,1]. Năm 2019, khoảng cách này là 5,3 tuổi [76,3 so với 71,0].

Việt Nam có bao nhiêu người hơn 100 tuổi?

Hiện cả nước có khoảng 7,9 triệu NCT chiếm 9,45% dân số, trong đó có 3,98 triệu người từ 60-69 tuổi [4,51% DS], 2,79 triệu người 70-79 tuổi [3,22% DS], 1,17 triệu người trên 80 tuổi [1,93% DS] và khoảng 9.380 người trên 100 tuổi.

Tại sao phụ nữ sống lâu hơn đàn ông?

Nữ giới có hai nhiễm sắc thể XX, estrogen tăng cường hệ thống miễn dịch, ít hút thuốc lá, uống rượu hơn nam giới… nên sống lâu hơn cánh mày râu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới 2019, tuổi thọ trung bình của phụ nữ trên toàn cầu là 74,2, trong khi nam là 69,8.

Tuổi thọ cao nhất trung bình cao nhất thế giới là bao nhiêu?

Quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất là Tây Ban Nha, với mức trung bình là 83,3, tiếp theo là Thụy Điển [83,1 tuổi], Luxembourg và Italy [cùng 82,7 tuổi]. Tuổi thọ thấp nhất được báo cáo ở EU là ở Bulgaria [71,4 tuổi], Romania [72,8 tuổi] và Latvia [73,1 tuổi].

Chủ Đề