Tỷ giá đánh giá cuối kỳ 2023 năm 2024

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tỷ giá hối đoái là một khái niệm rất quan trọng mà ai cũng phải biết. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái bao gồm những gì và quy trình như thế nào? Bài viết dưới đây của Phần mềm kế toán Online EasyBooks sẽ giải đáp cho bạn những điều đó.

1. Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi đồng tiền, phản ánh mối quan hệ về mặt giá trị giữa đồng tiền hai nước. Tỷ giá giữa 02 loại tiền tệ là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để trao đổi một đơn vị ngoại tệ. Tỷ giá này được hình thành dựa trên quy luật cung cầu của thị trường, có sự quản lý và điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ví dụ: Tại thời điểm ngày 12/12/2023, tỷ giá trao đổi của USD là 24.280 có nghĩa là 1 USD = 24.280 đồng hay 24.280 sẽ đổi được 1 USD.

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Dự Thảo Nghị Quyết Giảm Thuế GTGT 6 Tháng Đầu Năm 2024

2. Các chế độ tỷ giá hối đoái

Bên cạnh thắc mắc tỷ giá hối đoái là gì, mọi người cũng quan tâm tới các chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay. Các chế độ tỷ giá này thường phụ thuộc vào hai yếu tố là nhu cầu thị trường và chính sách của Nhà nước.

2.1 Tỷ giá thả nổi

Đây là tỷ giá hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thị trường tiền tệ theo quy luật cung – cầu và không có sự can thiệp của Nhà nước. Trong tình hình hiện nay không một quốc gia nào sử dụng loại chế độ này, đa phần Nhà nước đều can thiệp để hạn chế những biến động ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước.

2.2 Tỷ giá cố định

Tỷ giá cố định là tỷ giá được Nhà nước thiết lập và quản lý. Việc sử dụng chế độ tỷ giá này giúp cho ổn định môi trường đầu tư nước ngoài, hạn chế sự lạm phát và biến đổi thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng tỷ giá hối đoái này một thời gian dài sẽ dẫn tới sự cứng nhắc trong cách quản lý, đồng thời mất cân bằng cán cân xuất nhập khẩu.

2.3 Tỷ giá thả nổi có điều tiết

Tỷ giá thả nổi có điều tiết là tỷ giá kết hợp cả hai loại ở trên, có nghĩa là vừa thả nổi theo quy tắc cung – cầu của thị trường nhưng vẫn dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Loại tỷ giá này đang được đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng để đảm bảo ổn định nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển xuất nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của từng loại tiền tệ.

Nếu tỷ giá hối đoái có sự biến động quá lớn ảnh hưởng tới thị trường và an toàn chung thì Nhà nước sẽ đưa ra một số giải pháp cần thiết để ổn định thị trường như chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, chính sách chống phá giá, nâng giá tiền tệ, v…v..

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Các Điểm Cần Chú Ý Tại Nghị Định 44/2023 Giảm Thuế GTGT 2%

3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái theo nghiệp vụ kế toán

Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái theo nghiệp vụ kế toán được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi]: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

– Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:

+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ [không qua các tài Khoản phải trả] là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

  1. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính:

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.

– Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;

– Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định [phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế] để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.

– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ quy định tại Điểm a Khoản này để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển Khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá chuyển Khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại.

\>>>>>Tìm hiểu thêm: Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng Và Những Điều Cần Biết

\>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: //dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái”. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

EASYBOOKS – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ƯU VIỆT CHO MỌI DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

Chủ Đề