Tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành ngân hàng năm 2024

Theo số liệu báo cáo của Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng cho biết dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 12,5 triệu tỷ đồng, tức tăng 4,7% so với đầu năm, bằng một nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong ngành ngân hàng đã tăng nhanh. Tuy nhiên, các tỷ lệ này có sự chênh lệch rõ ràng giữa các nhóm ngân hàng. Đối với nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp và nhóm các ngân hàng tư nhân khác, mức tăng của nợ xấu và nợ quá hạn nhanh hơn so với hai nhóm còn lại (ngân hàng định hướng cho vay cá nhân và ngân hàng có vốn Nhà nước).

Tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành ngân hàng năm 2024

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu toàn ngành

Đối với nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước

Viện NCKH Ngân hàng cho biết, nợ quá hạn và nợ xấu của các ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối vẫn được duy trì ổn định so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt trong mức thay đổi của các ngân hàng.

Vietinbank ghi nhận tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức 1,1%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức cao (170%). Tại Vietcombank, tính đến hết 6/2023, chất lượng tín dụng được kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,85%.

Tuy đây là con số ở mức thấp nhất hệ thống, nhưng cũng đã tăng so với tỷ lệ 0,68% của Vietcombank hồi cuối năm 2022. Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của Vietcombank ở mức trên 350%.

Đối với nhóm ngân hàng tư nhân cho vay bán lẻ

Nợ quá hạn và nợ xấu của các ngân hàng tư nhân cho vay bán lẻ tăng nhanh hơn so với mặt bằng chung. Theo Viện NCKH Ngân hàng đánh giá, nguyên nhân chủ yếu do động lực từ nhóm ngân hàng theo ngách cá nhân, chuyên cho vay tín dụng tiêu dùng đã đẩy tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của nhóm vượt mức trung bình.

Với VIB, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đã tăng khoảng 2% so với cuối năm 2022. Tính tới cuối tháng 6/2023, dư nợ cho vay khách hàng của VIB tăng nhẹ hơn 1,17%; nợ nhóm 5 giảm mạnh 24,4%, song nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 đều tăng gấp đôi, khiến chi trích lập dự phòng rủi ro của VIB tăng mạnh.

Tuy nhiên, việc ngân hàng tăng gấp đôi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại khiến lợi nhuận trước thuế giảm.

Đối với nhóm ngân hàng tư nhân cho vay doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của các ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng tư nhân cho vay doanh nghiệp đều gia tăng từ quý 4 năm 2022. Trong đó, một số ngân hàng như OCB, MB, MSB đều có mức tăng đáng kể đối với nợ quá hạn.

Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng kể trên xuất phát từ việc các ngân hàng tư nhân cho vay doanh nghiệp chú trọng vào chiến lược cho vay rủi ro cao hơn như bất động sản hay các ngành kinh doanh khác, dẫn đến sự gia tăng rủi ro nợ xấu.

Đối với nhóm ngân hàng tư nhân còn lại

Nợ xấu đã bật tăng mạnh mẽ đối với nhóm ngân hàng này khi tỷ lệ nợ xấu của toàn nhóm tăng từ mức trung bình 3,64% lên mức 4,29%. Các ngân hàng có mức nợ xấu tăng nhanh nhất có thể kể tên như NVB hay ABB.

Dựa trên việc giãn nợ của Thông tư 02 thì mức đỉnh của nợ xấu sẽ có thể đạt đỉnh trong quý 3 và quý 4 sắp tới khi nợ quá hạn trong giai đoạn này có thể chuyển thành nợ xấu trong giai đoạn sau.

Thùy Linhh

Tệp đính kèm:

Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tại thời điểm cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ngân hàng ở mức 1,92%. Nhưng theo số liệu từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của 27 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), nợ xấu có chiều hướng tăng.

Dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2022 đã tăng đến 35% so với hồi đầu năm, lên trên 136.400 tỷ đồng. Có 13/27 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng lên, 11/27 ngân hàng giảm xuống. Tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2022 của 27 ngân hàng đã tăng gần 0,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2021.

Tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành ngân hàng năm 2024
Nợ xấu “trực chờ” bào mòn lợi nhuận ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của LienVietPostBank tăng từ mức 1,37% lên 1,46%. Còn với TPBank, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ từ 0,82% lên 0,84%. Thậm chí, có ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3% khi kết thúc năm 2022... NCB là ngân hàng tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) trên tổng dư nợ cao.

Là một trong những ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế gần tỷ USD năm qua, song VPBank vẫn khó tránh nợ xấu hợp nhất (gồm công ty con trực thuộc Fe Credit) duy trì ở mức cao 4,73% tại cuối 2022. Nhưng theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của VPBank, tách bạch nợ xấu riêng lẻ của ngân hàng mẹ chỉ 2,19%. Nợ nhóm 4 (nghi ngờ) và 5 (có khả năng mất vốn) cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2022 ở mức 3% nữa là VietBank với tỷ lệ 3,65%. Dù nhờ tổng dư nợ tăng cao nên tỷ lệ năm 2022 đi ngang so với năm 2021, nhưng xét về số dư thì cũng đã tăng 26%.

Công ty Chứng khoán Yuanta nhận định, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu thời gian trả nợ hết hiệu lực; rủi ro từ kinh tế vĩ mô thế giới ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, nợ xấu còn có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt.

Tại Hội nghị tín dụng bất động sản, hàng loạt “ông lớn” trong ngành bất động sản như: Hưng Thịnh Land, Novaland… cho biết, khó khăn đang tác động tiêu cực đến dòng tiền và nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Dù các khoản vay chưa bị chuyển sang nợ xấu, song các DN này lo lắng nếu tình hình không có gì chuyển biến, thì khả năng nhảy nhóm nợ rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, DN kiến nghị NHNN cho phép cơ cấu nợ, tránh tình trạng nhảy nhóm nợ.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, dù cơ bản kiểm soát được nợ xấu, nhưng vẫn lưu ý về nguy cơ nợ xấu tăng trong năm 2023. Hiện chỉ còn số ít ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%, có thể kể đến Vietcombank, MB, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank.

Trước kịch bản nợ xấu gia tăng, nhiều ngân hàng đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, lợi nhuận cao thường có nhiều dư địa để trích lập dự phòng, giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, điển hình như Vietcombank, BIDV, VietinBank…

Theo nhận định của SSI, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với bài toán chất lượng tài sản trong thời gian tới, trong đó áp lực nợ xấu tăng và tăng trích lập dự phòng sẽ tương đối lớn. Theo Yuanta Việt Nam, nợ xấu 2023 sẽ tăng lên 1,65% (tăng 10 điểm cơ bản so 2022). Do đó, chi phí dự phòng sẽ tăng lên, nhất là tại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) thấp.

Dè dặt kế hoạch kinh doanh 2023

Hiện việc thu hồi xử lý nợ xấu qua thanh lý tài sản bảo đảm đang rất chậm do thanh khoản thị trường bất động sản sụt giảm, tài sản rao bán dù giảm giá mạnh mà vẫn không tìm được người mua. Các ngân hàng kiên trì đấu giá các tài sản dù phải điều chỉnh giá rất nhiều lần, thậm chí phải “cắt lỗ” khoản nợ để sớm thu hồi vốn.

Trưởng phòng Khối Phân tích định chế tài chính thuộc FiinGroup Trần Kiều Oanh cho rằng, rủi ro đặc biệt hiện hữu và tăng lên xuất phát từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, lĩnh vực đóng góp tới 21% dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, chưa tính đến khoảng 4% dư nợ trái phiếu sở hữu ngoài hệ thống tín dụng. Nợ xấu liên quan đến bất động sản chiếm xấp xỉ 20% tổng quy mô nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng, nên sự suy yếu của thị trường bất động sản sẽ gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2023.

Thời điểm này, các ngân hàng đang rục rịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên. Theo tài liệu dự kiến trình cổ đông, các ngân hàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng khá thận trọng, với dự báo lợi nhuận tăng thấp.

Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.400 tỷ đồng, chỉ tăng 5-6% so với kết quả đạt được trong năm 2022. Tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của VIB, ngân hàng này hạ dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 32% năm 2022 xuống 15% năm nay, tương đương mức lãi trước thuế kế hoạch 12.200 tỷ đồng.

Năm 2022 vừa qua, lợi nhuận toàn ngành tăng khoảng 33% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo về mức tăng trưởng toàn ngành năm nay, các chuyên gia, công ty chứng khoán đều đưa ra con số tăng trưởng thận trọng, trong khoảng 10-15% so với năm 2022. Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ giảm tốc trong năm 2023, dự báo sẽ đạt 10-11% trong năm 2023-2024. Chứng khoán Vietcombank dự báo lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ giảm tốc trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10%, trong đó có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.

Năm 2023, thị trường dự báo có khó khăn nhất định khi tín dụng được dự báo tăng thấp hơn và áp lực biên lãi thuần (NIM) thu hẹp; một số dịch vụ vốn mang lại nguồn thu lớn cho ngành ngân hàng các năm trước, năm nay sẽ giảm tốc (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, hoạt động trái phiếu chậm lại)… Đặc biệt, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được dự báo sẽ tăng lên đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng lợi nhuận ngân hàng trong năm nay. (Chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh)