Ức chế hình thành tiểu cầu viết tắt là gì năm 2024

Xét nghiệm PLT là xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm PLT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán một số căn bệnh về rối loạn đông máu, ung thư máu, u tủy xương...

1. Xét nghiệm PLT là gì?

PLT là viết tắt của cụm từ Platelet Count có nghĩa là đếm tiểu cầu. Xét nghiệm PLT là xét nghiệm tiểu cầu, đếm số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu.

Ở người bình thường, chỉ số xét nghiệm PLT dao động ở mức 150-400 G/L. Trung bình chỉ số này thường ở mức 200 G/L tức là trong 1 lít máu sẽ có 200 hoặc từ 150-400 tỷ tế bào tiểu cầu.

2. Khi nào cần xét nghiệm PLT và quy trình xét nghiệm PLT

Khi bệnh nhân bị chảy máu mà không rõ nguyên nhân, có các vết bầm trên cơ thể hoặc chảy máu ở các vết thương nhỏ nhưng không cầm được máu, bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm PLT.

Ngoài ra, đối với các bệnh nhân mắc một số căn bệnh sau cũng sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm PLT:

  • Người bệnh bị xuất huyết dạ dày hay các bệnh xuất huyết mãn tính

Bệnh nhân xuất huyết dạ dày được chỉ định xét nghiệm PLT

  • Người mắc các bệnh như u tủy xương, ung thư máu, lupus
  • Người mắc các bệnh lý về thận
  • Người bệnh điều trị xạ trị hay hóa trị
  • Bệnh nhân dùng các thuốc như digoxin, sulfa, valium, nitroglycerine, quinidine...

3. Quy trình xét nghiệm PTL

Quy trình xét nghiệm PTL gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân liệt kê các vấn đề gặp phải, bác sĩ thăm khám sơ bộ và chỉ định làm xét nghiệm
  • Bước 2: Xét nghiệm PLT cũng giống như các xét nghiệm máu thông thường khác, máu được lấy ra từ tĩnh mạch phía bên trong khuỷu tay bằng kim tiêm
  • Bước 3: Đưa mẫu xét nghiệm vào máy xét nghiệm chuyên dụng
  • Bước 4: Nhận kết quả và bác sĩ đưa ra kết luận

Chỉ số PLT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán một số căn bệnh về đông máu.

Chỉ số LPT giúp chẩn đoán một số bệnh về đông máu

4.1 Đối với bệnh nhân có chỉ số PLT thấp

Tức là chỉ số này nhỏ hơn 150 G/L thì bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn đông máu, tức là chỉ cần một vết thương rất nhỏ, bệnh nhân có thể mất nhiều máu hơn so với người bình thường, nghiêm trọng hơn nữa bệnh nhân có thể bị chảy máu tự phát. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu bệnh nhân bị tai nạn chảy máu, máu sẽ không tự đông được và có khả năng tử vong do mất máu quá nhiều.

Nguyên nhân gây giảm chỉ số PLT là do ức chế hoặc thay thế tủy xương, phì đại lách, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh...

4.2 Đối với chỉ số xét nghiệm PLT cao

Đối với chỉ số xét nghiệm PLT cao hơn mức bình thường, từ 450 G/L, lúc này tiểu cầu sẽ kết dính với nhau, tạo thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở máu lưu thông, gây đột quỵ. Những cục máu đông này có thể làm tắc nghẽn máu trong tim, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân dẫn đến tăng chỉ số PLT là do các bệnh viêm, xơ hóa tủy xương, phẫu thuật cắt bỏ lá lách, rối loạn tăng sinh tủy xương...

Giá trị của chỉ số PLT của mỗi người sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và thiết bị xét nghiệm. Vì vậy để xác định cơ thể khỏe mạnh, người bệnh nên đi kiểm tra thường xuyên, để kịp thời phát hiện ra nguyên nhân thay đổi chỉ số PLT để điều trị kịp thời.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải đáp, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • Chỉ số xét nghiệm PLT 60/150 có phẫu thuật dây chằng ở chân được không?
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch: Những điều cần biết
  • Đánh giá chức năng và xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Văn Phong - Bác sĩ Nội và Can thiệp Tim mạch, Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch.

Huyết khối gây tắc stent mạch vành là một trong những nguy cơ thường gặp sau khi đặt stent. Dùng thuốc chống tập kết tiểu cầu theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ hạn chế tới mức tối đa nguy cơ này.

Đặt stent mạch vành là một trong những tiến bộ lớn trong lĩnh vực tim mạch can thiệp, giúp giảm tỷ lệ tái hẹp và tắc mạch máu sau khi thực hiện nong mạch vành bằng bóng. Tuy nhiên, bản chất của kỹ thuật này là đặt một khung kim loại [stent] trong lòng mạch nên stent sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông rất có thể sẽ dẫn đến tắc lại stent.

Tần suất huyết khối gây tắc lại stent vào khoảng 0,5 - 2% và là một biến chứng nặng sau can thiệp mạch vành, làm tăng nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 45%.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành huyết khối sau đặt stent mạch vành:

  • Chậm hình thành lớp nội mạc mạch máu láng phủ trong lòng stent;
  • Đáp ứng viêm với chất liệu làm stent;
  • Phản ứng quá mẫn với vật liệu làm stent.

Huyết khối tắc lại stent làm tăng nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim

2. Vai trò của thuốc chống ngưng tập tiểu cầu phòng huyết khối gây tắc lại stent mạch vành

Tìm hiểu các thuốc chống kết tập tiểu cầu trong điều trị bệnh mạch vành nhằm phòng ngừa huyết khối gây tắc stent mạch vành.

2.1 Các thuốc chống kết tập tiểu cầu

Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu, ức chế quá trình hình thành huyết khối. Các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu thường được sử dụng là:

  • Aspirin: là thuốc chống kết tập tiểu cầu phổ thông. Sử dụng aspirin với một thuốc ức chế receptor P2Y12 đang là liệu pháp được áp dụng khá rộng rãi;
  • Thuốc ức chế receptor P2Y12: gồm clopidogrel, prasugrel và ticagrelor. Chi tiết về các loại thuốc như sau:
    • Clopidogrel: là hoạt chất ức chế P2Y12 được nghiên cứu nhiều nhất. Aspirin và Clopidogrel được sử dụng nhiều để dự phòng huyết khối trong stent sau can thiệp mạch vành. Tuy nhiên, có khoảng 15 - 48% người bệnh kém đáp ứng với Clopidogrel;
    • Prasugrel: có thể khởi phát tác dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn so với Clopidogrel. Tuy nhiên, loại thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu;
    • Ticagrelor: có hiệu lực ức chế tiểu cầu mạnh hơn, ổn định hơn so với Clopidogrel.

2.2. Vai trò của các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu dự phòng huyết khối

Để dự phòng huyết khối trong stent, cần:

  • Can thiệp mạch vành một cách tối ưu: đặt stent bao phủ hết tổn thương, đặt stent áp sát thành mạch vành, không còn tình trạng hẹp tồn lưu hay bóc tách mạch vành ở rìa stent. Ở những trường hợp nghi ngờ kết quả stent chưa tối ưu, siêu âm trong lòng mạch sẽ đóng vai trò quan trọng;
  • Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép trước can thiệp mạch vành và duy trì các loại thuốc này sau can thiệp.

Can thiệp mạch vành một cách tối ưu để phòng huyết khối trong stent

Liệu pháp uống thuốc sau đặt stent mạch vành, đặc biệt là thuốc chống kết tập tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ huyết khối gây tắc lại stent. Cụ thể, các bệnh nhân được can thiệp mạch vành cần được dùng phối hợp aspirin với một thuốc chống kết tập tiểu cầu thuộc nhóm ức chế P2Y12 ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm sau can thiệp nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.

3. Khuyến cáo dùng thuốc sau đặt stent mạch vành

3.1. Thời gian sử dụng thuốc

  • Thời gian sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép [nếu không có tiền sử chảy máu nặng, không cần dùng thuốc chống đông] là 12 tháng;
  • Với bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao hoặc cần ngừng thuốc sớm thì thời gian dùng thuốc vẫn phải ít nhất là 30 ngày [ với người đặt stent thường] và 6 tháng [người đặt stent phủ thuốc].

3.2. Các trường hợp dùng thuốc kéo dài

Dùng thuốc kéo dài đặc biệt khuyến cáo cho các trường hợp:

  • Bệnh nhân sau can thiệp mạch vành phức tạp [can thiệp cầu nối tĩnh mạch hiển, can thiệp tổn thương vị trí chia đôi, thân chung động mạch vành trái hoặc các tổn thương kéo dài];
  • Bệnh nhân có kết quả can thiệp chưa tối ưu [stent mạch vành không phủ hết tổn thương, còn tình trạng hẹp tồn lưu];
  • Bệnh nhân được đặt stent phủ thuốc thế hệ đầu;
  • Bệnh nhân có tiền sử cục máu đông gây tắc lại stent hoặc từng gặp biến cố tắc mạch trong vòng 12 tháng [dù đã dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép].

Cần lưu ý, những người có tiền sử bị hen, đang bị loét dạ dày - tá tràng, người có nguy cơ chảy máu, suy thận, suy gan, phụ nữ có thai,... cần thận trọng khi sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.

Thời gian sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép thông thường là 12 tháng

Huyết khối gây tắc lại stent mạch vành là một biến chứng ít gặp nhưng có tỷ lệ tái nhồi máu cơ tim và tử vong cao. Để dự phòng biến chứng này, cần tối ưu hóa quá trình can thiệp và duy trì liệu pháp dùng thuốc chống tập kết tiểu cầu kéo dài sau thủ thuật. Bên cạnh đó, lựa chọn một cơ sở y tế uy tín tốt, cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn cũng rất quan trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Bệnh mạch vành: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị ở Vinmec
  • Phụ nữ bị đột biến gen MTHFR 1298 AC có thai 4 tuần phải làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim không st chênh lên là gì?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề