Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ sản xuất là

3. Phân biệt giữa hoạt động dịch vụ với hoạt động của các ngành sản xuất vật chất khác

Có thể phân biệt hoạt động dịch vụ với hoạt động của các ngành sản xuất theo ba tiêu thức sau:

Một là, hoạt động của các ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm vật chất, các sản phẩm này có các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể xác định được. Trong khi đó, hoạt động dịch vụ thì không thể xác định cụ thể bằng cac tiêu chuẩn kỹ thuật, bằng những chỉ tiêu chất lượng hay được lượng hóa một cách rõ ràng. Sản phẩm dịch vụ là sản phẩm khó đánh giá chất lượng bởi vì chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người cung ứng dịcu vụ, người mua và thời điểm mua bán dịch vụ. Người được phục vụ chỉ có thể đánh giá các sản phẩm dịch vụ bằng cảm giác hay quan niệm là tốt hay x6áu dựa trên cơ sở cảm nhận của họ thông qua thực tế được phục vụ.

Hai là, hoạt động sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm vật chất, các sản phẩm này có thể được lưu trữ trong kho hay có thể đem bán bằng cách vận chuyển đến các nơi khác để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng thông qua sự điều tiết của qui luật cung cầu. Hoạt động dịch vụ tạo ra sản phẩm dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời nên sản phẩm dịch vụ không thể được lưu trữ trong kho để chờ đợi nhu cầu thị trường như sản phẩm vật chất. Hoạt động dịch vụ thường xuất hiện ở các địa điểm và thời gian có nhu cầu cần phải đáp ứng kịp thời.

Ba là, hoạt động sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm vật chất có chất lượng cao, tạo uy tín chho các hãng sản xuất hay kinh doanh. Khách hàng có thể dựa vào nhãn hiệu, ký hiệu sản phẩm của hãng đó để lựa chọn sản phẩm, đôi khi không cần biết đến người sản xuất hay chủ hãng. Hưng sản phẩm của hoạt động dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tiếp xúc, vào sự tác động qua lại giữa nhà cung ứng và người được phục vụ, ấn tượng đọng lại đối với người được phục vụ là quan hệ giao tiếp, là sự đáp ứng kịp thời những nhu cầu về những dịch vụ và người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng.

Nói chung, hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất dịch vụ có những điểm khác biệt nêu trên. Tuy nhiên, việc phân ranh giới một cách quá cứng nhắc sẽ dễ dẫn đến sai lầm. Chẳng hạn trong hoạt động dịch vụ cũng có thể tạo ra những sản phẩm vật chất của mình ví dụ như.

Những đặc điểm trên đã tạo ra những nét đặc thù cho các doanh nghiệp dịch vụ, trong đó yếu tố con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Qui mô sản xuất ngày một lớn, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh và các mối quan hệ giao dịch thương mại ngày càng phát triển thì càng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho hoạt động dịch vụ.

4. Phân loại dịch vụ

Dịch vụ là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú. Theo đà phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự tiến bộ của văn minh nhân loại, dịch vụ phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần, lĩnh vực quản lý cũng như các công việc có tinh chất riêng tư. Do vậy mà có nhiều cách phân loại dịch vụ theo các tiêu thức khác nhau:

4.1. Phân loại dịch vụ theo chủ thể thực hiện:

Nếu phân loại dịch vụ theo chủ thể thực hiện thì có thể chia dịch vụ thành các loại như sau:

-                     Chủ thể là Nhà nước: chủ yếu thực hiện các dịch vụ công ích như y tế, giáo dục, đào tạo, an ninh, bưu điện, quỹ tín dụng, hậu cần quân đội, hành chính pháp lý.

-                     Chủ thể là các tổ chức xã hội: thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏa cộng đồng, nâng cao dân trí, khuyến nông, các hoạt động của các tổ chức từ thiện.

-                     Chủ thể là các đơn vị kinh doanh: thực hiện cà dịch vụ ngân hàng, khách sạn, hàng không, bảo hiểm, tư vấn, bất động sản.

Nội dung các dịch vụ có thể chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Có dịch vụ có thể do nhiều chủ thể cùng thực hiện. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ có thể có chủ thể làcông ty nhà nước, công ty tư nhân hay có thể là hộ gia đình. Nhưng về nguyên tắc: dịch vụ do các đơn vị kinh doanh luôn hướng đến lợi ích kinh tế, còn dịch vụ do Nhà nước hay các tổ chức xã hội  thực hiện luôn hướng đến lợi ích xã hội.

4.2. Phân loại dịch vụ theo quá trình mua bán hàng hoá:

Nếu phân loại dịch vụ theo quá trình mua bán hàng hóa thì có thể chia dịch vụ thành 3 hình thức:

-                     Các hình thức dịch vụ trước khi bán hàng: Ngày nay các hình thức dịch vụ này đang phổ biến rộng rãi. Các dịch vụ này thường đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu thụ hàng hoá. Ðối với bất kỳ dịch vụ nào thì khâu bán hàng đều rất quan trọng, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy để đảm bảo khâu bán hàng được tốt thì yêu cầu phải có các dịch vụ kèm theo nó như các dịch vụ về thông tin, quảng cáo giới thiệu, chào hàng, về loại hàng hóa và dịch vụ kèm theo: các dịch vụ về triển lãm hàng hóa tại các hội chợ, triển lãm phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm

-                     Các hình thức dịch vụ trong khi bán hàng: Loại hình này được thực hiện giúp cho khác hàng được sử dụng thuận tiện hơn hàng hóa mà họ mua và thực hiện các yêu cầu khác chẳng hạn vận chuyển.do vậy đây là loại hình dịch vụ rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó bao gồm giới thiệu hàng hoá, tính năng, tác dụng của sản phẩm, hướng dẫm chọn lựa, sử dụng, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, ký kết hợp đồg, thanh toán tiền hàng, bốc xếp và giao hàng một cách nhanh gọn, kịp thời, giảm thời gian chờ đợi của khác hàng và phương tiện vận chuyển.

-                     Các hình thức dịch vụ sau khi bán hàng: Ngày nay sự cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn, không chỉ các hình thức dịch vụ trước và trong khi bán hàng mà cả loại hình dịch vụ sau khi bán hàng đang đựoc các nhà cung cấp dịch vụ xem như một loại vũ khí bí mật trong kinh doanh. Sau khi khách hàng mua hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ như lắp đặt sản phẩm tại nơi sử dụng, hướng dẫn sử dụng, đưa ra các ý kiến về các giải pháp kỹ thuật trong sử dụng. Dịch vụ thu mua hàng cũ, sửa chữa, bán phụ tùng và thay thế các thiết bị của sản phẩm khônh đạt yêu cầu của khách hàng như bảo hành, bảo trì sản phẩm, dịch vụ gia công tái chế..

4.3. Phân loại dịch vụ theo những đặc điểm khác nhau:

Thứ nhất, phân theo nguồn gốc của dịch vụ: dịch vụ có nguồn gốc là con người hay thiết bị máy móc? Trong số dịch vụ có nguồn gốc là con người, có dịch vụ có năng lực chuyên nghiệp [kế toán, tư vấn hay quản lý…] hay chuyên gia lành nghề [sửa chữa máy móc, thiết bị…] hay nhân lực không có tay nghề [quét dọn…]. Những dịch vụ có nguồn gốc là máy móc bao gồm: những dịch vụ cần máy móc tự động [máy bán hàng tự động, máy chùi rửa xe tự động…] hay những thiết bị cần sự điều khiển của chuyên gia có trình độ cao [máy bay, máy vi tính...]. Ngay trong cùng một ngành dịch vụ cụ thể, những nhà cung ứng khác nhau có thể sử dụng những số lượng thiết bị khác nhau.

Thứ hai, khách hàng phải nhất thiết có mặt khi cung ứng dịch vụ cho họ hay không? Nếu sự có mặt của khách hàng là bắt buộc thì nhà cung ứng phải chú ý đến những yêu cầu của khách hàng đó.

Thứ ba, động cơ mua dịch vụ của khách hàng là gì? Dịch vụ có tác dụng thoả mãn nhu cầu cá nhân hay không [dịch vụ cá nhân] hay thoả mãn nhu cầu nghề nghiệp [dịch vụ công việc]? Thông thường, chi phí cho dịch vụ tiêu dùng cá nhân và dịch vụ nghề nghiệp rất khác nhau. Ðộng cơ bán của người cung ứng dịch vụ [hoạt động thương mại hay phi thuơng mại]  và hình thức cung ứng dịch vụ [phuc vụ cá nhân hay phục vụ cộng đồng] như thế nào? Kết hợp hai đặc điểm này sẽ có những kiểu tổ chức phục vụ rất khác nhau

Thứ tư, các dịch vụ khác hau về mục tiêu của nó [lợi nhuận hay phi lợi nhuận] và quyền sở hữ [tư nhân hay công cộng], hai đặc điểm này khi giao nhau cũng tạo ra các kiểu tổ chức dịch vụ hoàn toàn khác nhau

4.4. Phân loại theo công dụng dịch vụ:

Có hai loại dịch vụ: dịch vụ đầu vào sản xuất và dịch vụ tiêu dùng. Dịch vụ đầu vào sản xuất là những dịch vụ chủ yếu được sử dụng với tư  cách là đầu vào của các quá trình sản xuất ở các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, tài chính, vận tải... Trong khi đó, dịch vụ tiêu dùng là những dịch vụ chủ yếu được cung cấp cho người sử dụng cuối cùng như giáo dục, y tế, nghe nhìn, du lịch...

4.5. Phân loại theo lĩnh vực dịch vụ:

Xuất phát từ đặc thù của mỗi ngành dịch vụ, người ta chia dịch vụ thành các nhóm ngành sau [1] dịch vụ kinh doanh, [2] dịch vụ thông tin liên lạc, [3] dịch vụ xây dựng và kỹ thuật có liên quan, [4] dịch vụ phân phối, [5] dịch vụ giáo dục, [6] dịch vụ môi trường, [7] dịch vụ tài chính, [8] dịch vụ y tế, [9] dịch vụ du lịch, [10] dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao và [11] các dịch vụ khác.

5. Vị trí của dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân

Dịch vụ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân là một khối thống nhất với hai bộ phận hợp nhất chủ yếu là các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ. Với một tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm nội địa [GDP], dịch vụ đã, đang và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trên cả hai chỉ tiêu cơ cấu trong tổng lực lượng lao động xã hội và tỷ trọng trong cơ cấu GDP. Như chúng ta có thể thấy trong bảng dưới đây, khu vực dịch chiếm ít nhất là trên 40% cơ cấu GDP đối với các nhóm nước kém phát triển, nước nghèo và trên 60% tại những nhóm nước có mức thu nhập trung bình cao trở lên, đối với nhóm G7, dịch vụ chiếm khoảng 70% cơ cấu GDP và xét trên toàn thế giới thì khu vực dịch vụ năm 1999 chiếm hơn 60% cơ cấu GDP và tỷ trọng này ngày càng có xu hướng gia tăng. Dịch vụ có quan hệ tương hỗ với các khu vực kinh tế khác [công nghiệp, nông nghiệp]: một mặt, dịch vụ phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành sản xuất; mặt khác, nó được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân. Sự phát triển của hệ thống các ngành dịch vụ không phải là mục đích tự thân, nó luôn được đặt trong quan hệ hữu cơ với các bộ phận khác trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Dịch vụ được xem là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng. Các ngành sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ phát triển trong sự thúc đẩy lẫn nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu xã hội ngày càng cao sẽ làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển hài hoà, vững bền.

Bảng 1: Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP [%]

Các nhóm quốc gia

1960

1970

1980

1990

2000

Đông Á và Thái Bình Dương

38,1

34,6

33,0

39,8

41,4

Châu Âu và Trung Á

n.a

n.a

n.a

39,5

56,5

Khu vực đồng tiền chung Châu Âu

n.a

n.a

56,8

62,4

68,3

Các nước nghèo mắc nợ nhiều

n.a

n.a

43,8

42,3

43,3

Thu nhập cao ngoài khối OECD

n.a

n.a

50,5

59,2

70,1*

Mỹ Latinh và Caribê

n.a

50,6

49,6

55,3

64,0

Các nước kém phát triển

n.a

39,5

39,8

42,3

44,1

Thu nhập thấp và trung bình

n.a

42,4

41,5

46,2

53,5

Thu nhập thấp

35,8

36,9

37,9

40,6

44,0

Thu nhập trung bình thấp

n.a

34,9

33,8

39,1

45,3

Trung Đông và Bắc Phi

n.a

37,6

36,5

46,7

n.a

Thu nhập trung bình

n.a

43,3

42,2

47,3

55,3

Nam Á

36,6

35,3

38,2

42,8

48,8

Tiều vùng Sahara châu Phi

45,4

49,7

44,2

48,0

53,1

Thu nhập trung bình cao

n.a

47,4

46,5

52,3

62,1

Thế giới

n.a

n.a

52,5

57,0

63,8*

Pháp

59,2

66,5

70,9

Đức

57,0

60,3

67,6

Ý

53,4

62,5

67,6

Nhật

55,9

58,3

66,4*

Anh

55,4

63,3

70,2

Canada

57,7

64,3

n.a

Nguồn: WDI 2002; n.a: dữ liệu không có sẵn; *: dữ liệu năm 1999

Cơ cấu dịch vụ được hình thành do kết quả của quá trình phân công lao động xã hội. Có thể có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu cơ cấu nội tại của khu vực dịch vụ: theo ngành và theo lĩnh vực kinh doanh, theo khu vực thị trường, theo hình thức tổ chức và hình thái kinh doanh, theo thành phần kinh tế.trong đó cơ cấu theo ngành và lĩnh vực kinh doanh có vị trí quan trọng nhất, nếu xét theo mối quan hệ với các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân.

Cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh doanh của dịch vụ phản ảnh cơ cấu và quan hệ cung cầu hàng hóa - dịch vụ trên thị trường. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhu cầu quyết định cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh doanh của dịch vụ.  Cơ cấu ấy được hình thành và điều chỉnh qua trạng thái cân bằng động của quan hệ cung cầu trên thị trường và các nhân tố về sự phát triển và trình độ tổ chức các quan hệ kinh tế - xã hội của quốc gia và mỗi vùng lãnh thổ. Cơ cấu hợp lý của thương mại - dịch vụ phản ảnh trình độ khai thác lợi thế so sánh của từng vùng và của quốc gia trong quan hệ giao lưu, trao đổi hàng hóa, khai thác lợi thế trên từng loại thị trường trong cơ cấu thị trường xã hội.

[còn nữa]

ThS.Cao Minh Nghĩa - VKT

Video liên quan

Chủ Đề